2.4. NHỮNG THỜI CƠ, THUẬN LỢI; KHÓ KHĂN VÀ THÁCH
2.4.2. Những khó khăn và thách thức:
Những khó khăn:
M&A ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh các thuận lợi để có thể phát triển hơn nữa nhằm hướng đến một thị trường chun nghiệp, cịn có khơng ít những vấn đề khó khăn phải giải quyết.
* Thiếu cơ sở pháp luật: Hiện cở sở pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam
được quy định chủ yếu trong bốn Luật: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và Luật Cạnh tranh. Việc ra đời các luật và nghị định về kinh doanh như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2006 và Luật Chứng khoán 2007 giúp cho thị trường tài chính nói chung và thị trường M&A nói riêng trở nên minh bạch hơn, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nội dung của các văn bản này cũng cịn nhiều thiếu sót, có thể là do sự nhận thức về M&A còn chưa sâu, chưa đầy đủ của các nhà làm luật nên ít nhiều cũng gây khó khăn cho hoạt động M&A của các doanh nghiệp trong nước. Có thể khẳng định hành lang pháp lý cho hoạt động M&A của Việt Nam cũng đã cơ bản được hình thành, nhưng thực tiễn áp dụng luật cũng cho thấy nhiều bất cập, chưa thực sự là động lực thúc đẩy các giao dịch M&A. * Không định giá đƣợc chính xác ngân hàng: Có rất nhiều phương pháp định giá để áp dụng nhưng chắc chắn là chưa có phương pháp nào định giá chính xác tuyệt đối giá trị ngân hàng; nguyên nhân một phần là do tính minh bạch trong các báo cáo tài chính ngân hàng ở Việt Nam còn chưa cao và hơn nữa là các tài sản vơ hình (chiếm phần lớn trong tổng giá trị ngân hàng) rất khó để định thành con số. Vì vậy, việc xác định giá trị giao dịch cho thương vụ M&A ngân hàng sẽ là một quá trình thương lượng lâu dài và phức tạp. Và các ngân hàng Việt Nam với kiến thức M&A
chưa sâu sắc có thể là nguyên nhân dẫn đến những bất lợi trong việc thống nhất giá trị thương vụ Khi sáp nhập, các khoản nợ bị tăng đột biến trong bối cảnh quy mô quá lớn khiến nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp "hoa mắt" và đàm phán M&A đổ vỡ. Hơn nữa bên mua cũng thường nhân cơ hội tình hình kinh tế, thị trường tài chính gặp khó khăn để mua được doanh nghiệp với giá rẻ như thương vụ bán cổ phần của Ngân hàng An Bình (ABBank) cho Maybank (Malaysia). Ban đầu, giá bán 15% cổ phần của ABBank được thỏa thuận là 124,6 triệu USD, nhưng khi thị trường tài chính gặp khó khăn, giá trị xuống cịn 94,7 triệu USD.
* Tính minh bạch: Trong hoạt động M&A, các loại thơng tin cần có như thơng tin
về giá cả cổ phiếu của ngân hàng, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, thương hiệu, thị phần, quản trị… Các thông tin này rất quan trọng đối với cả bên mua lẫn bên bán. Nếu các thông tin này không được kiểm soát chặt chẽ về tính minh bạch thì khơng chỉ gây thiệt hại cho cả hai bên đối tác tham gia mà cịn có thể ảnh hưởng đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khốn...
Hiện tại các bên mua - bán dường như phải chủ yếu dựa vào nguồn thông tin được cung cấp bởi công ty môi giới, điều này làm tăng mức độ rủi ro, giảm khả năng thành công đối với các giao dịch M&A. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc thiếu sự kiểm sốt thơng tin của ngân hàng từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, khi đó hoạt động M&A sẽ trở nên khó khăn hơn, bởi ngân hàng bên mua gặp sẽ rất nhiều trở ngại trong việc định giá đối tác của mình do tính minh bạch trong các báo cáo tài chính, kể cả các báo cáo đã được kiểm tốn cịn chưa cao. Rất hiếm ngân hàng thừa nhận khó khăn của mình trong báo cáo tài chính, thơng thường các ngân hàng thường đánh bóng lại trước khi rao bán, họ làm đẹp báo cáo tài chính, giảm chi phí khấu hao, giấu nợ xấu, tăng lợi nhuận ảo... Do đó, việc mua nhầm là việc hồn tồn có thể xảy ra.
* Yếu tố con ngƣời và nguồn nhân lực: M&A là một nghiệp vụ tài chính hết sức phức tạp, một thương vụ thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm và cần có sự tham gia của các đơn vị chun mơn: tài chính, kiểm tốn, pháp lý… cộng với một đơn vị điều phối tổng thể chuyên nghiệp. Vì vậy, ngồi hạn chế về khung pháp lý thì nguồn nhân lực của thị trường M&A Việt Nam cũng đang thiếu hụt rất lớn. Hơn nữa, đây là
một ngành mới, lại phải chịu sự cạnh tranh của nhiều công ty được thành lập trong cùng một lĩnh vực và kể cả các lĩnh vực khác nên sự cạnh tranh càng khốc liệt. Nguồn nhân lực có trình độ và chun mơn cao thực sự là khan hiếm.
* Xung đột ở quản trị cấp cao: Nguyên nhân của vấn đề này là do khơng có sự công bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên, do bất đồng về chính sách quản lý, chiến lược kinh doanh... trong quá trình đàm phán và kể cả lúc thực hiện hợp đồng. Chính sự khơng hịa hợp này sẽ gây những bất hịa trong q trình thực hiện M&A, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh sau này không suôn sẽ và thuận lợi, thậm chí thua lỗ... và kết quả là thương vụ M&A thất bại.
* Bất ổn về nhân sự, mâu thuẫn về văn hóa hai bên: Khơng chỉ đối với ngân hàng
mà với tất cả các doanh nghiệp: nhân sự và văn hóa tổ chức là vấn đề đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Văn hóa tổ chức sẽ khơng thể nào đồng nhất giữa các bên, do đó dễ nãy sinh nhiều mâu thuẫn sau khi kết hợp. Và có thể cũng từ đó cùng với các xáo trộn sau M&A, một số nhân viên sẽ bất mãn và ra đi... dẫn đến sự chảy máu chất xám và mất cân bằng trong nguồn nhân lực của ngân hàng.
Những thách thức:
Hoạt động M&A đã đạt được cấp độ chưa từng thấy trong suốt thời gian qua. M&A hiện đang là chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp được các nhà lãnh đạo tin dùng. Hoạt động M&A giúp các ngân hàng tối đa hóa giá trị và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Nhưng mặt khác, hoạt động M&A cũng luôn tiềm ẩn những thách thức to lớn. Bởi khi hai ngân hàng cùng về sống dưới một mái nhà chung thì ngồi những giá trị cộng hưởng to lớn đạt được, có thể có được thì những bất đồng, xung đột mới thực sự bắt đầu nảy sinh và trong nhiều trường hợp thì đây lại là lý do chính dẫn tới sự thất bại của rất nhiều thương vụ M&A.
Thách thức lớn nhất có thể cản trở tham vọng mua bán sáp nhập của họ là các
yếu tố: xung đột, văn hố khơng tương thích và đặc biệt là sự thay đổi bất ngờ của chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ ở các nước. Khi hai ngân hàng ở hai mơi trường, có những nét văn hóa, thói quen hành xử, sự giao tiếp khác nhau về cùng sống dưới
một mái nhà, phải nói cùng một thứ ngơn ngữ, hướng tới cùng một giá trị là điều rất phức tạp và cần thời gian cho sự hòa hợp này.
Việc tránh xung đột về văn hóa là một trong những quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt là các giám đốc nhân sự trong các thương vụ M&A toàn cầu ngày nay. Do đó, trước khi tiến hành các thương vụ M&A, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về văn hóa của ngân hàng mục tiêu mà mình định thơn tính hay sáp nhập là một điều vơ cùng quan trọng và cần thiết nếu khơng muốn có một sự thất bại lớn khi thời gian sáp nhập chưa được là bao. Ngoài thách thức nêu trên, hoạt động M&A Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay còn gặp một số thách thức khác:
Thách thức đến từ hệ thống luật: Hoạt động M&A vẫn còn đang được quy
định rải rác ở các luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, hơn nữa mới chỉ quy định một cách chung chung, chứ chưa có hệ thống chi tiết. Điều này vừa làm cho các chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện, vừa làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước khó kiểm sốt các hoạt động M&A.
Thách thức đến từ bên mua – bán: Thực tế có nhiều ngân hàng muốn mua và
cũng có khơng ít ngân hàng muốn bán nhưng phần nhiều trong số họ khơng có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, cũng như không biết được sau M&A sẽ như thế nào? Họ khơng thể tự mình tìm kiếm đối tác phù hợp. Hơn thế nữa, cịn có tâm lý khơng chịu cởi mở, bên bán thường e ngại cung cấp thông tin. Điều này một phần cũng do sự phát triển của các cầu nối cho bên mua và bên bán chưa mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng.
Thách thức đến từ bên trung gian: Hiện nay có khá nhiều các cơng ty chứng
khốn, tư vấn tài chính, kiểm tốn tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A. Tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nhân sự, tính chun nghiệp, cơ sở dữ liệu, thơng tin... nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một thị trường để các bên mua - bán gặp nhau. Mặc dù M&A là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển nhưng nếu không giải quyết các thách thức nêu trên thì hoạt động M&A Ngân hàng sẽ bị hạn chế, thậm chí là kéo tụt sự phát triển của hoạt động này trong ngắn hạn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu bức tranh tổng quát về thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam; tình hình sáp nhập, hợp nhất và mua lại cũng như những thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức đối với hoạt động M&A của NHTM Việt Nam trong thời gian qua.
Thị trường M&A Việt Nam nói chung và hoạt động M&A ngân hàng nói riêng đang dần sơi động và hướng đến một thị trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nó đang ở giai đoạn bắt đầu, nên hầu hết các chủ thể tham gia chỉ mới đề cập tới tiền M&A, đến việc làm sao thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này mà chưa có sự quan tâm cần thiết đến kết quả của thương vụ M&A trong khi đây mới là mục đích chính của họ. Có rất nhiều vấn đề thời “hậu M&A” làm cho hai bên khơng đạt được những lợi ích mà họ kỳ vọng.
Mục tiêu của việc sáp nhập là nhằm tăng hiệu suất nhờ quy mô lớn và chiếm lĩnh thị phần. Nhưng không nhiều thương vụ thành công và đạt được mục tiêu trong thực tế, chủ yếu là do việc kết hợp không hiệu quả chứ không phải do bản thân nó khơng có triển vọng.
Như vậy, làm cách nào để hỗ trợ cho các thương vụ M&A ngân hàng được thành công mỹ mãn tận dụng được lợi ích cộng hưởng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thị trường M&A ngân hàng Việt Nam trong thời gian sắp tới, tất cả sẽ được trình bày trong phần chương 3.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MUA BÁN, SÁP NHẬP VÀ HỢP NHẤT NGÂN HÀNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM