Kế hoạch tuyển sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kế toán quản trị tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật lâm đồng (Trang 43 - 69)

ĐVT: HSSV Năm học Chỉ tiêu Thực tế Tỷ lệ % 2010 - 2011 1550 1150 74,2 2011 - 2012 1440 1005 70 2012 - 2013 1360 803 59 (Nguồn: Phịng Cơng tác HSSV)

 Về chương trình đào tạo và tài liệu học tập:

Nội dung đào tạo một phần dựa vào chương trình khung của Bộ GD & ĐT, một phần nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo và cấp đào tạo. Mục tiêu đào tạo phải xác với mục tiêu của thực tiễn, phù hợp với tiến bộ khoa học cơng nghệ. Chương trình đào tạo theo mỗi ngành học phải cung cấp những kỹ năng cơ bản: kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng tổng hợp, phân tích; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, nghiên cứu; kỹ năng thực hành nghề; kỹ năng viết báo cáo,…Chương trình đào tạo tương đối hợp lý, tuy nhiên việc cung cấp kỹ năng cho sinh viên còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố khách quan.

Tài liệu học tập hiện nay là giáo trình chung do Bộ GD & ĐT ban hành, bài giảng do giảng viên biên soạn, tài liệu tham khảo và sách báo, tạp chí chuyên ngành. Nhà trường đầu tư nhiều đầu sách nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cho toàn bộ sinh viên, học sinh của nhà trường. Phần đấu đến năm 2015 biên soạn xong chương trình học cho các ngành học và cấp học.

 Về công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên:

Hoạt động quản lý được tiến hành từ khi sinh viên, học sinh bắt đầu vào trường cho đến khi tốt nghiệp. Khi vào trường, nhà trường tổ chức buổi truyền đạt nội quy, quy chế, đạo đức, ý thức tổ chức, kỷ luật, hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường,…Trong suốt thời gian học, kết hợp với gia đình để nâng cao hiệu quả

37

công tác quản lý. Cuối mỗi học kỳ đánh giá kết quả rèn luyện. Công tác quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên khá chặt chẽ, tuy nhiên do ý thức một số sinh viên học sinh quá kém nên gây khó khăn trong cơng tác giáo dục.

 Về hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy:

Hình thức đào tạo chính quy hiện nay có hai hệ: trung cấp: 2 năm đối với học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học; 2 năm 3 tháng đối với học sinh thi hỏng tốt nghiệp; 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Hệ cao đẳng: 3 năm và 1,5 năm đối với học sinh liên thông cao đẳng. Ngồi ra nhà trường cịn liên kết các trường Đại học liên thông từ Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học.

Phương pháp giảng dạy chủ yếu: thuyết trình, thảo luận, đàm thoại. Đối với mơn thực hành: trình bày mẫu, quan sát, ghi nhận kết quả,… Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất: phịng thí nghiệm, thực hành, máy chiếu trong các phòng học,… tuy nhiên kết quả không cao do phương pháp dạy học truyền thống còn ảnh hưởng mạnh.

2.1.4. Những ảnh hưởng của môi trường pháp luật đến hoạt động quản lý của trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Lâm Đồng

Môi trường pháp luật là yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, nhân tố này ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của các tổ chức. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách ln là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Vì vậy, việc làm rõ ảnh hưởng của pháp luật đối với trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng là cần thiết để nhà trường có những chính sách kịp thời và hợp lý trong điều hành để phát triển.

 Về công tác tổ chức, quản lý:

Theo điều lệ trường Cao đẳng Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 quy định đối với các phòng, khoa chức năng, việc bổ nhiệm và miễn nhiệm phó phịng, phó khoa nên để Ban giám hiệu quyết định và lấy ý kiến của tất cả nhân sự trong phịng, khoa đó.

Về công tác quản lý từ năm 2006 đến 2012, với sự hỗ trợ của cộng đồng Châu Âu, Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM). Trọng tâm của dự án này là xây dựng một hệ thống công cụ quản lý

38

thông tin chuẩn mực để sử dụng thống nhất trong ngành (EMIS, PMIS và VEMIS). Ngày 13/2/2012, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ra Quyết định số 558/QĐ-BGDĐT về việc sử dụng thống nhất phần mềm VMIS trong các trường phổ thông nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục. Đây là phần mềm đổi mới quy trình thu thập, quản lý, lưu trữ, cung cấp và phổ biến thông tin giáo dục; đảm bảo chính xác của dữ liệu; giảm chi phí và tiết kiệm các nguồn lực. Nhà nước chưa phổ biến chương trình này đối với bậc Cao đẳng.

 Về nhân sự:

Theo chương trình hành động ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ- BGDĐT ngày 4/4/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tiền lương và các chế độ nhằm thu hút những người có tài năng, có năng lực và trình độ cao, đề án đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng đến năm 2020

Về phát triển đội ngũ giảng viên Nhà nước hỗ trợ tích cực, tuy nhiên về kinh phí các trường phải tự cân đối, Nhà Nước quy định chi trả đối với số biên chế định mức giao trên số lượng học sinh, sinh viên. Điều này gây khó khăn cho nhà trường vì số lượng HSSV giảm, kinh phí giảm, việc thu hút người tài về trường lại khơng có biên chế. Mà việc tinh giảng biên chế là vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị. Hiện nay nhà trường chưa kiên quyết trong vấn đề này.

 Về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất gắng liền với kinh phí mà nhà trường thu được. Hàng năm nhà trường sẽ lập dự tốn trên cơ sở kinh phí Nhà nước giao và lập kế hoạch trang bị cơ sở vật chất.

Theo luật giáo dục đại học phần chênh lệch thu, chi của hoạt động đào tạo sử dụng ít nhất 25% cho đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, cho hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo nhân sự cũng là động thái tích cực ưu tiên cho phát triển giáo dục.

39

Nhà trường khó chủ động về tài chính trong cơng tác trang bị cơ sở vật chất. Vì các trang thiết bị có số tiền lớn phải được sự phê duyệt của Sở Tài Chính và UBND tỉnh. Thơng qua các cơ quan chủ quản thì có nhiều thủ tục nhiêu khê.

 Về học sinh, sinh viên:

Nhà trường được phép tuyển sinh trong cả nước. Tuy nhiên công tác tuyển sinh của nhà trường chủ yếu chỉ ở địa bàn trong tỉnh nên số lượng, chất lượng học sinh, sinh viên khơng cao.

Các chế độ, chính sách về học bổng được quy định rõ ràng trong quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 và thông tư số 31/2003/TT-BGDĐT ngày 1/8/2013.

Tuy nhiên, Lâm Đồng là tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên nên chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên trong khu vực này khá cao.

 Về chương trình đào tạo và tài liệu học tập:

Việc ban hành chương trình khung theo QĐ số 23/2004/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2004 định hướng các trường đặc biệt là trường Cao đẳng là cần thiết, tuy nhiên chương trình khung ban hành quá chi tiết về số lượng tiết dạy, nội dung tiết dạy là không linh hoạt cho các cấp học. Đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp thì Vụ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành quá cụ thể chương trình khung kể cả mơn học, thời lượng và nội dung.

Hiện nay khối lượng học đối với các môn lý luận chính trị thuộc hệ Cao đẳng và Trung cấp nhiều, hai cấp học này yêu cầu lý luận không cao nhưng yêu cầu cho các môn thực hành nghề lại cao. Việc quá tải trong chương trình học là vấn đề phải suy nghĩ để nâng cao chất lượng đầu ra cho HSSV.

Về tài liệu học tập, nhà trường có tổ chức biên soạn bài giảng, giáo trình tuy nhiên hiệu quả không cao. Công tác biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình trong thơng tư số 04/2001/TT-BGDĐT ngày 28/1/2011. Việc tổ chức thẩm định giáo trình chưa quy định rõ tiêu chuẩn các thành viên tham gia thẩm định giáo trình. Làm cho cơng tác thẩm định giáo trình chỉ mang tính chất đối phó, qua loa. Xử lý khiếu nại cũng chưa rõ ràng và triệt để. Thêm vào đó kinh phí cho

40

việc biên soạn giáo trình chưa cao, khơng khuyến khích, khơng đủ chi phí cho việc nghiên cứu và biên soạn.

 Về công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên:

Đây là công tác quan trọng trong việc đào tạo nguồn lao động có tri thức, phẩm chất đạo đức tốt chính vì vậy Vụ Cơng tác học sinh, sinh viên hàng năm đều có văn bản chỉ đạo các trường tổ chức :”tuần lễ học sinh, sinh viên”. Hướng dẫn các trường đánh giá, xếp loại rèn luyện học sinh sinh viên.

Theo chương trình cơng tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2012-2016 đã nêu ra các giải pháp chủ yếu về công tác giáo dục, quản lý học sinh, sinh viên tuy nhiên các giải pháp này chỉ mang tính chất hướng dẫn, chưa bắt buộc thực hiện một số vấn đề mang tính rèn luyện: chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các hoạt động ngoai khóa, tham gia cơng tác xã hội,… những hoạt động này hầu như chỉ mang tính chất đối phó cho có phong trào.

 Về hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy:

Việc có q nhiều hình thức đào tạo: chính quy, liên thơng, vừa học vừa làm,… gây khó khăn trong việc đề ra chương trình đào tạo và tài liệu học tập cho phù hợp. Nhà nước cần phối hợp với tỉnh cơ cấu lại các ngành đào tạo giữa các trường công với nhau, tránh trùng lắp ngành đào tạo trong cùng một bậc học, tránh gây cạnh tranh không cần thiết.

Về phương pháp giảng dạy. Nhà trường thực hiện đúng theo QĐ số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2008 và thông tư số 27/2012/TT-BGDĐT ngày 11/7/2012 về việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên tham gia giảng dạy. Điểm yếu của các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hầu như giảng viên không phải tốt nghiệp từ trường sư phạm nên hầu hết các phương pháp giảng dạy giảng viên không quan tâm hoặc quan tâm chỉ ở mức độ soạn gián án để kiểm tra. Nhà nước cần có biện pháp để đổi mới phương pháp giảng dạy đại học triệt để để nâng cao uy tín nhà trường, chất lượng thế hệ sau của đất nước.

41

2.2. Thực trạng cơng tác kế tốn – kế toán quản trị tại trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Lâm Đồng

2.2.1. Thực trạng cơng tác kế tốn tại trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Lâm Đồng

 Mục tiêu cơng tác kế tốn:

Mục tiêu chính của cơng tác kế tốn nhà trường bao gồm:

- Vận dụng các chuẩn mực và chế độ kế tốn để thực hiện cơng tác kế tốn tài chính tại đơn vị

- Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính theo chế độ hiện hành. - Lập, theo dõi và triển khai thực hiện dự toán hàng năm. - Lập các báo cáo kế toán cho các cơ quan quản lý

Để thực hiện các mục tiêu trên, Kế tốn trưởng phải tổ chức phịng kế tốn hợp lý, khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao trong cơng tác tài chính, kế tốn.

 Sơ đồ tổ chức:

Sơ đồ 2.2. Tổ chức ph ng Kế hoạch - Tài chính

 Nhiệm vụ các thành viên:

 Kế tốn trưởng:

Phụ trách chung phịng Kế hoạch - Tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính cho nhà trường.

Kế toán trƣởng Kế toán tiền lƣơng Kế toán CSVC Kế toán

42

Xây dựng kế hoạch mua sắm hàng hóa vật tư, trang thiết bị, đầu tư, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn cơ sở vật chất của nhà trường.

Đề ra kế hoạch công tác tháng, quý, năm của phòng Kế hoạch – Tài chính.

Tham mưu Hiệu trưởng ban hành các quyết định quản lý điều hành các cơng tác tài chính của đơn vị, giúp Hiệu trưởng tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê, hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách, các quy định Tài chính – Kế tốn trong đơn vị.

Chỉ đạo thực hiện dự toán đã được duyệt đáp ứng yêu cầu, các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, công tác của nhà trường.

Tổng hợp, báo cáo tình hình tài chính cho Hiệu trưởng, cho cơ quan quản lý cấp trên, giúp Hiệu trưởng phân tích tình hình tài chính của đơn vị để đưa ra các quyết định đúng đắn trong quản lý, đảm bảo khai thác tốt nhất các nguồn thu, thực hiện tiết kiệm hợp lý các khoản chi tiêu.

Lập phương án tự chủ tài chính, tham mưu cho đơn vị về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, kiểm tra việc chấp hành các định mức chi tiêu nội bộ, tiêu chuẩn định mức thu, chi do Nhà nước quy định, kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền của đơn vị.

Lập dự toán, quyết toán các hợp đồng liên kết đào tạo.

Chỉ đạo thực hiện cơng tác nghiệp vụ kế tốn tài chính, thống kê. Lập dự tốn thu, chi tài chính, lập các báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.

Thẩm tra và ký các chứng từ kế toán, các loại hợp đồng, các báo cáo về cơng tác Tài chính theo đúng quy định trước khi trình Hiệu trưởng ký duyệt.

 Kế toán tiền lương:

Thực hiện cơng tác kế tốn về: tiền lương và phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, kế toán các khoản thu, kế toán tài sản, kế tốn kho, nhập xuất vật tư, cơng cụ dụng cụ.

Theo dõi đốn đốc các khoản thu nộp của học sinh và các đối tượng khác, tổng hợp báo cáo tình hình thu và miễn giảm phí, lệ phí của học sinh, tham gia

43

nghiệm thu mua sắm, sửa chữa tài sản, kiểm kê tài sản, tổng hợp báo cáo biến động tăng, giảm về tài sản cố định, vật tư, công cụ dụng cụ.

Lập chứng từ thanh toán đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, thanh toán chế độ miễn giảm, thôi học của học sinh và các chứng từ thanh tốn khác theo sự phân cơng của Kế tốn trưởng.

Lập báo cáo thuế, các báo cáo về cơ sở vật chất tài sản, các báo cáo về các khoản thu và các báo cáo khác theo sự phân cơng của Kế tốn trưởng

Theo dõi, đối chiếu thu nộp bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng đúng theo quy định hiện hành.

Phối hợp với kế toán cơ sở vật chất lập chứng từ ghi tăng tài sản, công cụ, các chứng từ điều chuyển, cho mượn, kiểm kê, thanh lý tài sản.

Đề xuất mua hóa đơn, in ấn biên lai thu phí, lệ phí; Lập báo cáo sử dụng biên lai thu phí, lệ phí và quyết tốn biên lai thu phí, lệ phí, hóa đơn với cơ quan thuế.

Tham gia thu phí, lệ phí và các khoản phải nộp của học sinh và các đối tượng khác theo quy định

Thực hiện một số cơng tác khác theo phân cơng của Kế tốn trưởng tùy theo yêu cầu từng thời điểm và tình hình nhiệm vụ cấp bách phát sinh cụ thể.

 Kế toán CSVC:

Tham mưu lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, thực hiện các trình tự về thủ tục đấu thầu mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản, tu sửa cơ sở vật chất theo kế hoạch đã được duyệt theo đúng quy định hiện hành.

Cung ứng hàng hóa, vật tư, cơng cụ dụng cụ, thiết bị chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kế toán quản trị tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật lâm đồng (Trang 43 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)