Tổng quan về trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kế toán quản trị tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật lâm đồng (Trang 27)

Sơ đồ 3.2 Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn đề nghị

2.1. Tổng quan về trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Lâm Đồng

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Lâm Đồng

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng đến này đã có 35 năm hình thành và phát triển.

Năm 1977 trường công nhân kỹ thuật Cơ – Điện Lâm Đồng được thành lập. Từ năm 1977 đến 1983, để khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Nhà trường đã mở các ngành và đào tạo nguồn lao động cung ứng cho địa phương đối với những ngành cơ khí, điện, xây dựng, sửa chữa ơ tô, cắt may,…

Từ năm 1983 đến 1991, đây là thời kỳ trường đi vào quy hoạch, nâng cao chất lượng đào tạo, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định sát nhập các trường Công nhân kỹ thuật, lấy tên là trường Công nhân kỹ thuật Tổng hợp Lâm Đồng, nâng cấp đào tạo từ công nhân bậc 2/7 lên công nhân bậc 3/7

Từ năm 1991, trường hợp nhất với Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp và Dạy nghề Lâm Đồng lấy tên là Trường Kỹ Thuật Lâm Đồng

Từ năm 1997, trường đã tiếp cận với hệ đào tạo Trung học chuyên nghiệp bằng con đường liên kết và mở rộng các ngành kinh tế, du lịch.

Đến năm 2000 bàn giao hệ công nhân kỹ thuật theo dự án cho Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội để nâng cấp thành trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng.

Từ năm 2007 quy chế mới đã có sự chuyển đổi từ khâu tuyển sinh đầu vào đến quá trình tổ chức đào tạo. Thời kỳ này, trường đang củng cố ổn định, đồng thời vừa tích cực chuẩn bị điều kiện cần thiết các bước phát triển thành trường Cao đẳng theo quy hoạch mạng lưới các trường của Tỉnh.

21

Đến năm 2009 nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng theo Quyết định số 701/QĐ-BGD&ĐT ngày 4/2/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, theo loại hình cơng lập.

Tên đầy đủ: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng Tên tiếng Anh: Technical and Economic College of Lam Dong

Địa chỉ: Số 25 Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Trường còn được UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở GD & ĐT cho phép liên kết đào tạo với trường Đại học mở các lớp đào tạo: Thư viện, Công nghệ thiết bị trường học, Văn thư lưu trữ, Kế toán. Đồng thời mở rộng đào tạo các lớp liên thông, “vừa làm vừa học” tại Trung tâm hướng nghiệp các huyện trong Tỉnh.

2.1.2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Lâm Đồng

2.1.2.1. Mục tiêu hoạt động

Với mục tiêu chung là đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ Cao đẳng, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho sinh viên khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

Thực hiện theo QĐ số 43/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 29/7/2008 và Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành điều lệ trường TCCN và Cao Đẳng.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp công lập nằm trong hệ thống giáo dục Đại học, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục. Được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ về quy hoạch, kế hoạch phát triển Nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học cơng nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự.

22

Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn đối với các ngành thuộc các lĩnh vực Kinh tế và Kỹ thuật khi có đủ điều kiện; nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đào tạo những con người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Sở GD & ĐT và tỉnh giao.

Nhiệm vụ tuyển sinh từng năm được thực hiện nghiêm túc, bình quân đạt trên 70 % chỉ tiêu được giao. Hiện đã và đang được phép đào tạo 6 ngành TCCN (chỉ tiêu giao 1000 HS/năm) từ năm học 2000 - 2001 và 6 ngành cao đẳng (chỉ tiêu giao 800 HS/năm). Đến nay nhà trường đã có 13 khóa HSSV bậc TCCN (ra trường 11 khóa) và 4 khóa Sinh viên Cao đẳng (ra trường 2 khóa).

2.1.2.3. Phương hướng hoạt động

 Những cơ hội

Trước tình hình kinh tế đất nước phát triển trong xu hướng Quốc tế chuyển sang nền kinh tế tri thức, đòi hỏi nguồn nhân lực phải chuyên nghiệp và có hàm lượng chất xám cao. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy: nước nào phát triển nhanh và bền vững, đều phải xem giáo dục là quốc sách và muốn phát triển kinh tế phải phát triển giáo dục, ưu tiên đầu tư cho con người. Do đó, chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 của Bộ GD & ĐT trình Chính Phủ ban hành vào ngày 28/12/2011 là giải pháp rất tích cực, thể hiện quyết tâm phát triển đất nước, phải phát triển Giáo dục - phát triển con người.

Cùng với việc hình thành các khu du lịch, khu sản xuất công nghệ cao cần nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo, có tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất, làm chủ máy móc thiết bị cơng nghệ là rất lớn, tạo cơ hội cho sự phát triển của nhà trường.

Xu hướng đa dạng hoá ngành nghề đào tạo cũng đã phần nào mở ra cho nhà trường nhiều cơ hội để khẳng định mình trong những ngành nghề đào tạo mới.

Ngoài ra, kể từ khi được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng, vị thế của nhà trường cũng đã được nâng lên, điều đó mở ra cho nhà trường nhiều cơ hội thu

23

hút học sinh sinh viên đến học để nâng cao trình độ, giúp mở rộng quy mơ đào tạo của nhà trường.

Với tất cả những cơ hội trên, có thể khẳng định nhà trường đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, cơ hội trên cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức đối với tập thể cán bộ GV, công nhân viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng.

 Những thách thức

Thách thức trong việc cạnh tranh khối lượng tuyển sinh, chất lượng tuyển sinh,… với các trường đào tạo cùng ngành nghề trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng như trong khu vực, tỉnh nào cũng có trường Đại học, trong trường Đại học lại cịn đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp.

Do tư tưởng trọng bằng cấp trong xã hội nên hầu hết HSSV sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, họ đều hướng tới các trường đại học, cao đẳng ở những thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Đà nẵng,… nên phạm vi tuyển sinh của nhà trường rất hạn hẹp.

Thêm vào đó, nền kinh tế mở cửa, nhu cầu học càng tăng, nhu cầu lao động có kỹ năng tốt càng cao là cơ hội để nhà trường mở rộng quy mô đào tạo nhưng cũng là một thách thức càng lớn; địi hỏi nhà trường phải có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời khẳng định chất lượng đào tạo của Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các nước khác.

 Phương hướng hoạt động

Trường hiện nay đào tạo đa chức năng các ngành nghề thuộc lĩnh vực Kinh tế - Kỹ thuật ở trình độ Cao đẳng và Trung cấp. Đào tạo các cán bộ, kỹ thuật viên, kỹ sư thực hành các ngành: Kế toán, Điện, Tin học, Du lịch, Quản trị Du lịch, Công nghệ thực phẩm,….

Năm 2013 được Bộ GD & ĐT cho phép đào tạo thêm 3 mã ngành mới trình độ Cao đẳng: Cơng nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ Sinh học, Tiếng anh.

Trường đã có bề dày đào tạo từ công nhân kỹ thuật đến TCCN đến Cao đẳng, chất lượng đào tạo đã được khẳng định và có uy tín cao. Trường toạ lạc ngay giữa trung tâm Thành phố Đà Lạt; cơ sở vật chất khang trang, thuận lợi về nơi ăn, ở và nề nếp sinh hoạt của HSSV, được phụ huynh và HSSV tin cậy.

24

Trong tương lai trường tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng thêm cơ sở vật chất (Cơ sở 2 tại huyện Lạc Dương), liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng để đào tạo, trao đổi, học hỏi một số ngành nghề theo nhu cầu của địa phương. Liên kết với các trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện để đào tạo hệ “vừa học vừa làm” phục vụ người học tại các huyện.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động, tổ chức hoạt động, quản lý hoạt động của trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Lâm Đồng

2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động

Hoạt động thường xuyên của nhà trường là đào tạo lao động cho tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh lân cận. Qua các ngành đào tạo thuộc các bậc Cao đẳng, Trung cấp chính quy; liên thơng Cao Đẳng và Đại học, hệ vừa học vừa làm. Cụ thể các ngành trực tiếp quản lý như sau:

Hệ trung cấp chuyên nghiệp: - Hạch toán kế toán

- Điện công nghiệp và dân dụng - Tin học

- Công nghệ thực phẩm - Du lịch

- Kinh doanh cơ sở vật chất Hệ Cao đẳng:

- Công nghệ thực phẩm - Tài chính kế tốn - Quản trị kinh doanh

- Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử - Công nghệ Sinh học

25

Chỉ tiêu được giao tuyển sinh qua các năm:

Bảng 2.1. Chỉ tiêu đƣợc giao tuyển sinh

ĐVT: HSSV

Năm Cao đẳng chính quy Cao đẳng liên thơng

2009 300 250

2010 300 250

2011 550 330

2012 700 70

2013 700 70

(Nguồn: Phòng đào tạo)

2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động  Sơ đồ tổ chức:  Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy nhà trƣờng Hiệu trƣởng P.Hiệu trƣởng (CSVC) Ph ng NCKH Phòng TC - HC Ph ng CT HSSV P.Hiệu trƣởng (Chuyên môn) Đào tạo P.Hiệu trƣởng (NCKH) Phòng Đào tạo Khoa Tin - NN Các lớp Liên kết Khoa Du lịch Các lớp TCCN Khoa KHCB Khoa TC - KT Khoa Kỹ thuật Các lớp Cao đẳng Các lớp Liên thơng Tr.Tâm Tin - NN Phịng KH - TC

26

 Chức năng, nhiệm vụ:

 Hiệu trưởng:

Là người đại diện theo pháp luật của trường, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của trường theo các quy định của pháp luật. Cụ thể:

- Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của trường, trình cơ quan chủ quản phê duyệt

- Trình cơ quan chủ quản duyệt kế hoạch dài hạn và hàng năm của trường, dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm; chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính phê duyệt.

- Tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường theo quy định.

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ Trưởng khoa, Trưởng phòng hoặc tương đương trở xuống. Thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền trong tuyển dụng giảng viên, cán bộ, nhân viên và ký kết các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản theo điều lệ và các quy định của Nhà nước về lao động-tiền lương, tiền cơng, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học của trường.

- Quyết định mức chi phí quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, tùy theo nội dung và hiệu quả công việc quy định.

- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và cung ứng dịch vụ, nhận tài trợ và tiếp nhận viện trợ của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động của trường.

- Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

27

 Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn:

Giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động đào tạo của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác và các Hội đồng theo sự phân công của Hiệu trưởng; giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao; thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên về hoạt động chuyên môn theo quy định hiện hành.

Khi giải quyết các cơng việc được Hiệu trưởng giao, Phó hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm về kết quả công việc được giao. Chỉ đạo các phịng đào tạo, phịng cơng tác học sinh-sinh viên và các khoa chun mơn hồn thành nhiệm vụ được giao. Phối hợp với Phó hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu khoa học, Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động đào tạo theo yêu cầu.

 Phó hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu khoa học:

Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động Nghiên cứu khoa học và kiểm định chất lượng của trường. Trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác và các Hội đồng theo sự phân công của Hiệu trưởng, giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao; thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên về các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và kiểm định chất lượng theo yêu cầu.

Khi giải quyết các cơng việc được Hiệu trưởng giao, Phó hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao. Trực tiếp chỉ đạo phòng nghiên cứu khoa học và Quan hệ quốc tế; chỉ đạo công tác kiểm định chất lượng và làm chủ tịch hội đồng khoa học. Phối hợp với Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học – quan hệ quốc tế và kiểm định chất lượng theo yêu cầu.

 Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất:

Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động về cơ sở vật chất và hành chính. Trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác và các Hội

28

đồng theo sự phân công của Hiệu trưởng, giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao; thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên về các lĩnh vực được Hiệu trưởng giao theo quy định hiện hành.

Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao. Trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất, cơng tác Hành chính và đời sống. Phối hợp với Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Phó hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu khoa học để thực hiện các hoạt động của trường.

 Phòng đào tạo:

Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể là:

- Xây dựng biên chế năm học, lập kế hoạch giảng dạy, học tập, quản lý và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo, bồi dưỡng của các khoa trong nhà trường (kể cả chính quy và khơng chính quy).

- Điều tiết kế hoạch giảng dạy, học tập giữa các khoa.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hợp tác liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kế toán quản trị tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật lâm đồng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)