Chi phí kinh tế bao gồm ngoại tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự mâu thuẩn trong chính sách đối với chổ đậu xe ở khu trung tâm thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Chi phí cơ hội kinh tế của vốn là giá trị kinh tế lớn nhất mang lại khi sử dụng nguồn vốn và được chọn là 8% ở thời điểm phân tích năm 2013, tính theo giá thực trong nền kinh tế Việt Nam. Giá trị này được chọn dựa theo phân tích của Nguyễn Phi Hùng (2010) khi xây dựng chi phí kinh tế của vốn trong các năm 2005, 2006, 2007, với giá trị từ 7% đến 8%. Đa phần các nghiên cứu về chi phí kinh tế ngoại tác của bãi đậu xe nói chung và chỗ đậu xe nói riêng đều tập trung vào các ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường mà nó gây ra. Khi sử

150,0 300,0 6300,0 110,0 330,0 5600,0 20,0 60,0 1000,0 - 2000,0 4000,0 6000,0 1 ngày (8-10 giờ) 1 ngày đêm 1 tháng

dụng cách tiếp cận đánh giá vòng đời (LCA), Chester, Horvath và Madanat (2010) đã phân tích ảnh hưởng đến mơi trường của mọi yếu tố liên quan trong bãi đậu xe như các nguyên vật liệu đầu vào như đá, bê tơng, hay các hóa chất thải ra trong q trình vận hành, và hầu hết các nhân tố trong chuỗi cung ứng nên một chỗ đậu xe. Chester ước lượng các chi phí xã hội cho một chỗ đậu xe hàng năm khoảng 23 USD, xét đến yếu tố lạm phát ở thời điểm hiện tại sẽ tương ứng với 24,6 USD hay 0,5 triệu đồng. Chi phí ngoại tác này kết hợp với chi phí trực tiếp đã phân tích nêu trên, với chi phí cơ hội kinh tế của vốn được chọn là 8% thì một chỗ đậu xe phải mang lại nguồn thu trung bình 43,5 triệu đồng, dao động trong mức từ 38,5 đến 50,5 triệu đồng trong một năm. Nếu chưa xét đến các biến dạng thì đây chính là chi phí nền kinh tế phải trả cho việc đầu tư một chỗ đậu xe, trong đó gần 99% chi phí tài chính đến từ đầu tư xây dựng và vận hành khai thác.

Tuy nhiên, các chi phí trực tiếp của việc xây dựng và vận hành bãi đậu xe thường có các loại thuế nên giá kinh tế thường thấp hơn giá tài chính. Như đã nêu ở khung phân tích, hệ số chuyển đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thường dao động từ 0,95-1,00. Với một giả định thận trọng rằng hệ số chuyển đổi chỉ là 0,9 và bỏ qua tác động ngoại tác tiêu cực gây ra tắc nghẽn của việc có thêm chỗ đậu xe thì mức giá kinh tế của một chỗ đậu xe dao động từ 34,7 đến 45,5 triệu đồng; khi đó mức giá giữ xe kinh tế tương ứng vẫn cao hơn rất nhiều so với mức giá quy định hiện nay, từ 4 đến 15 lần. Điều này có nghĩa là nếu giả định chi phí kinh tế của một chỗ đậu xe ở lòng đường tương đương với chi phí kinh tế xây dựng một chỗ đậu xe ngầm thì mức giá đậu xe ở lịng đường hiện nay đang thấp hơn rất nhiều so với chi phí.

Chương 4 SỰ MÂU THUẪN TRONG CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

Trước việc mức giá giữ xe hiện tại đang có sự chênh lệch đáng kể so với chi phí đầu tư và khai thác một chỗ đậu xe, liệu đây có phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm triển khai của các bãi đậu xe ngầm khu trung tâm, hay các chính sách quản lý hiện tại của nhà nước chưa tối ưu và có thể được làm tốt hơn? Chương này sẽ phân tích vấn đề quản lý bãi đậu xe thơng qua trình tự: trước tiên sẽ nêu đặc tính của một chỗ giữ xe ô tô cùng các vấn đề tồn đọng của bãi đậu xe ở khu trung tâm TP.HCM trong thời điểm hiện tại; sau đó hệ thống lại các chính sách quản lý cũng như quy phạm pháp luật kiểm soát thị trường chỗ đậu xe. Sau cùng, các phân tích và nhận xét trên cơ sở nền tảng lý thuyết sẽ được đề cập đến để khép lại nội dung chương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự mâu thuẩn trong chính sách đối với chổ đậu xe ở khu trung tâm thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)