.Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 47)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank 2010 - 2012

Đơn vị tính: Tỷ Việt nam đồng.

H Hạnngg mmụcc 20201100 20201111 20201122 T Tổnngg tàii ssảnn có 131311,,112211 183,696 170,297 V Vốnn điđiềuu ll 1010,,556600 12,355 12,355 V Vốốnn hhuuyy đđộộnngg 5858,,115500 53,756 70,516 D Dư nư n 6161,,771177 74,044 74,315 L Lợii nhnhuuậnn ttrrướướcc tthhuuế ế 777777 1,370 410 M Mạnngg llướướii cchhii nnhánnhh 3939 40 41

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ CĐKT, KQHĐKD Eximbank 2010-2012

Trong ba năm gần đây, 2012 là năm Eximbank gặp nhiều khó khăn nhất xét từ nhiều góc độ. Trong đó khó khăn lớn nhất khơng chỉ Eximbank nói riêng mà rất nhiều NHTM khác nói chung gặp phải, đó là hoạt động NH kém hiệu quả ở nhiều hạng mục, dẫn đến kết quả lợi nhuận giảm sút trầm trọng, có một số NH khơng có lợi nhuận. Một dẫn chứng cụ thể, nhìn vào bảng 2.1 số liệu ở tất cả các hạng mục đều tăng ít hoặc nhiều, chỉ riêng có lợi nhuận trước thuế của Eximbank là giảm trầm trọng vào năm 2012. Tổng tài sản có của Eximbank năm 2010 là: 131,121 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 40% so với năm 2010, đến năm 2012 có tăng lên so với năm 2010 là khoảng 30%, nhưng lại giảm so với năm 2011 là 8% (chủ yếu là do chứng khoán đầu tư; tiền, vàng gửi tại các TCTD và cho vay các TCTD khác giảm mạnh). Dư nợ và vốn điều lệ năm 2011 và 2012 đều tăng so với năm 2010, vốn huy động năm 2012 tăng so với năm 2010 và 2011, trong đó năm 2011 vốn huy động là thấp nhất trong ba năm. Mặc dù, ở các hạng mục năm 2012 tăng đều hoặc giảm nhẹ so với năm trước đó nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2012 lại giảm mạnh. Nếu năm 2011 lợi nhuận trước thuế tăng mạnh so với 2010 là 593 tỷ đồng thì năm 2012 lại giảm trầm trọng với tỷ trọng là (-70%) so với năm 2011. Có thể nhận thấy rằng 2012 là năm hoạt động yếu kém nhất của Eximbank qua ba năm.

2.2.Tình hình diễn biến lãi suất Việt Nam từ năm 2010 đến 2013 ►Năm 2010

Từ quanh 12%/năm vào thời điểm đầu năm, lãi suất vay vốn VND cuối năm vọt lên quanh 18%/năm. Tỷ giá USD/VND theo niêm yết chính thức chỉ tăng 5,53%, nhưng tỷ giá trên thị trường tự do chênh tới mức kỷ lục với khoảng 10%. Chỉ hai thống kê tương đối trên cũng cho thấy các NH đã trải qua năm 2010 nhiều sóng gió.

Nhiều lần Chính phủ nhấn mạnh đến định hướng hạ lãi suất VND. Nỗ lực theo hướng này ghi nhận ở điểm đến 11%/năm của lãi suất huy động. Tuy nhiên, lạm phát gia tăng, cuộc đua lãi suất đột ngột bùng phát vào cuối năm.

Đi cùng với diễn biến trên, lãi suất trong năm 2010 có sự song hành của các cam kết đồng thuận và sự mong manh của nó. “Phá trần”, “giao dịch ngầm”, “lãi suất chui”…là những cụm từ được một số phương tiện truyền thông dùng để phản ánh cho thực trạng của lãi suất những tháng cuối năm. Phải đến trung tuần tháng 12, NHNN vào cuộc và qua cam kết giữa các nhà băng, tình hình mới tương đối ổn định.

Hướng thắt chặt tiền tệ cũng thể hiện rõ vào cuối năm, khi NHNN đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt, rút bớt kỳ hạn và nâng cao lãi suất chào mua trên thị trường mở.

►Năm 2011

Năm 2011, NHNN đã hai lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% năm 2010 lên 13%), 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% lên 15%), năm lần tăng lãi suất trên thị trường mở (từ 8% lên 15%). Lãi suất cơ bản đã được giữ nguyên 9% kể từ năm 2010.

Lãi suất bắt đầu leo thang kể từ đầu tháng 5/2011, có thời điểm huy động VND lên đến 20% một năm, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn lên 16,5-20% một năm, cho vay phi sản xuất từ 25-28% một năm.

Quy định trần lãi suất 14% một năm khiến các NHTM liên tục gặp khó về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Cá biệt, nhiều giao dịch có mức lãi suất lên tới mức 30-40% một năm cho kỳ hạn một tháng.

Với chủ trương hạ lãi suất vào những tháng cuối năm 2011, lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt nhờ NHNN bơm một lượng vốn đáng kể trên thị trường OMO (Open Market Operations Interest Rate).

►Năm 2012

Năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động và vay có nhiều thay đổi lớn. Năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau. Tuy nhiên, Chính Phủ và NHNN cũng đã có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt lạm phát từ ngưỡng 20% đã giảm xuống còn một con số dưới 7%, trong khi duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt trên 5% và lãi suất vay cũng đã giảm từ +/-20% xuống còn +/-12 – 13%/năm giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng.

Năm 2012: Sáu lần giảm lãi suất huy động và cho vay: Lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng chính phủ. Tiếp đó, đến ngày 11 tháng 4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12%/năm. Lần thứ ba, Ngày 28/05/2012, NHNN vừa quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho vay lần lượt về còn 11% và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống cịn 9%/năm. Bên cạnh đó, theo thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân đối được cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của mình. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống cịn 8%/năm.

Chính sách áp đặt trần lãi suất huy động làm các NH phải chi bên ngồi, dẫn đến các báo cáo tài chính và hệ thống hạch tốn thiếu minh bạch.

Lãi suất cho vay cao kéo dài làm kiệt quệ khách hàng vay tiền. Nợ xấu theo đánh giá của NHNN tính đến tháng 10/2012 là 8,82% trên tổng dư nợ của toàn hệ thống. Dự kiến cả năm nợ xấu ở mức từ 8,5-10% (cao nhất trong 20 năm qua).

Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy, lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm.

Biểu đồ: 2.1. Biến động lãi suất điều hành của NHNN năm 2011 - 2012

Đơn vị tính: %

Nguồn: Lãi suất.vn

Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 13–%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm, theo chỉ đạo của NHNN. Cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến từ 12–15%/năm.

Các ngân hàng yếu kém thiếu thanh khoản, cạnh tranh vốn huy động bằng mọi giá làm cho lãi suất huy động thực tế ln ở mức cao (có thời điểm đầu năm lên tới 19-20%/năm). Sau đó NHNN đưa ra lời kêu gọi hạ lãi suất cho vay xuống 15% đã làm cho chênh lệch lãi cho vay – lãi tiền gửi giảm mạnh, kéo theo lợi nhuận của các ngân hàng tụt dốc.

Ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo... thì bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là

►Năm 2013

Năm 2013 NHNN điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét bỏ trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống TCTD cải thiện vững chắc.

Ngày 25/3/2013, NHNN Việt Nam đã ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể là:

Quyết định số 643/QĐ-NHNN quy định giảm 1%/năm đối với các mức lãi suất của NHNN, cụ thể: Lãi suất tái cấp vốn: 8,0%/năm; Lãi suất tái chiết khấu: 6,0%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NH: 9,0%/năm.

Thông tư số 08/2013/TT-NHNN quy định mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,5%/năm (giảm 0,5%/năm so với lãi suất quy định tại Thông tư 32/2012/TT-NHNN ngày 21/12/2012).

Thông tư số 09/2013/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 11%/năm (giảm 1%/năm so với lãi suất quy định tại Thông tư 33/2012/TT-NHNN ngày 21/12/2012) đối với các khoản cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn để: Thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mại; Phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; và một số hỗ trợ khác theo quy định của Chính Phủ.

Với chính sách điều hành này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm, kỳ vọng sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

14/05/2013, NHNN đã công bố điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất cho vay ngắn hạn ở một số lĩnh vực ưu tiên xuống 1%/năm. Trong toàn hệ thống NH, thanh khoản đã được cải thiện rõ rệt và có dư thừa. Một số NHTM có thanh khoản dư thừa đã tự điều chỉnh giảm lãi suất huy động xuống dưới mức trần

Tuy nhiên, khơng phải khơng có TCTD thanh khoản chưa tốt. Nếu NHNN bỏ trần lúc này, có thể các TCTD thanh khoản chưa tốt sẽ tăng lãi suất huy động lên và kéo theo lãi suất cho vay cao khiến chủ trương giảm mặt bằng lãi suất cho vay lại không thực hiện được. Để thiết lập được trật tự thị trường tiền tệ như thời gian qua đã là rất khó khăn, nếu bây giờ bỏ quy định về trần lãi suất huy động, ngành ngân hàng có thể gặp khó khăn hơn.

Về tổng thể, hệ thống tài chính ngân hàng vẫn cịn có những ngân hàng huy động chưa ổn định, thanh khoản rất hạn chế, nên việc NHNN tiếp tục giữ trần lãi suất huy động ở mức 7,5% là điều cần thiết. Về lâu dài, NHNN cần có lộ trình cho việc bỏ trần lãi suất

2.3.Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất ở Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.3.1.Chính sách lãi suất của NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong thời gian qua

2.3.1.1.Lãi suất huy động

Chính sách, cơ chế điều hành lãi suất của Việt Nam Eximbank thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh, thị trường và cả chính sách của NHNN.

►Biểu lãi suất của Việt nam đồng. (Phụ lục 2.1) ►Biểu lãi suất ngoại tệ USD. ( Phụ lục 2.2)

►Dịch vụ giữ hộ vàng của Eximbank. ( Phụ lục 2.3) 2.3.1.2.Lãi suất tiền vay

►Đối với cho vay ngắn hạn

Lãi suất cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng bằng lãi suất cho vay Eximbank công bố tại thời điểm giải ngân. Sau mỗi 01 tháng kể từ ngày hợp đồng tín dụng có hiệu lực, lãi suất cho vay của tất cả các khế ước còn dư nợ thuộc hợp đồng tín dụng đó được thay đổi bằng lãi suất cho vay Eximbank công bố tại thời điểm điều chỉnh.

►Đối với cho vay trung - dài hạn

Lãi suất cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng bằng lãi suất cho vay Eximbank công bố tại thời điểm giải ngân. Sau mỗi 03 tháng kể từ ngày hợp đồng tín dụng có

hiệu lực, lãi suất cho vay của tất cả các khế ước còn dư nợ thuộc hợp đồng tín dụng đó đ ược thay đổi bằng lãi suất cho vay Eximbank công bố tại thời điểm điều chỉnh. Trong trường hợp mức vốn vay của khách hàng được đảm bảo bằng nhiều loại tài sản khác nhau, Eximbank sẽ xác định lãi suất cho tổng mức vay trên cơ sở tính tốn tỷ lệ vốn vay tương ứng với từng loại tài sản đảm bảo nhân với mức lãi suất cho vay tương ứng với từng loại tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên để phát huy thế mạnh là một ngân tài trợ xuất nhập khẩu, Eximbank ln có chính sách ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

2.3.2.Thực trạng rủi ro lãi suất tại NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong thời gian qua

2.3.2.1.Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất tại NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

►Thực trạng khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất trên tổng tài sản:

Bảng 2.2: Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất (Gap) từ 2010 -2012

( ĐVT: Triệu Việt nam đồng)

Thời điểm ( Ngày 31 hàng quý) Đến 1 tháng Từ 1 - 3 Tháng Từ 3 - 6 tháng Từ 6 - 12 tháng QI/2010 -3,006,377 4,760,119 3,734,468 -1,100,608 QII/2010 -2,324,945 16,207,777 3,760,062 -1,266,578 QIII/2010 -1,870,220 26,933,692 1,101,916 -3,364,970 QIV/2010 926,932 20,348,159 5,012,149 -631,987 QI/2011 3,161,783 22,722,012 4,357,211 -402,326 QII/2011 6,734,035 27,642,747 -773,617 361,419 QIII/2011 4,319,674 7,692,335 1,598,747 -517,726 QIV/2011 -729,270 15,076,457 2,924,302 -4,581,399 QI/2012 -308,763 11,845,390 627,755 -3,060,843 QII/2012 3,255,800 8,624,101 -7,358,805 822,445 QIII/2012 12,244,176 23,370,740 1,869,717 -10,289,786 QIV/2012 8,252,309 20,717,885 -1,008,330 -14,343,910

Nguồn: Tác giả tự tính tốn dựa vào số liệu CĐKT-TMBCTC Eximbank 2010-2012.

Qua thống kê số liệu ở bảng 2.2 ta thấy khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất từ 2010 - 2012 ln được duy trì dương và khá cao – cao hơn hẳn các các kỳ hạn khác ở kỳ hạn đánh giá lại từ 1-3 tháng. Nghĩa là Eximbank ln có tài sản có đáo hạn

hay đánh giá lại ở kỳ hạn 1-3 tháng luôn lớn hơn tài sản nợ đáo hạn hay đánh giá lại cùng kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc Eximbank sẽ được hưởng lợi từ việc duy trì khe hở lãi suất dương nếu lãi suất thị trường tăng lên. Khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng dương, rủi ro định giá lại sẽ xuất hiện khi lãi suất thị trường tăng lên. Lúc này, giá trị tài sản có định giá lại với mức lãi suất cao hơn giá trị tài sản nợ định giá lại, sẽ làm cho lợi nhuận của Eximbank tăng lên trong ngắn hạn. Ngược lại nếu lãi suất thị trường giảm thì Eximbank sẽ gặp rủi ro lãi suất.

Trong điều kiện kinh tế bất ổn như hiện nay, lãi suất VND biến động khôn lường từ năm 2010- 2012, lãi suất VND trên thị trường đang biến động theo xu hướng bất lợi cho Eximbank. Những tháng đầu năm 2010 lãi suất VND khá cao trên thị trường điều này hoàn toàn thuận lợi cho Eximbank. Tuy nhiên, từ tháng 6 năm 2010, lãi suất đột ngột đảo chiều nhiều lần Chính phủ nhấn mạnh đến định hướng hạ lãi suất VND. Nỗ lực theo hướng này ghi nhận ở điểm đến 11%/năm của lãi suất huy động, sự sụt giảm lãi suất trên thị trường sẽ là điều bất lợi cho Eximbank khi duy trì Gap dương cao.

Tuy nhiên, tình hình lãi suất VND năm 2011 lại duy trì ở mức cao. Lãi suất bắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)