1.2.3.1.Hợp đồng kỳ hạn.
Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t= 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thỏa thuận và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.
Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: là hợp đồng mua (bán) trái phiếu được thỏa thuận tại thời điểm t = 0 rằng người bán sẽ trao trái phiếu cho người mua và người mua sẽ thanh toán cho người bán tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.Thị giá trái phiếu biến động ngược chiều với lãi suất thị trường, nếu trường hợp dự báo lãi suất thị trường sẽ tăng trong thời gian tới ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng bán kỳ hạn các trái phiếu và ngược lại nếu trường hợp dự báo lãi suất thị trường sẽ giảm trong thời gian tới ngân hàng sẽ thực hiện mua kỳ hạn các trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi: được sử dụng khi khơng có sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và kỳ hạn tài sản nợ. Với hợp đồng kỳ hạn tiền gửi không những giúp ngân hàng hạn chế những thiệt hại do biến động của lãi suất mà còn giúp ngân hàng tránh được rủi ro thanh khoản.
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất: Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn lãi suất là khơng có giao nhận khoản tiền gốc mà chỉ liên quan đến phần trao đổi chênh lệch lãi suất.
1.2.3.2. Hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai thực chất là một thoả thuận mua hay bán một số lượng chứng khốn (hay những cơng cụ tài chính) cụ thể tại một thời điểm ấn định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Mục đích của việc mua bán hợp đồng tương lai là để dịch chuyển rủi ro lãi suất từ nhà đầu tư khơng ưa thích rủi ro, chẳng hạn các NHTM sang nhà đầu cơ - những người sẵn sàng chấp nhận và hy vọng kiếm được lợi nhuận từ chính những rủi ro này. Các NH ngày nay sử dụng nhiều hợp đồng tương lai trong nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư. Ngoài ra hợp đồng tương lai cũng có thể được sử dụng để bảo tồn lợi nhuận và chi phí của các khoản tín dụng, tiền gửi, tiền vay trên thị trường tiền tệ.
Khi một NH có khe hở nhạy cảm lãi suất dương, nó có thể tiến hành ngăn chặn tổn thất nếu lãi suất giảm bằng cách “lấp đầy khe hở” thơng qua nghiệp vụ phịng chống thế trường với giá trị hợp đồng bằng chính khe hở. Ngược lại, một NH có khe hở nhạy cảm lãi suất âm có thể tránh được tổn thất bằng cách lấp đầy khe hở
thơng qua nghiệp vụ phịng chống thế đoản.
1.2.3.3.Hợp đồng quyền chọn.
Trong giao dịch quyền chọn, người mua quyền chọn mua hay quyền chọn bán một hàng hóa đã thỏa thuận phải trả một khoản phí mua quyền chọn. Người mua quyền chọn (quyền chọn mua hay quyền chọn bán) có quyền chứ khơng phải nghĩa vụ mua/ bán một lượng hàng hóa theo một giá thỏa thuận trước trong hợp đồng. Ngược lại, người bán quyền chọn phải có nghĩa vụ chứ khơng phải quyền bán/mua một lượng hàng hóa theo một giá thỏa thuận trước trong hợp đồng và được thu về một khoản phí bán quyền chọn. Phí quyền chọn được thanh tốn cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng. Như vậy, đối với giao dịch quyền chọn, người mua quyền chọn là người trả phí, người bán quyền chọn là người thu phí.
Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao chứng khoán. Hợp đồng chỉ quy định về quyền giao hay nhận mà không bắt buộc việc thực hiện quyền. Người mua quyền có thể thực hiện quyền, bán quyền cho một người mua khác hay đơn giản là không thực hiện quyền.
Hợp đồng quyền chọn trong lĩnh vực hoạt động NH có hai chức năng cơ bản sau:
- Chống lại sự sụt giảm giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu khi lãi suất tăng thông qua hợp đồng quyền bán. Tuy nhiên, người mua quyền bán không nhất thiết phải thực hiện quyền của mình. Do vậy, NH vẫn sẽ có lợi nếu lãi suất giảm vì lúc đó giá trị thị trường của trái phiếu tăng lên.
- Chống lại tổn thất lợi nhuận gây ra bởi khe hở nhạy cảm lãi suất. Ví dụ: NH có thể sử dụng hợp đồng quyền bán để bù đắp tổn thất bởi khe hở âm khi lãi suất tăng và sử dụng hợp đồng quyền mua để bù đắp tổn thất từ khe hở dương khi lãi suất giảm.
►Các hợp đồng quyền chọn lãi suất (Phụ lục 1.1)
1.2.3.4. Hợp đồng hoán đổi lãi suất.
lệ là người thanh toán lãi suất cố định) và người bán (theo thơng lệ người thanh tốn lãi suất thả nổi). Vào ngày giá trị giao dịch, người mua thanh toán lãi suất cố định cho người bán và người bán thanh toán lãi suất thả nổi cho người mua.
Ngân hàng mua Swaps (ngân hàng thanh toán lãi suất cố định) là ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất thả nổi nhưng nguồn thu từ tài sản có là lãi suất cố định. Thông qua giao dịch Swaps lãi suất, ngân hàng mua nhằm mục đích chuyển việc thanh tốn lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định. Ngược lại, ngân hàng bán Swaps (ngân hàng thanh toán lãi suất thả nổi) là ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất cố định nhưng nguồn thu từ tài sản có là lãi suất thả nổi. Thơng qua giao dịch Swaps lãi suất, ngân hàng bán nhằm mục đích chuyển việc thanh tốn lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang hình thức thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có.
1.2.3.5. Sử dụng lãi suất trần, sàn và khoảng trần - sàn lãi suất
Đây là biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất quen thuộc nhất, được các NH và khách hàng sử dụng rộng rãi.
Trần lãi suất: Lãi suất trần được sử dụng để chống lại những tổn thất do lãi
suất thị trường tăng. Người vay được đảm bảo rằng tổ chức đi vay không tăng lãi suất của khoản tín dụng vượt quá lãi suất trần hoặc người vay có thể mua hợp đồng trần lãi suất từ bên thứ ba - bên cam kết thanh tốn cho bất kì khoản lãi nào vượt qua mức trần.
Sàn lãi suất: NH có thể phải chịu tổn thất về thu nhập trong thời kỳ lãi suất
giảm, đặc biệt khi lãi suất của các khoản tín dụng sụt giảm. NH có thể thiết lập một sàn lãi suất cho các khoản tín dụng và vì thế sẽ khơng có vấn đề gì lớn xảy ra cho dù lãi suất xuống dưới mức tối thiểu. Hoặc NH có thể bán hợp đồng sàn lãi suất cho các khách hàng - những người nắm giữ các chứng khoán nhưng lo sợ thu nhập từ các chứng khoán giảm xuống quá thấp.
Khoảng trần – sàn lãi suất: NH và các khách hàng vay vốn thường sử dụng
hợp đồng có sự phối hợp khoảng lãi suất. Nhiều NH bán hợp đồng khoảng lãi suất cho những khách hàng vay vốn như một dịch vụ cơ bản để thu phí.
Thơng thường, các hợp đồng trần, sàn và khoảng lãi suất có kỳ hạn trong phạm vi từ một vài tuần cho đến 10 năm. Phần lớn các hợp đồng này được dựa trên lãi suất của các chứng khốn chính phủ, giấy nợ ngắn hạn, các khoản tín dụng lãi suất cơ bản hay lãi suất tiền gửi đô la Châu Âu (LIBOR). Bản thân NH cũng thường sử dụng hợp đồng khoảng lãi suất để bảo vệ thu nhập của mình khi lãi suất dao động thất thường hay khi NH khơng thể dự tính được chính xác biến động của lãi suất thị trường.
Hợp đồng trần, sàn và khoảng lãi suất là những dạng đặc biệt của hợp đồng quyền chọn phòng chống rủi ro lãi suất cho các khoản nợ và tài sản do NH và khách hàng nắm giữ. Việc bán cho khách hàng hợp đồng trần, sàn và khoảng lãi suất đã tạo ra khoản thu nhập đáng kể từ phí cho NH trong những năm gần đây, nhưng loại hợp đồng này cũng chứa đựng cả rủi ro tín dụng (khi bên nhận trách nhiệm hồn trả mất khả năng thanh tốn) và rủi ro lãi suất. Chính vì vậy, nhà quản trị NH phải hết sức cẩn trọng khi quyết định cung cấp hay sử dụng cơng cụ phịng chống rủi ro lãi suất này.
1.2.3.6.Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
Để tránh rủi ro lãi suất có thể loại trừ yếu tố chủ yếu gây ra rủi ro lãi suất đó là duy trì khe hở lãi suất càng thấp càng tốt (khe hở lãi suất gần bằng 0). Nội dung chủ yếu của biện pháp này là tìm kiếm các nguồn có kỳ hạn phù hợp với kỳ hạn của tài sản. Đối với nhiều NH nhỏ, các khoản cho vay thường là ngắn hạn. Tìm kiếm các nguồn ngắn hạn bao giờ cũng thuận tiện hơn nguồn trung và dài hạn. Do đó, đối với loại NH này, sắp xếp các nguồn phù hợp với tài sản để hạn chế rủi ro là tương đối đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này nhiều khi rất khó thực hiện tại các NH lớn, do nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn thường lớn hơn nhiều các nguồn tương ứng. Hơn nữa, phương pháp này cịn loại trừ ln cả việc gia tăng các khoản thu khi lãi suất thay đổi phù hợp với dự đoán của nhà quản lý.
1.2.4.Những yếu tố quan trọng khi xây dựng quy trình quản trị rủi ro lãi suất