Đánh giá tình hình chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh tây ninh trong quá trình hội nhập (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của lực

2.2.1. Đánh giá tình hình chung

Nhìn chung, các đối tượng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chấp hành tương đối tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, do

chạy theo lợi nhuận nên còn một bộ phận không nhỏ thực hiện các hành vi buôn lậu và GLTM gây ảnh hưởng đến các thương nhân làm ăn chân chính, đến người tiêu

dùng. Cụ thể:

 Giai đoạn 2008 – 2012, tình hình thị trường hàng hóa và giá cả ít biến động, sự tăng giảm giá cả hàng hóa chủ yếu là do ảnh hưởng chung của lạm phát

xứ từ khu Thương mại – công nghiệp Mộc Bài và mặt hàng thuốc lá điếu ngoại

nhập lậu có giá diễn biến phức tạp, chủ yếu là do ảnh hưởng bởi nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là vào các dịp lễ tết. Từ đây làm cho hoạt động buôn lậu và GLTM diễn biến phức tạp, ngày càng xuất hiện những phương thức thủ đoạn tinh vi hơn, hiện đại hơn.

 Hàng hóa sản xuất trong nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các hiện tượng đầu cơ, găm hàng nhằm tăng giá quá mức. Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh biên giới nên khi trên địa bàn xảy ra dịch bệnh như dịch cúm gia cầm (năm 2009); dịch heo tai xanh (năm 2011) hoặc các đợt tăng giá

xăng dầu làm cho tình hình bn lậu và GLTM trên địa bàn có diễn biến phức tạp.

2.2.2. Tình hình bn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 2.2.2.1. Tình hình bn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

 Địa bàn hoạt động chủ yếu của buôn lậu gồm:

+ Khu vực biên giới: chủ yếu diễn ra ở khu vực Rạch Tràm, 3 xã cánh tây (Phước Chỉ, Phước Lưu, Bình Thạnh) huyện Trảng Bàng; xã Thành Long và xã Biên Giới huyện Châu Thành; xã An Thạnh huyện Bến Cầu; và khu vực các cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu. Cụ thể: khu vực cửa khẩu quốc tế và khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát; khu vực cửa khẩu và hệ thống đường mòn, lối mở hai bên cánh gà các cửa khẩu địa phương: Tống Lê Chân; Kà Tum; Chàng Riệt và Phước Tân.

+ Thị trường nội địa: tập trung nhiều ở khu vực nông thôn và các

trung tâm thương mại lớn của tỉnh như: thị xã Tây Ninh; khu vực chợ Long

Hoa – huyện Hòa Thành; khu vực chợ Gò Dầu – huyện Gò Dầu. Cùng với Tp.HCM thì đây là những nơi tiêu thụ chủ yếu hàng hóa nhập lậu trên địa

bàn tỉnh Tây Ninh.

 Các đối tượng buôn lậu chủ yếu:

+ Đầu nậu là những đối tượng cầm đầu, chúng là các “đầu mối”

đầu nậu thường ẩn mình, khơng xuất hiện, chúng hợp tác và có mối quan hệ

chặt chẽ với các đầu nậu nước ngoài.

+ Cửu vạn là những đối tượng được thuê để mang vác, vận chuyển hàng lậu theo sự chỉ huy của các đầu nậu. Các đối tượng này thường

là cư dân khu vực biên giới, họ là những người dân nghèo, khơng có tư liệu và đất sản xuất, khơng được học tập nên trình độ nhận thức kém, từ đó, họ bị các đầu nậu dụ dỗ để vận chuyển hàng lậu cho chúng. Và khi gặp sự KTKS

của lực lượng chức năng thì các đối tượng này chống đối quyết liệt.

+ Các đối tượng mua bán nhỏ, chủ yếu là cư dân khu vực biên

giới và các huyện giáp ranh, xét về điều kiện kinh tế và trình độ nhận thức thì

các đối tượng này khơng có khác biệt nhiều so với cửu vạn. Tuy nhiên, điểm

khác nhau ở chổ là họ tự bỏ vốn (có được do vay mượn, cầm cố nhà cửa) để

mua hàng và sau đó thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nhập lậu với số lượng nhỏ phân phối cho các cửa hàng tạp hóa trong phạm vi huyện hoặc

liên huyện với mục đích kiếm sống qua ngày.

+ Khách du lịch tham quan các cửa khẩu, do nhu cầu về hàng hóa miễn thuế lớn hơn so với mức thuế được miễn/người/ngày theo quy định nên

để thỏa mãn nhu cầu trên thì “vơ tình” họ đã thực hiện hành vi buôn lậu.

+ Ngồi ra, có một số đối tượng khơng trực tiếp thực hiện hành

vi vận chuyển hay mua bán hàng lậu mà chúng luôn theo sát các hoạt động của lực lượng chức năng nhằm cung cấp hay bán thông tin cho các đối tượng buôn lậu để đối phó với lực lượng chức năng.

 Mặt hàng buôn lậu chủ yếu gồm: vàng; ngoại tệ; rượu ngoại; thuốc lá

điếu ngoại; đường; đồ điện tử…và các hàng hóa tiêu dùng thường ngày. Một số mặt

hàng tiêu biểu như:

+ Thuốc lá điếu ngoại: là mặt hàng nhập lậu chủ yếu, hàng hóa

được vận chuyển từ nước bạn Cambodia về và tập trung tại khu vực Rạch

huyện Trảng Bàng. Thuốc lá điếu ngoại nhập lậu thường gia tăng vào các thời điểm sắp đến ngày lễ tết trong năm do nhu cầu thị trường tăng.

+ Xăng dầu: do chính sách trợ giá đối với mặt hàng xăng dầu của nước ta nên xảy ra hiện tượng giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam thấp hơn giá xăng dầu trên thị trường Cambodia. Do đó, khi giá xăng dầu thế giới tăng thì sẽ xảy ra hiện tượng xuất lậu xăng dầu từ các tỉnh biên giới Việt Nam, trong đó có Tây Ninh, sang Vương quốc Cambodia. Tại Tây Ninh,

việc xuất lậu xăng dầu diễn ra chủ yếu ở khu vực biên giới – xã Tân Lập huyện Tân Biên và xã Tân Hà huyện Tân Châu. Hiện nay, do sự điều chỉnh phù hợp trong chính sách quản lý giá đối với mặt hàng xăng dầu nên hoạt động xuất lậu xăng dầu khơng cịn.

+ Đường cát: nhập lậu qua biên giới không nhiều, quy mô nhỏ,

chủ yếu là mặt hàng đường cát trắng do Thái Lan sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của cư dân khu vực biên giới và các vùng lân cận.

+ Gạo: chủ yếu là gạo Thái Lan và gạo Cambodia được cư dân biên giới trao đổi, mua bán do người Việt Nam chuộng gạo lúa mùa, ít dùng phân bón, thuốc trừ sâu.

+ Bia, bột ngọt, sữa: đây là các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ từ khu Thương mại – Công nghiệp Mộc Bài được các con buôn mua gom với số lượng vượt quá nhiều lần so với suất mua hàng miễn thuế 500.000 đồng

Việt Nam/người/ngày. Những mặt hàng này chủ yếu được đem đi tiêu thụ tại trung tâm các huyện lân cận và Tp.HCM.

 Phương thức, thủ đoạn:

+ Hàng lậu thông thường, nhất là mặt hàng thuốc lá điếu ngoại và

rượu ngoại, sẽ được các đầu nậu tập trung tại các địa điểm hoang vắng, ít người lui tới dọc theo biên giới Cambodia – Việt Nam, sau đó, chúng thuê

cửu vạn hoặc bán lẻ lại cho các con buôn vận chuyển hàng hóa vào Việt Nam.

+ Đối với các mặt hàng như vàng, ngoại tệ vì có đặc điểm như

giá trị lớn, gọn nhẹ dễ cất giấu nên bọn buôn lậu sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, cất giấu ở những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể gây khó khăn rất

nhiều đối với các lực lượng chức năng.

+ Về mặt hàng xăng dầu: do lực lượng chức năng siết chặt việc kiểm soát đối với các cửa hàng xăng dầu khu vực biên giới, nên các đối tượng xuất lậu xăng dầu thường tìm cách mua gom xăng dầu ở các cửa hàng

bán lẻ xăng dầu nằm sâu trong nội địa và tìm mọi cách chuyển lên biên giới

để xuất lậu.

+ Ngoài ra, để “lách” quy định về mức miễn thuế/người/ngày tại

khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thì các đối tượng bn lậu tìm cách thuê, mượn chứng minh nhân dân của người thân và cư dân khu vực biên giới để

mua gom hàng miễn thuế.

 Quy mơ, tính chất của hoạt động bn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

+ Tùy từng lĩnh vực, địa bàn và mức lợi nhuận từng mặt hàng

đem lại mà hoạt động buôn lậu diễn ra với quy mơ và tính chất khác nhau;

hoạt động buôn lậu diễn ra liên tục, khơng kể ngày đêm, vì đây là hoạt động phạm pháp và đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của bản thân nên khi bị lực

lượng chức năng phát hiện thì các đối tượng bn lậu tìm mọi cách chối cãi,

chống đối, không chấp hành trong khi được kiểm tra.

 Các hành vi buôn lậu phổ biến

+ Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu không khai báo Hải quan

theo quy định hoặc không qua cửa khẩu.

+ Hàng hóa nhập khẩu được bày bán tại cửa hàng, tồn trữ trong kho, đang vận chuyển trên đường khơng có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng khơng

+ Hàng hóa nhập khẩu theo quy định phải dán tem nhưng không

dán tem, dán tem không đúng chủng loại, tem giả, tem quay vòng; quy định

phải dán nhãn phụ nhưng không dán nhãn phụ theo quy định.

+ Ngồi ra, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ khu Thương mại

– Công nghiệp Mộc Bài khơng có hóa đơn chứng từ hợp lệ thì được xem như hàng nhập lậu [1].

2.2.2.2. Tình hình gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

 Về địa bàn: GLTM diễn ra mọi lúc, mọi nơi, ở bất kỳ nơi đâu có diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, nhất là các khu vực nông thơn nơi mà

người bán ít chịu sự cạnh tranh cịn người mua thì “dễ dãi” trong việc lựa chọn. Tuy

nhiên, GLTM diễn ra thường xun, có tính quy luật là tại các trung tâm thương mại lớn, các tụ điểm tham quan, du lịch của tỉnh.

 Đối tượng thực hiện các hành vi GLTM bao gồm tất cả các thành

phần kinh tế, từ nhà sản xuất đến người kinh doanh. Trong điều kiện hiện tại thì lực

lượng QLTT Tây Ninh chủ yếu thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các

hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân buôn chuyến và các doanh nghiệp tư nhân.

 Mặt hàng vi phạm: có thể là tất cả các hàng hóa, từ hàng hóa tiêu

dùng đến hàng hóa phục vụ cho sản xuất. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh,

việc GLTM chủ yếu diễn ra đối với các mặt hàng như: xăng dầu; phân bón; mũ bảo hiểm…

 Phương thức, thủ đoạn và một số hành vi vi phạm phổ biến

+ Đối tượng vi phạm thường dùng các thủ đoạn dối trá, mánh

khóe, lừa lọc trong hoạt động thương mại như: gian lận về cân đong, đo đếm – việc sử dụng phương tiện đo chưa qua kiểm định hoặc có dấu kiểm định hết hiệu lực hoặc sử dụng công nghệ hiện đại như gắn chíp điện tử điều

khiển từ xa nhằm gian lận về số lượng hàng hóa bán ra; gian lận về chất lượng hàng hóa – sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng, pha trộn tạp chất

+ Các vi phạm trong lĩnh vực giá: diễn ra đối với các ngành hàng không do Nhà nước quy định giá. Các hành vi vi phạm chủ yếu: không niêm yết giá hàng hóa tại cửa hàng, quầy hàng, địa điểm giao dịch với khách hàng; hoặc niêm yết giá bán không rõ ràng, gây nhầm lẫn, không đúng theo quy

định. Mục đích của các hành vi trên là nhằm đánh lừa khách hàng, bán một

loại hàng hóa với nhiều mức giá khác nhau cho những đối tượng khách hàng khác nhau.

 Về quy mơ, tính chất thì GLTM khơng hề thua kém so với buôn lậu.

Nhất là các hành vi gian lận về chất lượng, số lượng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, phân bón, mũ bảo hiểm…ảnh hưởng rất lớn đến lòng tin của người tiêu dùng,

đến sức khỏe, tài sản của nhân dân.

2.2.3. Thuận lợi

 Trong thời gian qua, hoạt động QLTT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã

nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ từ lãnh đạo Cục QLTT. Cụ thể:

+ Về chính quyền địa phương, là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời,

tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giai đoạn đầu thành lập

các Đội QLTT huyện (tháng 7 năm 2009). Đó là sự chỉ đạo trong công tác

phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành chức năng của huyện với lực lượng QLTT.

+ Đối với Cục QLTT, là sự quan tâm chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp

vụ chuyên môn thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn; các văn bản hướng dẫn công tác xử lý nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm mà pháp luật chưa

quy định; là sự hướng dẫn, tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra; cấp thẻ

kiểm tra thị trường kịp thời. Nhất là việc hướng dẫn tổ chức chỉ đạo thực

hiện công tác KTKS thị trường, với sự chỉ đạo kịp thời trên đã tạo nên sự gắn kết, đồng bộ đối với công tác QLTT cả nước, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân từ đó làm nên sức mạnh tổng hợp. Cụ thể, năm 2012 Cục QLTT đã

ban hành trên 70 văn bản chỉ đạo QLTT địa phương KTKS và xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là kiểm tra, xử lý các vấn đề nóng, nổi cộm trên thị

trường như: kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá xăng dầu,

khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón (26 văn bản); chỉ đạo các Chi cục QLTT triển khai các biện pháp ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu, không qua kiểm dịch và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, kiểm tra việc sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist trong chăn nuôi (12 văn bản);…

 Bên cạnh đó, sự đồn kết, hợp tác và làm việc lâu năm trong công tác chống buôn lậu và GLTM của đội ngũ nhân sự hiện có tại Chi cục QLTT Tây Ninh là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả, vai trò của lực lượng. Đây là

những người có thâm niên hoạt động trong ngành QLTT nhiều năm, tuy có những hạn chế nhất định về trình độ và tuổi tác nhưng họ hiểu rất rõ về địa bàn, tính chất,

đặc điểm; về phương thức hoạt động và thủ đoạn của các đối tượng bn lậu và

GLTM.

2.2.4. Khó khăn

 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chung cịn thiếu, lạc hậu khơng đáp ứng u cầu công tác. Đặc biệt từ khi thành lập các Đội QLTT huyện, ngoại trừ trụ

sở cũ của các Đội liên huyện để lại thì đa phần các Đội còn lại đều phải xin UBND

huyện cho mượn tạm các cơng trình như nhà văn hóa thiếu nhi khơng cịn sử dụng,

văn phòng Ban Quản lý bến xe khách của huyện… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến

hoạt động của các Đội, vì hoạt động bn lậu và GLTM thường diễn ra ngoài giờ hành chính nên hoạt động kiểm tra của lực lượng QLTT cũng phải thích ứng với đặc điểm trên, yêu cầu các thành viên trong Đội phải trực tại cơ quan và luôn trong tư thế sẵn sàng công tác. Và với điều kiện về cơ sở vật chất như trên đã tạo những khó khăn nhất định cho các Đội: nếu bố trí KSV làm đêm ngồi giờ thì điều kiện ăn ở khơng tốt làm ảnh hưởng đến sức khỏe, còn nếu cho làm hết giờ hành chính rồi về

 Về nhân sự: lực lượng nhân sự của Chi cục QLTT tỉnh Tây Ninh hiện nay cịn rất mỏng, khơng đủ đáp ứng yêu cầu cơng tác, cũng như hồn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao. Lực lượng QLTT là lực lượng chủ công trong việc KTKS hoạt động thương mại trên thị trường nội địa, cụ thể, lực lượng QLTT được phân công các nhiệm vụ như: chống buôn lậu; chống sản xuất, kinh doanh hàng giả; chống GLTM; thanh tra chuyên ngành thương mại;…và theo u cầu cơng tác, địi hỏi các Đội QLTT phải ln bố trí KSV trực cơng tác, kể cả ngày nghỉ. Tuy nhiên, lực lượng QLTT Tây Ninh, đặc biệt là ở cấp Đội hiện nay còn rất mỏng. Năm 2012,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh tây ninh trong quá trình hội nhập (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)