7. Kết cấu của luận văn
3.3. Các giải pháp
3.3.1. Nhóm giải pháp hành chính
3.3.1.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý
Mục tiêu giải pháp: hiện nay, hệ thống pháp luật trong hoạt động
thương mại vẫn còn nhiều bất cập do thực tế luôn thay đổi nên cần thường xuyên
tr.308]. Đồng thời, hoạt động xây dựng văn bản pháp luật nói chung, văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói riêng, phải luôn cập nhật và đổi mới vì thực tiễn ln ln thay đổi. Vì vậy, giải pháp hồn thiện mơi trường pháp lý nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh các quy định khơng cịn phù hợp, đồng thời ban hành
các quy định điều chỉnh hoạt động thương mại cho phù hợp với thực tiễn trong quá
trình hội nhập.
Biện pháp thực hiện:
Chỉnh sửa các văn bản hiện hành theo hướng đảm bảo các chế tài đủ mạnh nhằm giáo dục, răn đe các đối tượng vi phạm và những kẻ tiếp tay cho chúng. Hiện nay, các Nghị định quy định hình thức xử phạt bằng tiền chủ yếu là căn cứ vào giá trị hàng hóa vi phạm. Trong khi lạm phát ở nước ta ln có xu hướng tăng cao
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nên các mức chế tài bằng tiền trên sẽ khơng đủ tính răn đe sau một thời gian áp dụng. Vì thế, theo tơi cần quy định chế tài xử phạt thông
qua hành vi vi phạm của đối tượng. Ví dụ: khi một đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu là dép lào do Thái Lan sản xuất với số lượng là 30 đơi thì Chính phủ cần
quy định mức xử phạt dựa trên một đơi và sau đó nhân lên để tính ra số tiền xử
phạt, trường hợp này là 30 lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh một đôi dép lào lậu. Tuy nhiên, để thực hiện quy định trên cần lập danh mục các hàng hóa
có tính năng, tác dụng tương đồng nhau và đưa ra khung tiền phạt cho từng hành vi đối với từng nhóm hàng hóa riêng biệt. Ví dụ: nhóm hàng tiêu dùng sẽ có khung
tiền phạt khác với nhóm hàng điện tử; nhóm hàng may mặc sẽ có khung tiền phạt khác với nhóm hàng thực phẩm…
Tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến việc tạo lập môi
trường kinh doanh và các điều kiện đối với thương nhân nhằm đảm bảo môi trường
kinh doanh lành mạnh, mang tính cạnh tranh cao, khơng hạn chế thương nhân tham gia nếu họ đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Trước hết, Chính phủ cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định về hàng hóa cấm kinh doanh, kinh doanh có
điều kiện, hạn chế kinh doanh để từ đó các Bộ, ngành có cơ sở ban hành các quy định về điều kiện đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa thuộc phạm vi quản lý
của mình. Kế đến, khi thương nhân đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiến hành
kinh doanh thì quy định rõ cách thức và các thông tin cần thiết họ sẽ phải cung cấp hoặc thông báo để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
+ Ví dụ, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hiện nay còn tồn tại những bất cập trong cơ chế quản lý giá cả và chất lượng hàng hóa. Giá cả hàng hóa là do thị trường quyết định, nhưng theo Nghị định số 84/2009/NĐ- CP thì giá xăng trên thị trường được quyết định bởi liên Bộ Tài Chính và Bộ
Công Thương quyết định dựa trên đề nghị của các doanh nghiệp đầu mối. Trên cơ sở đó, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán hàng đúng theo giá đã quy định. Trước hết, tác giả khơng phân tích theo hướng là liệu có hay khơng sự
cấu kết vì “lợi ích nhóm” của các doanh nghiệp đầu mối trong việc điều chỉnh lên xuống giá xăng dầu mà đi vào hoạt động của các cửa hàng bán lẻ
xăng dầu. Kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh hàng hóa có điều
kiện, để được mở đại lý bán lẻ xăng dầu thì thương nhân phải đáp ứng được
các điều kiện theo quy định. Vấn đề đặt ra là trong các điều kiện thì có điều
kiện về địa điểm kinh doanh và để mở một cửa hàng bán lẻ xăng dầu thì thương nhân phải bỏ ra một số vốn không nhỏ, đồng thời người kinh doanh
không được bán khác so với giá đã quy định mà chỉ thu lợi nhuận thông qua
phần hoa hồng được thương nhân đầu mối trích lại – mức phổ biến hiện nay là từ 200 đồng/lít đến 500 đồng/lít. Do đó, đa phần các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đều có thế “độc quyền” trong một khu vực địa lý nhất định và lợi nhuận chủ yếu của họ là từ hoa hồng. Với mức hoa hồng như trên thì các cửa hàng
“độc quyền” ở các khu vực thành thị, khu đông dân cư sẽ có lãi, cịn nếu “độc quyền” tại các khu vực nơng thơn thì khơng, nếu muốn có lãi thì chỉ
cịn cách thực hiện hành vi GLTM bằng việc “điều chỉnh” số lượng, chất lượng hàng bán ra. Như vậy, để khắc phục những tồn tại trên thì Chính phủ
cần xem xét sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh và mức giá được phép bán ra thị trường của các đại lý bán lẻ xăng dầu để họ được chủ động
Hoàn thiện các quy định liên quan đến đối tượng chính của hoạt động
thương mại, đó là hàng hóa. Cụ thể như sau:
+ Nhãn hàng hóa là yếu tố không thể tách rời của hàng hóa, nó thể hiện những phần cơ bản của hàng hóa như: do ai sản xuất, nguyên liệu sử dụng, ngày sản xuất và hạn sử dụng… Do đó, để tăng tính hiệu quả quản lý
nhà nước trong hoạt động thương mại thì nhất thiết phải có hệ thống các quy định rõ ràng, chặt chẽ đối với việc ghi nhãn hàng hóa của thương nhân chịu
trách nhiệm về hàng hóa đó. Hiện tại, theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP
ngày 30/8/2006 của Chính phủ thì những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa gồm các tiêu chí sau: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa. Theo tơi, quy
định trên là chưa đủ, trên nhãn hàng hóa cần thể hiện thêm các tiêu chí bắt
buộc như: tiêu chuẩn sản xuất và định lượng hàng hóa. Vì một khi đã sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường thì số lượng và chất lượng phải đồng nhất, phải theo một tiêu chuẩn nhất định (tiêu chuẩn của cơ sở hoặc tiêu chuẩn
Nhà nước quy định). Nếu trên nhãn hàng hóa khơng thể hiện hai tiêu chí trên
thì sẽ gây ra khó khăn trong hoạt động KTKS chất lượng, số lượng hàng hóa
do khơng có cơ sở để xác định là sản phẩm không đạt chất lượng hay không đủ về số lượng. Vì vậy, Chính phủ cần xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 89/2006/NĐ-CP theo hướng yêu cầu thương nhân chịu trách nhiệm ghi
nhãn phải thể hiện thêm những thông tin bắt buộc như đã nêu ở trên.
+ Tiêu chuẩn đối với hàng hóa là cơ sở pháp lý cho việc KTKS
thị trường. “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý
dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này” [25, tr.111].
Để đảm bảo hiệu quả hoạt động KTKS thị trường của lực lượng QLTT đối
với hàng hóa cụ thể thì nhất thiết hàng hóa đó phải được sản xuất dựa trên một tiêu chuẩn nhất định và quan trọng hơn là QLTT phải có được tiêu
chuẩn quốc gia của sản phẩm đó. Hiện nay, các bộ tiêu chuẩn quốc gia do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành. Vì vậy, bên cạnh hoạt
động xây dựng và hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn quốc gia thì cần có sự liên
kết theo hướng trao đổi thơng tin nội bộ qua mạng internet giữa Cục QLTT và Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng để kịp thời cập nhật những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động kiểm tra của lực lượng QLTT,
đồng thời phản ánh những bất cập khi áp dụng vào thực tiễn của những bộ
tiêu chuẩn trên.
+ Hóa đơn, chứng từ là các căn cứ để xác định nguồn gốc, xuất
xứ của hàng hóa. Vì vậy, các quy định về chế độ hóa đơn chứng từ rất quan trọng đối với khâu lưu thơng hàng hóa. Các quy định này phải vừa chặt chẽ
để giúp lực lượng chức năng xác định đúng đối tượng kiểm tra, đồng thời
phải vừa linh hoạt để tạo điều kiện cho hoạt động lưu thơng hàng hóa diễn ra thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thực tế, hiện nay các đối tượng bn lậu lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất để buôn lậu các nguyên liệu, phụ liệu, máy móc, thiết bị…hay sử dụng hóa đơn trong nước nhằm quay vịng cho nhiều lơ hàng lưu thơng trên thị trường gây nhiều khó khăn trong cơng tác kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng. Do đó, cần quy định chặt chẽ
hơn đối với hóa đơn, chứng từ của hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, cần quy định khi thương nhân nhập khẩu xuất hóa đơn cho tổ chức/cá nhân kinh doanh hàng hóa trong nước phải kèm theo hóa đơn nhập khẩu có đóng dấu của đơn
vị nhập khẩu; đồng thời, trên nhãn phụ hàng nhập khẩu phải thể hiện một số thông tin của hóa đơn nhập khẩu lơ hàng đó.
+ Ngồi các yếu tố trên thì tem hàng hóa cũng là một phần không thể thiếu đối với các hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa trong nước sản xuất
nhưng được bày bán tại khu vực cửa khẩu và được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế. Hiện nay, tại khu Thương mại – công nghiệp Mộc Bài, ngồi các
dụng chính sách ưu đãi về thuế nhằm mua gom hàng hóa và sau đó đem tiêu thụ trong nước thu lợi bất chính, đề nghị Bộ Tài chính quy định việc dán tem miễn thuế hoặc yêu cầu tổ chức bán hàng đóng dấu “HÀNG MIỄN THUẾ” lên bao bì đối với những hàng hóa trên. Nếu không thực hiện các giải pháp
trên thì sẽ khơng có đủ căn cứ pháp lý để kết luận hàng hóa đó có phải là
hàng hóa được mua gom, trốn thuế hay không?
Kết quả kỳ vọng: với giải pháp hồn thiện mơi trường pháp lý đã nêu
thì sẽ khắc phục được những tồn tại hiện có của hệ thống pháp luật về thương mại. Tuy nhiên, do thực tiễn hoạt động thương mại luôn thay đổi nên giải pháp trên chỉ thực sự đạt hiệu quả cao trong một khoảng thời gian nhất định, việc cần thiết là phải liên tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3.3.1.2. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực thơng qua các chính sách đối với lực lượng Quản lý thị trường
Mục tiêu giải pháp: hiện tại, những hạn chế về cơ chế, chính sách đã
hạn chế rất nhiều đến vai trò của lực lượng QLTT trong việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. Do vậy, đây là các giải pháp cơ bản, trực tiếp tác động đến năng lực cũng như vai trò của lực lượng QLTT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng, cả nước nói chung. Mục tiêu của giải pháp là thơng qua việc kết hợp điều chỉnh các quy định
liên quan đến bộ máy tổ chức, cách thức hoạt động và các điều kiện liên quan đến
nguồn nhân lực nhằm tạo cơ chế thơng thống, thuận lợi cho hoạt động công vụ của lực lượng QLTT.
Biện pháp thực hiện
Giải pháp liên quan đến việc tổ chức lực lượng QLTT. Theo cơ cấu tổ chức hiện nay thì Chi cục QLTT là đơn vị “song trùng trực thuộc”, vừa chịu sự quản lý của SCT, vừa chịu sự chỉ đạo của Cục QLTT. Điều này làm phát sinh
những hạn chế trong hoạt động chống bn lậu và GLTM trong q trình hội nhập
(như đã phân tích ở chương 2). Vì vậy, cần tổ chức lại lực lượng QLTT theo hướng
sẽ tạo sự thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành từ Tổng cục đến Cục và các Chi cục; từ đây hoạt động chống buôn lậu và GLTM sẽ được chỉ đạo thống nhất,
xuyên suốt và có sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh, thành.
Giải pháp liên quan đến quá trình thực thi nhiệm vụ của lực lượng QLTT. Vai trò của lực lượng QLTT được thể hiện rõ nhất và trực tiếp nhất là trong quá trình thi hành nhiệm vụ, chức năng được giao. Để tăng cường vai trò này, ta cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
+ Việc đầu tiên và quan trọng nhất để công tác chống buôn lậu và
GLTM đạt hiệu quả cao là cần phải có một kế hoạch tốt, cụ thể và chi tiết với đối tượng, địa điểm và mặt hàng kiểm tra cụ thể. Để có kế hoạch tốt, cần
thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn nhằm thực hiện việc quản lý từ gốc, KTKS hàng hóa từ nơi phát luồng. Tuy nhiên, để công tác quản lý địa bàn đạt hiệu quả cao thì ngồi những kênh thơng tin chính thức như: đơn vị chủ động điều tra lập danh sách; các thông tin từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan
chuyên ngành…thì địi hỏi phải thu thập các thơng tin phi chính thức như cài cắm cơ sở (người dân hoặc những đối tượng đã từng hoặc đang hoạt động
buôn lậu và GLTM) để cung cấp tin báo. Với những quy định hiện hành thì lực lượng QLTT được phép chi mua tin cơ sở phục vụ công tác kiểm tra
nhưng không được phép quan hệ với đương sự, đây là một chủ trương đúng đắn nhằm hạn chế sự “bảo kê” của công chức QLTT. Những quy định trên đã phần nào hạn chế nguồn cung cấp tin báo để từ đó lực lượng QLTT đưa
vào kế hoạch nhằm ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu và GLTM. Do vậy, giải pháp để thu thập được nhiều thơng tin phi chính thức là cần thực hiện xã hội hóa cơng tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM (sẽ được trình bày rõ hơn ở phần 3.3.2).
+ Để thực hiện có hiệu quả hoạt động KTKS thị trường, nhất là trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM thì lực lượng QLTT cần được trao quyền nhiều hơn trong việc dừng phương tiện để kiểm tra. Hiện
công trong việc KTKS thị trường nội địa nên không được dừng phương tiện. Tuy nhiên, hàng hóa nhập lậu khi được vận chuyển vào thị trường nội địa thì khơng chỉ tiêu thụ tại một địa điểm cụ thể mà sẽ được phân phối khắp thị trường. Vì vậy, nếu nắm được tin báo có phương tiện vận chuyển hàng lậu đi ngang qua địa phương của một Đội QLTT cụ thể nhưng điểm tập kết hàng
hóa là một địa phương khác thì phải xử lý như thế nào nếu không được phép dừng phương tiện. Cần phân tích thêm rằng, chỉ có lực lượng cảnh sát giao thông mới được dừng phương tiện và do đó, một khi lực lượng QLTT muốn dừng xe phải nhờ hỗ trợ từ phía cảnh sát giao thơng. Xét tính chất và mức độ khẩn cấp của vấn đề thì khi có được sự hỗ trợ từ phía cảnh sát giao thơng thì
phương tiện vận chuyển hàng lậu có khả năng đã di chuyển sang địa phương khác. Đặc biệt, đối với địa phương có đặc thù là địa bàn trung chuyển hàng
hóa từ Cambodia về Tp.HCM để tiêu thụ, nếu khơng được quyền dừng xe thì không thể tiến hành ngăn chặn việc vận chuyển hàng nhập lậu. Như vậy, để giải quyết vấn đề trên, nhất thiết phải có các quy định cho phép lực lượng
QLTT được dừng phương tiện giao thông chở hàng lậu. Cụ thể, tiếp tục thực
hiện hoặc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 441/2002/QĐ-BTM ngày
16/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Và để khắc phục việc lạm quyền,