Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh tây ninh trong quá trình hội nhập (Trang 88 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Các giải pháp

3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục

Mục tiêu giải pháp: giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục tập trung vào việc thay đổi thói quen, nhận thức và ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân, công chức QLTT và của doanh nghiệp. Mục tiêu nhằm

huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân trong cuộc chiến chống bn lậu và GLTM,

từ đó, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với hoạt động của lực lượng QLTT.  Biện pháp thực hiện

 Thực hiện xã hội hóa cơng tác chống bn lậu và GLTM thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nhân dân và các cá nhân, tổ chức

làm ăn chân chính hiểu được mức độ vi phạm và tác hại của các hành vi buôn lậu và GLTM đối với nền kinh tế, không tiếp tay cho các đối tượng thực hiện các hành vi trên. Đồng thời tạo được sự đồng thuận đối với hoạt động của lực lượng chức năng, giúp người dân hiểu và nêu cao tinh thần tố giác hành vi vi phạm. Cụ thể:

+ Trong q trình thực thi nhiệm vụ, cơng chức QLTT phải nêu

cao tinh thần hướng dẫn, tuyên truyền để người dân, các hộ kinh doanh cá

thể hiểu được tác hại cũng như tính chất của vấn đề bn lậu và GLTM. Do tính chất nhạy cảm của công tác QLTT là đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của

phải cư xử chuẩn mực, có thái độ hòa nhã và lý giải vấn đề một cách thấu tình đạt lý, tránh sự phản ứng thái quá tạo cơ hội để các đối tượng bn lậu và GLTM kích động nhân dân và người thân chống người thi hành cơng vụ.

Tuy nhiên, như vậy khơng có nghĩa là phải e sợ hay lùi bước trước các đối tượng vi phạm mà cần phải có thái độ kiên quyết đấu tranh, xử lý công khai,

minh bạch, đúng luật đối với các hành vi vi phạm. Thời gian gần đây, có những vụ việc không tốt như tự ý “làm luật”, nhũng nhiễu doanh nghiệp qua việc tự ý kiểm tra khi khơng có quyết định tạo dư luận không tốt, gây ảnh hưởng xấu đối với hình ảnh của lực lượng QLTT. Do vậy, yêu cầu đặt ra là

cần chấn chỉnh kịp thời các hành động sai trái trên, đồng thời từng bước xây dựng hình ảnh lực lượng QLTT là hoạt động với mục đích vì lợi ích người

tiêu dùng, vì một nền thương mại công bằng và phát triển, là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Để thực hiện u cầu trên, Bộ

Cơng Thương ban hành Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 04/9/2012 về thực hiện

một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức QLTT nhằm chấn chỉnh và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ QLTT với chủ đề xuyên suốt đến năm 2015 là “Rèn tác phong chính quy,

luyện ứng xử văn hóa”. Đối với cơng chức QLTT Tây Ninh, ngồi việc qn triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 14/CT-BCT thì cần tập trung vào việc học tập, nâng cao trình độ nắm rõ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp

ứng yêu cầu công tác chống buôn lậu và GLTM trong q trình hội nhập (vì đa phần cơng chức QLTT đã phục vụ trong ngành từ trước năm 2006, đây là giai đoạn hoạt động vận chuyển hàng lậu diễn ra sôi động, nên đa phần đều

quen với việc rượt đuổi bắt hàng lậu và không nắm vững các nghiệp vụ kiểm

tra cơ sở kinh doanh).

+ Các Đội QLTT cần có sự kết hợp chặt chẽ với các đơn vị có

chức năng tuyên truyền của địa phương, nhất là Đài truyền thanh huyện nhằm thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật thông qua

hiểu và thực hiện. Đồng thời, phổ biến các thủ đoạn vi phạm của những đối

tượng buôn lậu và GLTM để người tiêu dùng biết và cảnh giác; thông tin về các đối tượng vi phạm và chế tài xử lý để răn đe.

+ Kết hợp với Ban Quản lý các chợ trung tâm huyện, thị xã thực hiện việc tuyên truyền thông qua loa phát thanh, trưng bày cân đối chứng để

người tiêu dùng có cơ sở so sánh. Hiện nay, sự kết hợp giữa lực lượng QLTT

và Ban Quản lý các chợ huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa được

các Đội QLTT quan tâm đúng mức, chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ trong khâu

kiểm tra và thực hiện các chế tài xử lý mà không chú trọng vào công tác tuyên truyền. Nguyên nhân là do nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, bên cạnh đó, Ban Quản lý chợ không đủ nhân lực và kiến thức pháp luật để thực hiện việc tuyên truyền. Có thể khẳng định rằng, việc kết hợp tuyên truyền kiến thức pháp luật đến cơ sở kinh doanh là việc có lợi cho cả lực lượng QLTT lẫn Ban Quản lý chợ. Cụ thể: một khi cơ sở kinh doanh hiểu biết rõ ràng về luật sẽ thuận lợi cho hoạt động kiểm tra của lực

lượng QLTT; thông qua hiệu quả hoạt động kiểm tra của lực lượng QLTT sẽ

giúp hoạt động kinh doanh trong khu vực chợ đi vào nền nếp, thuận tiện cho việc quản lý của Ban Quản lý chợ. Vì vậy, nhất thiết phải thực hiện việc trao

đổi thơng tin, kết hợp tồn diện giữa hai cơ quan để nâng cao hiệu quả công

tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thương mại tại các chợ trung tâm huyện, thị xã.

+ Kêu gọi sự hỗ trợ, kết hợp từ các doanh nghiệp, các hiệp hội trong việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. Việc kết hợp này đem lại lợi ích cho cả lực lượng QLTT và doanh nghiệp: với sự hỗ trợ của lực lượng QLTT thông qua công tác kiểm tra sẽ ngăn chặn được hàng hóa nhập lậu tạo

điều kiện để hàng hóa sản xuất trong nước chiếm lại thị phần đã mất; bên

cạnh đó, với tiềm lực của mình, các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhiều mặt để lực

lượng QLTT hồn thành vai trị, nhiệm vụ được giao. Hiện tại, Chi cục QLTT Tây Ninh đã ký kết thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau giữa Chi cục với Công

ty AJINOMOTO Việt Nam, theo đó cơng ty AJINOMOTO Việt Nam sẽ hỗ trợ Chi cục QLTT thông qua việc cung cấp tin các cơ sở kinh doanh bột ngọt giả nhãn hiệu AJINOMOTO và chi phí dành cho cơng tác kiểm tra, xử lý; Chi cục QLTT Tây Ninh có trách nhiệm chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc

phối hợp chặt chẽ với nhân viên của công ty AJINOMOTO Việt Nam trong việc kiểm tra. Ngoài ra, trong cơng tác phịng chống thuốc lá lậu thì Chi cục

QLTT Tây Ninh đã thực hiện ký kết thỏa thuận với Công ty B.A.T (British

American tobacco), nội dung thỏa thuận là công ty B.A.T sẽ hỗ trợ kinh phí các vụ việc kinh doanh thuốc lá lậu mà các Đội QLTT kiểm tra và phát hiện;

đồng thời, cơng ty B.A.T sẽ chịu chi phí in các ấn phẩm tuyên truyền và bản

cam kết không kinh doanh thuốc lá lậu, Chi cục sẽ chỉ đạo các Đội QLTT

thực hiện việc phát các ấn phẩm trên và yêu cầu các cơ sở kinh doanh ký

cam kết không bán thuốc lá lậu. Hiệu quả từ các thỏa thuận trên cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong cơng tác chống buôn lậu và GLTM trên địa

bàn tỉnh Tây Ninh. Vì vậy, cần tiếp tục duy trì đồng thời ký thêm thỏa thuận với các doanh nghiệp khác, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và phân bón.

 Các cấp, các ngành cần thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam

ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình như bán hàng bình ổn giá, hàng

Việt về nông thôn. Nếu thực hiện thành công các chương trình trên sẽ làm tăng độ

phủ của hàng hóa sản xuất trong nước, giảm thị phần hàng nhập lậu. Đồng thời, tạo thói quen và sự tin tưởng dùng hàng Việt đối với người tiêu dùng, dần dần loại bỏ tâm lý “sính hàng ngoại”. Tuy nhiên, để các chương trình trên đạt hiệu quả cao thì

cần có sự hỗ trợ về kinh phí, trợ giúp về thủ tục hành chính cũng như các điều kiện thực tế từ cấp ủy và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, cần cơng khai, minh

bạch về các điều kiện cũng như yêu cầu đối với những doanh nghiệp tham gia chương trình để đảm bảo giá cả phù hợp, chất lượng hàng hóa đạt chuẩn. Trong quá

cho người tiêu dùng. Hiện tại, UBND tỉnh Tây Ninh đang thực hiện các chương

trình trên, tuy nhiên, chưa đảm bảo được mức độ thường xuyên và các yếu tố khác

như mặt bằng (tháng 3/2013, SCT Tây Ninh kết hợp với Co.opmart Tây Ninh tổ

chức chương trình “Hàng Việt về nông thôn” trên địa bàn huyện Dương Minh

Châu, hai bên thỏa thuận sẽ tổ chức tại khu vực trung tâm, gần chợ Thị trấn. Tuy nhiên, khi Co.opmart Tây Ninh liên hệ với UBND huyện Dương Minh Châu thì

được bố trí mặt bằng là khu vực cách xa trung tâm thị trấn. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thành cơng của chương trình, gây lãng phí). Do vậy,

cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan để các chương trình trên có

được sự thành công theo kế hoạch đã đề ra.

Kết quả kỳ vọng: thực hiện thành công giải pháp này sẽ tạo được

chuyển biến tích cực trong nhận thức, thói quen tiêu dùng và tinh thần thượng tôn pháp luật của các tầng lớp dân cư; đồng thời tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, hướng tới thực hiện xã hội hóa việc đấu tranh chống bn lậu và GLTM. Từ đó góp phần tăng cường vai trò của lực lượng QLTT trong việc đấu tranh chống bn lậu và GLTM.

3.3.3. Nhóm giải pháp kinh tế

3.3.3.1. Mục tiêu giải pháp

Vai trò của lực lượng QLTT đối với nền kinh tế là nhằm bảo vệ người sản xuất, kinh doanh chân chính từ đó góp phần bình ổn thị trường, phát triển sản xuất

trong nước theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước (như đã phân tích trong Chương 1). Tuy khơng ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của lực lượng QLTT nhưng

giải pháp kinh tế là giải pháp cơ bản và lâu dài trong việc phịng, chống bn lậu và GLTM: “Chỉ khi nào sản xuất hàng hóa trong nước phát triển về chủng loại, mẫu

mã, số lượng, chất lượng và giá thành đủ sức cạnh tranh với hàng lậu thì hàng lậu khó tồn tại” [35, tr.79]. Do đó, cần ưu tiên phát triển sản xuất trong nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đi đôi với đấu tranh chống các

cốt yếu là các doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị tiên tiến, tổ chức quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng và giảm giá thành

hàng hóa. Đồng thời, Nhà nước cần có các chính sách cụ thể nhằm hoàn thiện thể

chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện phát triển đồng bộ các loại thị trường và chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

3.3.3.2. Biện pháp thực hiện

 Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển thêm các cụm, khu công nghiệp nhẹ nhằm giải quyết lao

động dư thừa ở khu vực nông thơn, nhất là khu vực biên giới vì đa phần lao động

nhàn rỗi ở khu vực này là những người tiếp tay cho bọn đầu nậu trong việc vận

chuyển, buôn bán hàng lậu. Trước hết, cần tập trung phát triển hai khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát theo quy hoạch chung của Thủ tướng Chính phủ và các

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội khu vực vùng biên, đồng thời khơi dậy tiềm năng kinh tế của tỉnh.

 Xây dựng quy hoạch và phát triển mạng lưới các trung tâm thương

mại trên địa bàn theo hướng hiện đại. Việc buôn bán nhỏ lẻ, phân tán không tập

trung gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý, KTKS của các lực lượng chức

năng và tồn tại những bất cập sau: các cơ sở kinh doanh hoạt động khơng ổn định;

nguồn gốc hàng hóa khơng được kiểm sốt; khơng có sự cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh dẫn đến việc người tiêu dùng khơng có nhiều sự lựa chọn và từ đó phát sinh các hành vi GLTM… Bên cạnh việc phát triển các trung tâm thương mại tại khu vực hai cửa khẩu quốc tế nằm trong quy hoạch chung thì cần đẩy mạnh việc phát triển các trung tâm thương mại ở mỗi huyện, thị xã thông qua việc kêu gọi đầu

tư từ các công ty bán lẻ, nhà phân phối uy tín như: Saigon Co.op; Tổng cơng ty thương mại Sài Gịn (SATRA)… Để thực hiện thành cơng chính sách trên, UBND

tỉnh cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước… đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, ban hành các chủ

 Nguyên nhân của buôn lậu và GLTM là lợi nhuận bất chính, lợi nhuận siêu ngạch thu được từ các hành vi kinh doanh trái pháp luật. Do thuế suất nhập khẩu hàng hóa cịn cao; hàng hóa sản xuất trong nước có giá thành cao, chất lượng

chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Để giải quyết vấn đề trên, cần nâng cao năng lực sản xuất trong nước và thực hiện liên doanh, liên kết với nước ngoài để

sản xuất những mặt hàng mà hàng hóa trong nước khơng cạnh tranh được với hàng

hóa nước ngồi, nhất là đối với các hàng hóa nằm trong nhóm những mặt hàng nhập

lậu nhiều vào nước ta. Cụ thể, ta có thể liên doanh với các hãng sản xuất thuốc lá

nước ngoài để sản xuất thuốc lá điếu hiệu Hero và Jet như đã từng làm đối với mặt hàng bia Heineken [24]; như vậy sẽ giảm bớt tình trạng nhập lậu thuốc lá điếu như

hiện nay, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách.

3.3.3.3. Kết quả kỳ vọng

Khi các điều kiện kinh tế của nước ta nói chung, của tỉnh Tây Ninh nói riêng

được cải thiện thì sẽ tạo nền tảng phát triển một nền thương mại hiện đại, hướng tới

mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến lúc

đó, hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và GLTM của lực lượng QLTT sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ những thành tựu của nền kinh tế như: môi trường kinh

doanh hiện đại; hàng hóa sản xuất trong nước dồi dào và có khả năng cạnh tranh với hàng nhập lậu;… Theo đó phát huy được vai trị của lực lượng QLTT trong việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu trong chương 3 đã giải quyết được những vấn đề đặt ra

trong chương 2. Cụ thể như sau:

 Dự báo được tình hình tác động đến cơng tác đấu tranh chống buôn

lậu và GLTM trong quá trình hội nhập: thứ nhất là việc giảm các dòng thuế nhập khẩu theo cam kết khi gia nhập WTO sẽ tác động đến quy mơ, tính chất của hoạt động buôn lậu và GLTM; thứ hai là việc tham gia thị trường trong nước của các tập đoàn đa quốc gia địi hỏi phải hồn thiện hệ thống pháp luật về thương mại cho phù

hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời u cầu trình độ của cơng chức ngành QLTT phải được nâng cao, đáp ứng yêu cầu cơng việc trong tình hình mới; và cuối cùng là việc áp dụng các thành tựu khoa học vào hoạt động bn lậu và GLTM sẽ làm cho tình hình càng thêm phức tạp.

 Nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác QLTT trong quá trình hội nhập. Theo đó, cơng tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, với việc xác định QLTT là một ngành thực hiện chức năng KTKS thị trường nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh tây ninh trong quá trình hội nhập (Trang 88 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)