7. Kết cấu của luận văn
2.4.3. Những vấn đề về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động buôn lậu và
gian lận thương mại
Thứ nhất, cần tập trung giải quyết những tồn tại trong chính sách lưu
thơng hàng hóa, đặc biệt là các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ nhất là đối với
hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngồi. Cụ thể, cần xem xét chỉnh sửa Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 của liên Bộ Tài chính – Bộ
Công Thương – Bộ Công an về hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng
hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường. Đồng thời, thực hiện tốt việc dán tem nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, nhất là đối với mặt hàng thuốc lá và rượu.
Thứ hai, nhãn hàng hóa là một yếu tố quan trọng của sản phẩm, nó thể
hiện “lý lịch sản phẩm”, bao gồm nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Hiện tại, việc ghi nhãn hàng hóa được điều chỉnh theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày
30/8/2006 của CP. Tuy nhiên, do các quy định trong Nghị định trên được áp dụng đã lâu nên dần xuất hiện những tồn tại cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp
với yêu cầu thực tiễn.
Thứ ba, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì ngày càng xuất hiện
nhiều loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, nhất là đối với nhóm hàng tiêu dùng, cần được xây dựng và liên tục hồn thiện để hướng dẫn, khuyến khích người sản xuất, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động KTKS thị trường.
Cuối cùng, cần điều chỉnh những quy định về quyền và nghĩa vụ của
thương nhân, những điều kiện cần phải đạt được khi kinh doanh các hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hàng hóa hạn chế kinh doanh. Đồng thời, tăng mức chế tài xử lý