Những vấn đề về cơ chế chính sách dành cho lực lượng Quản lý thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh tây ninh trong quá trình hội nhập (Trang 68 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Những vấn đề về cơ chế chính sách dành cho lực lượng Quản lý thị

trường

Với vai trị là lực lượng chủ cơng trong việc kiểm tra và xử lý các hành vi buôn lậu và GLTM trên thị trường nội địa thì những quy định của pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả, vai

trò của lực lượng QLTT trong việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM trong quá trình hội nhập. Cụ thể, các vấn đề cần được giải quyết gồm:

Thứ nhất, là các quy định ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực hoạt động

của lực lượng QLTT như: nguồn nhân lực; nguồn lực vật chất phục vụ công tác.

+ Về nhân lực, hiện tại đội ngũ nhân viên ngành QLTT tỉnh Tây

Ninh chưa đáp ứng yêu cầu công tác do: lực lượng quá mỏng và chưa xin thêm được biên chế; lương thấp so với các ngành chức năng chống buôn lậu

và GLTM khác. Cụ thể, mức lương dành cho công chức QLTT chưa tương

xứng với mức độ và tính chất cơng việc QLTT. Công chức ngành QLTT

hưởng lương theo mức lương dành cho khối hành chính nhà nước và hưởng

thêm 25% phụ cấp ngành, thấp hơn nhiều nếu so với mức lương dành cho các lực lượng như Hải quan, Bộ đội biên phòng và nhất là Cảnh sát kinh tế –

cùng với QLTT thì đây là lực lượng chính trong việc đấu tranh chống bn lậu và GLTM trên thị trường nội địa.

+ Về nguồn lực vật chất, có thể khẳng định, những khó khăn về

điều kiện làm việc, về phương tiện phục vụ công tác hiện nay của QLTT Tây Ninh là do cơ chế, chính sách của ta cịn rườm rà, nhiều bất cập. Cụ thể, khi

thành lập các Đội QLTT huyện vào tháng 7/2009 thì chủ trương, chính sách chung của UBND tỉnh Tây Ninh là sẽ xây dựng trụ sở mới và trang bị thêm

xe môtô cho các Đội QLTT huyện. Nhưng từ khi có chủ trương trên đến khi

xây dựng xong được 04 trụ sở (trên tổng số 10 Đội) và cấp 10 xe môtô cho

các Đội là vào tháng 1/2013. Như vậy, phải mất đến hơn 3 năm để hoàn tất

việc xây dựng 04 trụ sở trên và “xin” được kinh phí để mua xe.

+ Hiện tại, các lực lượng chức năng chống bn lậu, GLTM, hàng giả được trích kinh phí hoạt động từ nguồn thu xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, GLTM, hàng giả. Phần kinh phí được trích để sử dụng cho các mục đích như mua sắm trang thiết bị, phương tiện, chi bồi

dưỡng trong thời gian điều trị bệnh do tai nạn trong khi thi hành nhiệm vụ

[5], [6],…Tuy nhiên, đến tháng 7/2013 khi Luật Xử lý VPHC có hiệu lực thì

cơ chế trích như trên khơng cịn được áp dụng nữa. Như vậy, khi các lực lượng chức năng cần kinh phí phục vụ các mục đích trên thì phải đi “xin” và

chờ phân bổ kinh phí.

Thứ hai là các quy định về tổ chức, quy chế làm việc của lực lượng

QLTT.

+ Trước hết, việc tổ chức lực lượng QLTT hiện đang được điều chỉnh theo Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của CP và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của CP. Theo quy định hiện hành thì lực lượng QLTT hoạt động theo cơ chế “song trùng trực thuộc” vừa trực thuộc

SCT vừa chịu sự chỉ đạo theo ngành từ Cục QLTT. Điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho công tác chống buôn lậu và GLTM trong quá trình

và sự phối hợp trong hoạt động giữa các Chi cục. Trong khi đó, phạm vi hoạt

động của buôn lậu và GLTM ngày càng được mở rộng, hệ thống “chân rết” ở

khắp nơi, khơng cịn gói gọn trong một địa phương, một vùng mà mang tính chất liên tỉnh, liên quốc gia.

+ Quy chế làm việc của lực lượng QLTT hiện đang tồn tại một số

điểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và vai trò của lực lượng QLTT trong đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. Cụ thể, Đội trưởng Đội QLTT có

quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC, khi nơi cất giấu là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND huyện trước khi tiến hành [37], [39]. Do tính chất đặc thù của hoạt động chống bn lậu và GLTM là khi có cơ sở hoặc nhận được tin báo thì cần tiến hành kiểm tra ngay, khơng để đối tượng có thời gian tẩu tán phương tiện, tang vật vi phạm. Như vậy, quy định trên đã ngăn chặn phần

nào vai trò của lực lượng QLTT.

Thứ ba, là những quy định về quy chế phối hợp giữa các lực lượng có

chức năng chống bn lậu và GLTM với nhau, giữa lực lượng QLTT và các lực

lượng chức năng khác. Vấn đề này là do ảnh hưởng trực tiếp từ việc tổ chức và quy

chế hoạt động của BCĐ 127 cấp huyện. Hiện tại, theo quy chế thì các thành viên

BCĐ 127 hầu hết đều kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn tới việc chỉ đạo, điều hành và đề ra các chủ trương, chính sách đối với công tác chống buôn lậu và GLTM.

Ngoài ra, việc thành lập BCĐ 127 cấp huyện là thực sự không cần thiết, theo tôi, do

các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu và GLTM đều là “ngành

dọc” nên thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên và của BCĐ 127 tỉnh; đồng

thời, do tính chất của buôn lậu và GLTM trong quá trình hội nhập liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương nên cần có một sự chỉ đạo chung và duy nhất từ một

cơ quan – BCĐ 127 tỉnh.

Cuối cùng, việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các ngành còn

chồng chéo, nhất là trong lĩnh vực Vệ sinh an toàn thực phẩm và đo lường chất lượng. Vì vậy, thường xuyên xảy ra việc trùng lặp về đối tượng được kiểm tra, về

nội dung kiểm tra, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động của các cơ sở sản

xuất, kinh doanh. Vấn đề đặt ra là cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn nữa trong

hoạt động kiểm tra giữa Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm với các Đội QLTT, giữa Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng với các Đội QLTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh tây ninh trong quá trình hội nhập (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)