Mặt tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước đến thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 68)

2.3. Đánh giá chung tác động cơ chế điều hành lãi suất của NHNN từ năm

2.3.1. Mặt tích cực

Nhìn chung, với cơ chế điều hành lãi suất khá linh hoạt, kịp thời của NHNN trong thời gian đã góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình thanh khoản của các NHTM, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ, qua đó vừa đảm bảo cân bằng các mục tiêu vĩ mô như kiểm soát lạm phát, ổn định tăng trưởng kinh tế… vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Cụ thể là:

Thứ nhất, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN đã và đang dần hướng đến tự do

hóa với bước đi và giải pháp thích hợp tạo điều kiện cho việc điều tiết tiền tệ bằng các công cụ gián tiếp, thúc đẩy thị trường tài chính tiền tệ phát triển theo chiều sâu. Qua các

đợt biến động lãi suất trong những năm qua, các NHTM đã phần nào nhận diện được những rủi ro, khó khăn nội tại, từ đó thúc đẩy các ngân hàng tự đổi mới, nâng cao năng lực tài chính, năng động và linh hoạt hơn trong việc điều hành lãi suất kinh doanh để thích nghi hơn trong thời kỳ đổi mới.

Thứ hai, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong thời gian vừa qua đã góp

phần ngăn chặn được tình trạng xáo trộn trên thị trường tiền tệ và nguy cơ mất khả năng thanh khoản của các NHTM trong những thời điểm khó khăn nhất, đặc biệt là các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ, an tồn của hệ thống được đảm bảo, qua đó củng cố lịng tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Có thể nói, đây là một trong những thành công lớn của công tác điều hành lãi suất của NHNN trong thời gian qua, được thể hiện ở các mặt sau:

 Cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất nhìn chung đã có tác động hiệu quả đến mặt bằng chung lãi suất trên thị trường cũng như đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Biểu hiện là lãi suất huy động và cho vay của các NHTM biến động theo cung - cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của NHNN đã tác động làm thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng, phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng của NHNN.

 Việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ tháng 5 năm 2008 đã có tác động tích cực trong việc khắc phục được tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao, qua đó ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM trong những tháng đầu năm 2008, nhất là đối với NHTM cổ phần quy mô nhỏ chuyển đổi mơ hình từ nơng thơn lên. Lãi suất cơ bản vào thời điểm đó vừa phản ánh thực tế lãi suất thị trường, vừa đóng vai trò là lãi suất điều hành CSTT của NHNN, cho nên góp phần tạo nên mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hợp lý và đảm bảo hài hịa lợi ích giữa người gửi tiền, ngân hàng và người vay vốn và trở thành

động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là “thắt chặt” hay “nới lỏng” tiền tệ được các doanh nghiệp, người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các NHTM quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, cơ chế này đã bộc lộ những hạn chế nhất định và đòi hỏi NHNN cần thay thế bằng một cơ chế điều hành lãi suất khác mang tính thị trường hơn.

 Cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận được áp dụng hầu như xuyên suốt trong thời gian qua là biểu hiện rõ nét cho xu hướng tự do hóa lãi suất của nước ta, giúp hài hịa lợi ích và tạo sự bình đẳng hơn trong quan hệ giao dịch giữa người vay, ngân hàng và người gửi tiền. Khi NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cho lãi suất đầu ra, lãi suất được trả về cho thị trường, qua đó khơi thơng được nguồn vốn tín dụng và nhanh chóng tạo nên những hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế, đó là: (i) hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng tín hiệu của thị trường, chấm dứt tình trạng phí ngầm mà NHNN cũng khó kiểm sốt. Từ đó, việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ làm tăng độ an tồn tín dụng; ( i i ) tạo điều kiện cho các NHTM chủ động xác định mức lãi suất cho vay dựa trên các yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng; mức độ rủi ro của từng khách hàng; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác... Qua đó, thúc đẩy cạnh tranh thị trường và giúp các ngân hàng có thêm cơ hội gia tăng mức độ chuẩn hố các tiêu chuẩn an toàn và nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập tài chính ngày càng đầy đủ hơn; (iii) các ngân hàng chủ động hơn trong xác định lãi suất và quy mơ huy động với thời hạn hợp lý, do đó rủi ro thanh khoản của các ngân hàng sẽ giảm.

 Cơ chế trần lãi suất huy động đã được áp dụng khi mà thanh khoản của hệ thống rơi vào trạng thái căng thẳng với những cuộc chạy đua lãi suất lan tỏa từ các ngân hàng

có quy mơ vừa và nhỏ cho đến các ngân hàng có quy mơ lớn đã mang lại những hiệu ứng tích cực nhất định, góp phần giải quyết những bất ổn vĩ mơ trước mắt và ngăn chặn các rủi ro mang tính hệ thống cho các NHTM. Bên cạnh đó, việc áp trần lãi suất huy động và từng bước giảm mức trần trong thời gian vừa qua cho thấy nỗ lực kéo mặt bằng lãi suất trên thị trường của NHNN, giảm lãi suất đầu ra –chính là một trong những mục tiêu quan trọng của việc áp trần lãi suất huy động. Đây được xem là bước đi khá thận trọng của NHNN trong việc hướng tới cơ chế tự do hóa hồn tồn lãi suất. Bởi lẽ tình hình thị trường tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chưa thực sự ổn định, lãi suất đầu vào lại còn phải đảm nhiệm cả một phần chức năng chống lạm phát. Và nhất là trong bối cảnh giữa các NHTM ở Việt Nam hiện nay cịn có đẳng cấp quá khác nhau về năng lực huy động vốn ở đầu vào, các ngân hàng nhỏ cũng đang trong thời kỳ chạy nước rút nhằm đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn hoạt động. Để sinh tồn cũng như để giải quyết bài toán thanh khoản, tất yếu các ngân hàng này sẽ đẩy cao lãi suất để huy động vốn càng nhiều càng tốt nhằm giải quyết căng thẳng thanh khoản, mặt khác đẩy mạnh cho vay ở những lĩnh vực có tính rủi ro cao nhằm bù đắp chi phí nguồn vốn đầu vào và hệ lụy làm trầm trọng hơn tình trạng nợ xấu. Hành động đó có thể dẫn đến những cuộc đua lãi suất, trong khi những yếu kém của các ngân hàng này mới chỉ được xử lý về mặt hình thức, cịn thực chất lại càng trầm trọng hơn. Vì vậy, nếu bỏ trần lãi suất huy động hồn tồn, sẽ khó có thể phát hiện và kiểm soát được những ngân hàng yếu kém. Với mục tiêu tự do hóa lãi suất thì trần lãi suất cũng sẽ sớm được gỡ bỏ hoàn toàn trong một tương lai gần khi mà bối cảnh vĩ mô đã ổn định, hệ thống ngân hàng đã được cải cách theo hướng bền vững và an toàn hơn. Thời điểm gỡ bỏ sẽ do NHNN quyết định dựa trên sự cân nhắc các mặt lợi ích và tác động tiêu cực cùng với những hệ lụy có thể xảy ra.

Trong năm 2012, NHNN bước đầu thực hiện gỡ bỏ trần lãi suất huy động tiền gửi dài hạn trên 12 tháng, bước đầu giúp cho các ngân hàng huy động nhiều vốn dài hạn hơn, qua đó cân đối lại nguồn vốn vốn đã có sự chênh lệch nghiêm trọng trong suốt thời gian dài áp dụng trần huy động chung cho cả các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn và dài.

Thứ ba, lạm phát được kiềm chế có hiệu quả, song vẫn đảm bảo được mục tiêu tăng

trưởng kinh tế ở mức khá. Và quan trọng hơn cả, việc điều hành lãi suất trong thời gian qua của NHNN đã tạo được kỳ vọng lạm phát tốt cho khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế là cơ sở vững chắc mang tính bản lề cho việc hướng tới điều hành CSTT theo lạm phát mục tiêu theo xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, hỗ trợ tốt cho hoạt động huy động vốn cũng như tạo đà cho việc giảm lãi suất cho vay trên thị trường, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và hoạt động ngành ngân hàng nói riêng. Một mặt, lãi suất đầu ra giảm giúp doanh nghiệp sản xuất tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý để phát triển hoạt động kinh doanh, trong khi vẫn đảm bảo mức lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Mặt khác, luồng vốn tín dụng ngân hàng được khơi thơng, khắc phục được phần nào tình trạng nợ xấu đang ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, giảm lãi suất đầu ra là giải pháp để cứu doanh nghiệp cũng chính là cứu lấy ngân hàng.

Như vậy, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN đã và đang có những chuyển biến tích cực theo hướng điều hành gián tiếp. Điều hành lãi suất trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới đã phát huy vai trò đòn bẩy nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, kiểm sốt lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng ln là một bài tốn khó và hết sức phức tạp đòi hỏi một nghệ thuật trong điều hành của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước đến thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)