Nhóm nguyên nhân nội tại từ phía các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước đến thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 84)

2.3. Đánh giá chung tác động cơ chế điều hành lãi suất của NHNN từ năm

2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân nội tại từ phía các NHTM

Việc điều hành và kiểm soát lãi suất thị trường của NHNN gặp khó khăn do lãi suất thị trường chịu tác động bởi nhiều nhân tố khách quan trong đó phần lớn do năng lực tài chính yếu kém của các NHTM.

Một là, sự chuyển đổi quá nhanh các ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị

Hậu quả của việc phát triển với tốc độ cực nhanh của nhóm các ngân hàng này là các ngân hàng phải tăng trưởng tài sản bằng mọi giá để tương ứng với lượng vốn chủ sở hữu tăng thêm. Do trình độ quản trị của các ngân hàng này không theo kịp với đà tăng tài sản nên dẫn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng này suy giảm nghiêm trọng. Một vấn nạn đi kèm với quá trình này là chính là “sở hữu chéo”. Để tăng vốn chủ sở hữu lớn như vậy, các ngân hàng buộc phải dựa vào vốn đóng góp, và theo đó, trở thành “sân sau” của các tập đoàn, cả nhà nước lẫn tư nhân. Đồng thời, do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu quá nhanh của các ngân hàng thì chính các tập đồn đằng sau các ngân hàng này cũng phải vay vốn từ các ngân hàng khác để đáp ứng yêu cầu. Hệ quả của vấn đề “sở hữu chéo” cũng là vốn vay của các tập đoàn bị sử dụng sai mục đích, chất lượng tín dụng rất kém, và là tiền đề cho vấn đề nợ xấu khi nền kinh tế gặp khó khăn.

Thứ hai, hệ thống các NHTM phát triển khơng đồng nhất, cịn chênh lệch lớn

về quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản nợ và tài sản có; năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh và quản trị kinh doanh cũng như khả năng thích ứng với những biến động

của thị trường của các NHTM còn nhiều mặt hạn chế. Trong đó, sự tồn tại của nhóm ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ với xu hướng phát triển kém bền vững có thể gây ra những ngoại tác tiêu cực, làm cho hiệu lực và tốc độ truyền dẫn của cơ chế điều hành lãi suất của NHNN tác động đến lãi suất thị trường bị hạn chế, nghiêm trọng hơn là khả năng gây ra khủng hoảng ngân hàng thông qua bản chất rủi ro hệ thống cao của thị trường tài chính.

Đối với những ngân hàng có quy mơ nhỏ vẫn có sức mạnh trong cạnh tranh thị trường, song với một cấu trúc thị trường tồn tại nhiều NHTM có vốn và thị phần thấp thường nảy sinh những hành vi hạn chế cạnh tranh hay cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, với nhóm ngân hàng lớn, thông qua vị thế mạnh của mình trong hệ thống, những hành vi chi phối thị trường của các ngân hàng này có thể gây ảnh hưởng tới tác động tổng thể của chính sách NHNN nói chung và việc điều hành lãi suất nói riêng. Một minh chứng rõ ràng là trào lưu tăng lãi suất xảy ra khơng hồn tồn xuất phát từ nhu cầu vốn mà từ nhu cầu giữ khách hàng.

Thứ ba, hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM còn hạn chế, kém hiệu quả.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, với mục tiêu đạt được lợi nhuận cao dưới áp lực từ các cổ đông, những ngân hàng đã thiếu đi sự cân bằng giữa an toàn và lợi nhuận, tập trung mở rộng tín dụng quá mức nhưng lại ít chú trọng đến việc cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản hoặc chỉ tập trung tăng tiêu chuẩn an toàn vốn theo quy định của NHNN nhưng chưa chú trọng vào việc nâng cao khả năng đảm bảo thanh khoản. Nhiều NHTM chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý thanh khoản, chưa sở hữu hoặc sở hữu không nhiều các giấy tờ có giá làm dự trữ thanh khoản, nhiều NHTM sử dụng vốn ngắn hạn thậm chí vay vốn trên thị trường liên ngân hàng để cho vay nền kinh tế. Chính điều này lại làm cho các ngân hàng dễ bị tổn thương khi nền kinh tế bị suy thoái theo chu kỳ và khi xảy ra sự tháo chạy của người gửi tiền.

Thứ tư, tâm lý ỷ lại từ phía các NHTM vào chức năng hỗ trợ thanh khoản của các NHNN.

Do thực tế ở Việt Nam chưa có câu chuyện phá sản ngân hàng và người gửi mất tiền, cộng thêm cam kết của chính phủ khẳng định “khơng để ngân hàng đổ vỡ” với mục tiêu hướng đến lợi ích của người gửi tiền đã vơ tình tạo ra tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng yên tâm tham gia cuộc chạy đua lãi suất trong đó ngân hàng nào chào lãi suất cao hơn sẽ thắng và đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận, trong khi người gửi tiền cũng chạy theo mức lãi suất cao bất chấp tình hình thanh khoản của ngân hàng huy động vốn như thế nào.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với những phân tích được đề cập trong chương 2, chúng ta đã chứng kiến thanh khoản hệ thống ngân hàng đã có những thời điểm rơi vào trạng thái căng thẳng như thế nào dưới tác động cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Đó là những cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng, là hiện tượng vượt trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN xảy ra cục bộ ở một số ngân hàng vừa và nhỏ và sau đó lan tỏa ra cả những ngân hàng dẫn đầu nhằm gia tăng nguồn vốn huy động từ khu vực dân doanh; là sự gia tăng đột biến của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở các kỳ hạn...đã tác động không nhỏ đến khả năng huy động vốn cũng như cho vay của các NHTM. Sự căng thẳng đó một phần xuất phát từ những khó khăn khách quan của điều kiện kinh tế vĩ mô, từ tác động hạn chế của cơ chế điều hành lãi suất của NHNN cùng với những hệ lụy do “độ trễ” của việc tăng trưởng tín dụng thiếu hợp lý trong giai đoạn 2007- 2010, nhưng mặt khác, chính những yếu kém nội tại của các NHTM đã làm giảm hiệu lực tác động của cơ chế điều hành của NHNN. Bên cạnh những tác động tích cực, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN vẫn còn bộc lộ nhiều điểm tồn tại cần sớm tìm ra giải pháp khắc phục trong thời gian sắp tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHNN VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ THANH KHOẢN CỦA NHTM VIỆT NAM

3.1. Định hƣớng điều hành Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam đến năm 2020

Trong suốt thời gian vừa qua cũng như trong chặng đường gần 10 năm tiếp theo, chính sách tiền tệ Việt Nam vẫn phải đi trên con đường hướng đến mục tiêu cuối cùng là : “Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh tốn quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. (theo khoản 1, Điều 4, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010).

Nhằm để đạt được những mục tiêu đó, địi hỏi cần có sự đồng thuận từ NHNN đến các chủ thể khác trên thị trường tiền tệ trong đó đóng vai trị cốt lõi là hệ thống các ngân hàng trung gian, mà trước hết là NHNN cần phải có những bước đi cụ thể mang tính bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang trải qua tình trạng tồi tệ nhất, suy thối và phục hồi kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế và thị trường tiền tệ trong nước trong khi nền kinh tế nội địa cũng đã bộc lộ những yếu kém nội tại, trước mắt NHNN cần tiếp tục thực thi các giải pháp tiền tệ theo hướng đảm bảo an toàn hệ thống. Định hướng điều hành CSTT đến năm 2020 cụ thể là:

Thứ nhất, NHNN tiếp tục điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt,

phối hợp hài hịa với chính sách tài khóa để ưu tiên kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp; đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và cung - cầu ngoại tệ; bảo đảm hoạt

động hệ thống TCTD an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Trong đó, điều hành CSTT tập trung vào điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp mức lạm phát giảm dần.

Thứ hai, xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở thiết

lập CSTT với cơ chế truyền tải thích hợp và mục tiêu được lượng hóa; hồn thiện thể chế, phương thức và cách thức điều hành CSTT theo hướng đồng bộ, thống nhất, ổn định và minh bạch, phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế và tái cấu trúc nền tài chính quốc gia; phát triển thị trường tiền tệ về quy mô và cả chiều sâu để có thể truyền dẫn các quyết định điều tiết tiền tệ, lãi suất của NHNN một cách đầy đủ và hiệu quả đồng thời đảm bảo cho NHNN được độc lập tự chủ trong việc xây dựng, điều hành CSTT, lãi suất và tỷ giá hối đoái, thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương thực sự, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, là trung tâm thanh toán quốc gia, điều hành thị trường tiền tệ. Từ đó, tạo những tiền đề vững chắc hướng tới điều hành CSTT mục tiêu lạm phát.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chế điều hành lãi suất, ổn định mặt bằng lãi

suất để kiểm soát lạm phát hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô. Để hỗ trợ cho các giải pháp ngắn hạn này có hiệu quả, có cơ sở đầy đủ cho việc xây dựng các giải pháp điều hành trong dài hạn, bên cạnh sự nỗ lực của toàn ngành Ngân hàng, cũng rất cần thiết phải có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành hữu quan trong việc cơ cấu lại thị trường tài chính, giảm dần cho vay với lãi suất ưu đãi, phát triển các thị trường nợ một cách có hiệu quả, từ đó sẽ giảm bớt gánh nặng cho khu vực ngân hàng trong việc cung cấp vốn phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của cả nước.

Thứ tư, nâng cao năng lực điều hành của các công cụ CSTT như: nghiệp vụ thị

trường mở, lãi suất, tỷ giá… theo hướng đồng bộ, tạo nên tác động cùng chiều, hợp lực, vận hành trôi chảy cơ chế truyền tải tiền tệ đến mục tiêu lạm phát, tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, NHNN thực hiện điều hành linh hoạt và đồng bộ các cơng cụ CSTT,

đảm bảo kiểm sốt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế, theo dõi sát tình hình tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống hướng tới tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo tăng trưởng tín dụng nhưng đi đơi với an tồn hệ thống và từng TCTD. Qua đó, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý theo mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ, không gây áp lực lạm phát cho các năm tiếp theo, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững. Hướng tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý có nghĩa là phải đưa vốn vào đúng địa chỉ, vào nơi có hiệu quả; thúc đẩy sản xuất đi lên. Trong đó, NHNN chủ trương hướng dịng vốn vào khu vực sản xuất thực, trong đó tập trung vốn cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ; kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực khơng khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay. Khi dòng vốn được định hướng đúng đắn sẽ góp phần hỗ trợ cho khu vực sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, tình trạng bong bong bất động sản, chứng khốn…sẽ giảm qua đó giúp ổn định lãi suất thị trường tiền tệ.

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và

hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống tránh rủi ro và giảm nợ xấu, ổn định và lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, trước hết là thị trường liên ngân hàng, kể cả nội ngoại tệ, thị trường vàng; đảm bảo hoạt động an toàn, đúng quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, NHNN ln chủ động trong việc theo dõi diễn biến thanh khoản của các TCTD để có biện pháp xử lý kịp thời song song với công tác giám sát về chấp hành các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, thực hiện cảnh báo sớm rủi ro hệ thống.

Thứ bảy, xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm

2020, đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo Đề án được Chính phủ phê duyệt với ngun tắc khơng để xảy ra đổ vỡ ngồi tầm kiểm

sốt, từng bước nâng cao tính an tồn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Kiên quyết xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và ngày càng phát triển.

Thứ tám, nâng cao chất lượng thống kê, dự báo phục vụ cho hoạch định và điều

hành CSTT, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo, thống kê tiền tệ, đồng thời làm tốt công tác thông tin truyền thông, đưa thông tin đầy đủ, kịp thời về các chủ trương, giải pháp điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng để định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước đến thanh khoản các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)