Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

3.1 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán

quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Để nâng cao và phát huy hơn nữa vai trò của thị trường chứng khoán trong tăng trưởng kinh tế, phần này sẽ trình bày gợi ý một số chính sách phát triển hồn thiện thị trường chứng khốn Việt Nam trong nền kinh tế.

3.1 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán khoán

Trong suốt 6 năm vận hành thị trường từ khi thị trường đi vào hoạt động năm 2000, văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất điều tiết các quan hệ trong hoạt động thị trường chứng khốn là Nghị định. Luật chứng khốn Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, tuy là văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành cao nhất, nhưng trong quá trình đi vào thực tế đã nãy sinh nhiều tồn tại và hạn chế. Nhiều chương, nhiều điều, khái niệm khơng rõ ràng, dài dịng. Ví như, Điều 05 về chính sách phát triển thị trường chứng khoán của Luật hiện hành là không cần thiết vì chính sách phát triển thị trường chứng khoán là việc làm của Nhà nước và cơ quan quản lý thị trường chứ không thuộc thẩm quyền của các nhà đầu tư hay các chủ thể khác tham gia thị trường; Chủ thể Trung tâm giao dịch chứng khoán hiện hành trong Luật cũng đã khơng cịn phù hợp khi các Trung tâm này đã được chuyển đổi mô hình Sở giao dịch Chứng khoán; Luật chứng khoán đã quy định về hành vi vi phạm cũng như mức độ xử lý các hành vi đó (từ Điều 121 đền Điều 130). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều dạng vi phạm mới, tinh vi hơn, phức tạp hơn mà Luật chứng khốn khơng thường xun thay đổi để bổ sung các quy định cũng như rất khó lượng hóa hết các hành vi vi phạm và chế tài xử phạt; Quy định về quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng đầu tư vào bất động sản không được đầu tư quá

10% giá trị tài sản của quỹ vào bất động sản là phù hợp với các quỹ đầu tư chủ yếu vào chứng khoán, nhưng lại không phù hợp với các quỹ đầu tư bất động sản…

Nhìn chung, Luật chứng khốn kể từ ngày có hiệu lực thi hành đến nay chưa thật sự là công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường vận hành suôn sẽ và bền vững. Điều này được ghi nhận ở những hành vi tiêu cực xảy ra trong các hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khốn. Theo kết quả cơng tác thanh tra, giám sát của Ủy ban chứng khoán trong năm 2011 cho thấy. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có hơn 1000 cơng ty đại chúng, gần 700 công ty niêm yết, 105 công ty chứng khốn, 47 cơng ty quản lý quỹ và đặc biệt là hơn 1 triệu tài khoản nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia thị trường. Tuy nhiên, trong năm 2011, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành 164 quyết định xử phạt hành chính đối với các tổ chức và cá nhân với tổng số tiền thu nộp về ngân sách gần 11 tỷ đồng, cụ thể: Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã xử lý 63 trường hợp vi phạm các quy định về chào bán chứng khốn ra cơng chúng, chế độ báo cáo và công bố thông tin; Xử lý 9 cá nhân có hành vi giao dịch giả tạo, thao túng thị trường. Ngoài ra, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng đã xử lý 47 trường hợp có hành vi giao dịch chứng khốn khơng báo cáo của các cổ đông nội bộ công ty niêm yết, 11 trường hợp vi phạm quy định về chế độ báo cáo công bố thông tin của công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ. Số trường hợp vi phạm trong năm 2009 là 170 trường hợp, trong đó đã xử phạt 4 trường hợp thao túng thị trường, 3 trường hợp giao dịch nội gián. Ngoài ra Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã tiếp nhận và xử lý 18 đơn thư khiếu nại, tố cáo về các hoạt động liên quan đến điều hành các cơng ty đại chúng và giao dịch chứng khốn tại các cơng ty chứng khốn.

Đây là các hành vi vi phạm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư chứng khốn vì điều này sẽ tác động đến giá chứng khoán, tuy nhiên việc xử phạt chỉ mang tính nhắc nhở chứ chưa đủ mạnh để răn đe các chủ thể tham

gia thị trường. Điều này sẽ gây mất niềm tin ở nhà đầu tư và làm phát sinh nhiều tiêu cực nghiêm trọng hơn.

Thống kê xử phạt vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2008 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước là 137 trường hợp.Tuy nhiên hình thức xử phạt là từ cảnh cáo đến phạt tiền với mức tối đa là 100 triệu đồng/hành vi.

Luật chứng khoán hiện hành tồn tại những hạn chế nhất định, điều này gây trở ngại trong hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khốn. Nên việc hồn thiện những hạn chế này là cần thiết để thị trường vận hành thơng suốt, góp phần vào nâng cao tăng trưởng kinh tế. Do vậy, để thị trường phát triển có tính chất bền vững, về mặt pháp lý cần thực thi các giải pháp sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện khung pháp lý cho các giao dịch chứng khoán phái

sinh

Để nâng cao hoạt động giao dịch chứng khốn, gia tăng tính thanh khoản thị trường, cũng như gia tăng các công cụ phòng ngừa rủi ro đa dạng cho nhà đầu tư. Giao dịch các chứng khoán phái sinh cụ thể nên đưa vào Luật chứng khốn để điều tiết loại hình giao dịch này.

Thứ hai: Tăng cường công tác thanh tra giám sát đối với các hoạt động

liên quan đến thị trường trên cơ sở nâng cao vị thế của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong việc thực thi các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi.

Thứ ba: Tăng tính hiệu quả và nâng cao vị thế của thị trường chứng khốn thơng qua tái cấu trúc mơ hình thị trường theo hướng một Sở hai sàn.

Thứ tư: Việc hướng dẫn quản trị công ty cần được sửa đổi linh hoạt theo

thực tế và nên để Bộ tài chính hướng dẫn sẽ phù hợp. Việc giao cho Bộ tài chính hướng dẫn cụ thể về quản trị công ty để đảm bảo tính thống nhất, tính hệ thống của các văn bản pháp luật nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)