CHƯƠNG III : MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên thị trường
Một thị trường chứng khoán phát triển khi các chủ thể tham gia thị trường cần có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mình tham gia. Thị trường chứng khoán Việt Nam qua hơn 11 năm, nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán chỉ chạy theo tin đồn và đầu tư theo tâm lý bầy đàn
điều này gây ra nhiều thiệt hại cho chính bản thân khi họ chạy theo nhà đầu tư “cá lớn”. Giá trị giao dịch chứng khoán trong những năm qua cho thấy tính khơng ổn định và biến động cao. Điều này là do tâm lý bầy đàn trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Để thị trường phát triển bền vững thì nguồn nhân lực tham gia trên thị trường phải có trình độ chun môn. Tuy nhiên hiện nay, nguồn nhân lực có kiến thức chun mơn tham gia thị trường còn hạn chế. Theo quy định hiện hành, thì chỉ duy nhất Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán trực thuộc Ủy ban chứng khốn Nhà nước là có thẩm quyền đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên môn về các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán. Số liệu từ Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo cho thấy, tính đến năm 2011, số lượng đào tạo và cấp phép cho học viên về chứng khoán là 29.842 người, con số này là quá thấp so với hơn 1 triệu tài khoản nhà đầu tư hiện đang tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, nội dung và tài
Bảng 3.1 : Số lượng đào tạo chứng khoán từ năm 1998 đến năm 2011
liệu về lĩnh vực chứng khoán khá lạc hậu so với thực tiễn của thị trường; Đặc biệt, vấn đề đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán chưa được chú trọng. Trong chương trình giảng dạy về đào tạo cấp phép chứng chỉ hành nghề chứng khoán, chỉ có duy nhất một chương nói về vấn đề này trong giáo trình “Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán”; Nguồn nhân lực tham gia lĩnh vực chứng khoán hiện nay chủ yếu là nguồn nhân lực đào tạo trong nước, chưa tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành hoạt động của thị trường chứng khoán trong điều kiện có nhiều biến động và đặc trưng riêng của thị trường này. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải xã hội hóa trong việc đào tạo và cấp phép về chứng khoán. Việc có nhiều đơn vị, nhất là các trường đại học cùng tham gia đào tạo trong lĩnh vực này sẽ nâng cao tính cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở sẽ ln tìm tịi, nâng cao kiến thức chun mơn đề từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia thị trường. Ngoài ra, định kỳ phải tổ chức hội thảo, tuyên truyền kiến thức chun mơn về chứng khốn và thị trường chứng khốn cho đơng đảo người dân để có nhiều người có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về loại hình đầu tư này; Đội ngũ tham gia giảng dạy cần được thường nâng cao kiến thức và giao lưu với các tổ chức, thị trường nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm và chọn lọc các kiến thức mới, cần thiết cho sự vận hành của thị trường.