.8 Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa hai biến TT và TR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 44 - 46)

Kiểm định Trace Kiểm định giá trị riêng cực đại

Giả thuyết không Giá trị thống kê Giá trị kiểm định 5% Giá trị kiểm định 1% Giả thuyết không Giá trị thống kê Giá trị kiểm định 5% Giá trị kiểm định 1% H0: r = 0*,** 20.21462 15.41 20.04 H0: r = 0* 18.15145 14.07 18.63 H0: r =1 2.063166 3.76 6.65 H0: r ≤ 1 2.063166 3.76 6.65

Ghi chú: *, ** là ký hiệu bác bỏ giả thiết không tại mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%

Như vậy, tuy các biến CMR, STR, TR và TT đều không dừng ở mức (dừng ở sai phân bậc 1) ở mức ý nghĩa 5%, nhưng kiểm định đồng liên kết giữa các biến đại diện cho thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế cho thấy có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến này trong dài hạn. Tuy nhiên, độ

trễ trong các biến này là tương đối dài (khoảng 3, 5 năm). Điều này khá hợp lý với chuỗi dữ liệu nghiên cứu ở Việt Nam. Để làm rõ hơn tác động qua lại giữa các biến này, phần sau sẽ trình bày kiểm định nhân quả Granger giữa các biến.

2.2.2.3 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger

Kiểm định đồng liên kết Johansen cho thấy tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ vốn hoá thị trường, giá trị chứng khoán giao dịch và tỷ lệ chu chuyển. Để xác định mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại giữa các biến kinh tế, kiểm định nhân quả Granger được sử dụng trong nghiên cứu này với giả thuuyết như sau:

H01: Biến số phát triển thị trường chứng khốn khơng là ngun nhân Granger của tăng trưởng kinh tế.

H02: Tăng trưởng kinh tế không là nguyên nhân Grager của biến số phát

triển thị trường chứng khoán.

Kết quả kiểm định những giả thuyết này có thể sẽ là một trong 4 trường hợp sau:

Thứ nhất: Tồn tại mối quan hệ nhân quả duy nhất giữa biến số phát triển

thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế nếu H01 bị bác bỏ.

Thứ hai: Quan hệ nhân quả duy nhất giữa tăng trưởng kinh tế với biến số

phát triển thị trường chứng khoán nếu H02 bị bác bỏ.

Thứ ba: Quan hệ nhân quả hai chiều giữa biến số phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế nếu cả H01 và H02 bị bác bỏ.

Thứ tư: Không tồn tại mối quan hệ giữa biến số phát triển thị trường chứng khoán nếu cả hai giả thuyết H01 và H02 không bị bác bỏ.

Kiểm định nhân quả Granger cũng rất nhạy cảm với độ trễ nghiên cứu. Độ trễ tối ưu được lựa chọn theo tiêu chuẩn thông tin AIC theo phương pháp Var cho các độ trễ từ 1 quý đến 20 quý cho chuỗi sai phân bậc 1. Kiểm định Granger cũng được sử dụng cho các chuỗi sai phân này. Độ trễ tối ưu giữa hai biến CMR và TT là 06 quý, với hai biến TT và STR là 12 quý và cuối cùng là 11

quý cho hai biến TT và TR. Tuy nhiên để xác định rõ hơn mối quan hệ tương tác giữa các biến thành quả thị trường chứng khoán với tăng trưởng kinh tế, tác giả kiểm định cho tất cả các độ trễ khác nhau từ 01 quý đến 12 q. Mặt khác, vì các biến này đều khơng dừng tại mức nên chuỗi dữ liệu nghiên cứu được lấy sai phân bậc 1.

Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa hai biến TT và CMR. Giả thiết H01 và H02 đều bị bác bỏ cho tất cả các độ trễ từ 02 quý đến 12 quý, cho thấy cả trong ngắn hạn và dài hạn thì tỷ lệ giá trị vốn hố thị trường và tăng trưởng kinh tế đều có mối quan hệ hai chiều, tức là tỷ lệ vốn hoá thị trường có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Tuy nhiên, với độ trễ là 01 quý thì tác động này chỉ là từ tăng trưởng kinh tế thúc đẩy gia tăng vốn hoá thị trường. Tại mức trễ tối ưu (06 quý) thì giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế có vai trị tương hỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 44 - 46)