.4 Phân tích phân rã phương sai biến TT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 40 - 42)

Tuy nhiên, qua phân tích nhân quả Granger (cho thấy tồn tại mối quan hệ một chiều từ phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế) và phân tích phân rã phương sai, cho ta một kết luận quan trọng, đó chính là vai trị dự báo tăng trưởng kinh tế thông qua thay đổi chỉ báo về chỉ số chứng khoán. Như vậy sự gia tăng về chỉ số VNI tiên đoán sự gia tăng “sức khoẽ” của nền kinh tế

trong tương lai. Với vai trị này, thị trường chứng khốn được ví như “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Bên cạnh đó, lý giải cho mức độ tác động không nhiều của phát triển thị trường chứng khốn tới tăng trưởng kinh tế có thể giải thích là cịn tồn tại nhiều nhân tố khác cùng tác động tới tăng trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác động của dịng vồn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI, hệ số tăng cung tiền, đầu tư toàn xã hội, độ mở của nền kinh tế, chỉ

số lạm phát, tỷ giá hối đối đều có tác động tới tăng trưởng kinh tế. Và một lý do khác có thể giải thích cho việc này chính là tác động của phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế là tác động gián tiếp thông qua đầu tư. Tức là hệ thống thị trường chứng khoán tốt sẽ gia tăng khuyến khích dịng vốn đầu

tư trong và ngồi nước, gia tăng tính thanh khoản, giúp phân tán rủi ro và như thế thế tác động tới tăng trưởng kinh tế. Mơ hình nghiên cứu của Hamid Mohtadi và Sumit Agarwal trong bài nghiên cứu “Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ các quốc gia đang phát triển” cho thấy rõ hơn mối quan hệ gián tiếp của phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế.

Kết quả của bài nghiên cứu này tương tự như kết quả nghiên cứu của Har Wai Mun và Ee Chun Siong và Tan Chai Thing (2008) đăng trên Asian Social

Science về kiểm định nhân quả giữa thị trường chứng khoán đại diện là chỉ số tổng hợp Kuala Lumpur của Sở giao dịch Bursa của Malaysia và biến tăng trưởng kinh tế đại diện là GDP được thu thập từ IMF (International Financial Statistics với 30 quan sát theo năm từ năm 1977 đến năm 2006.

Một nghiên cứu thứ hai sử dụng phương pháp nghiên cứu tương tự là nghiên cứu của Mustafa Cem Kirankabes và Cagatay Basarir về “Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế trong các quốc gia đang phát triển: Một phân tích thực nghiệm cho Turkey” năm 2012 đăng trên International Research Journal of Finance and Economics. Kết quả cũng cho thấy có một

mối quan hệ nhân quả một chiều từ Chỉ số 100 ISE đại diện cho phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế đại diện là biến thu nhập quốc nội – GDP.

Trong bài nghiên cứu của Yatin Budhiraja năm 2010 với tựa đề “Phát triển thị trường chứng khoán khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Tác giả đi tìm mối quan hệ nhân quả giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế. “Liệu rằng phát triển thị trường chứng khoán ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế?”. Bằng dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Q1 năm 1951 tới Q4 năm 2010 cho biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo quý. Và biến đại diện cho phát triển thị trường chứng khoán là chỉ số S&P 500 theo quý. Kết quả phân tích cũng cho thấy có một mối quan hệ nhân quả từ chỉ số S&P 500 tới tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng đưa ra lý do cho thấy ảnh

hưởng từ phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế. Đó là thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến sự giàu có, ảnh hưởng đến quỹ hưu trí, niềm tin của nhà đầu tư và đầu tư của công ty.

Để nghiên cứu sâu hơn mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy những biến khác cụ thể hơn đại diện cho phát triển thị trường chứng khốn. Đó là biến tỷ lệ vốn hoá thị trường chứng khoán, tỷ lệ giá trị giao dịch trên thị trường và tỷ lệ chu chuyển.

2.2.2 Nghiên cứu về tác động của phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế. tới tăng trưởng kinh tế.

2.2.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị

Kiểm định ADF cho thấy các biến CMR, STR, TR đều dừng ở sai phân bậc 1 cho cả có xu hướng thời gian và khơng có xu hướng thời gian với mức ý nghĩa 1% và 5%. Độ trễ tối ưu cho từng biến nghiên cứu được xác định theo tiêu chuẩn thông tin AIC được lựa chọn từ các độ trễ từ 1 quý đến 20 quý. Đối với biến CMR là 8 quý; biến STR là 1 quý và cuối cùng biến TR có độ trễ tối ưu là 1 quý. Đặc biệt, biến STR là dừng tại mức tại mức ý nghĩa 5% và 10% khi

khơng có xu hướng thời gian, và không dừng theo xu hướng thời gian. Như vậy, các biến CMR, STR và TR đều không dừng tại mức và dừng ở sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa 1% và 5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)