CHƯƠNG III : MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
3.5 Công ty chứng khoán
Quy mơ vốn hóa thị trường chứng khốn so với GDP của Việt Nam thấp rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên số lượng công ty chứng khoán tham gia trên thị trường là một con số khơng nhỏ. Tính đến cuối năm 2011 là 105 cơng ty chứng khốn, con số này là quá nhiều so với các quốc gia khác. Chẳng hạn các quốc gia láng giềng như Malaysia với 37 cơng ty chứng khốn, Thái Lan 41 công ty, Singapore 27 và Hàn Quốc cũng chỉ khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Quy mô nhiều cơng ty chứng khốn ở Việt Nam q nhỏ bé; bên cạnh đó là cơng nghệ, nguồn nhân lực, kinh nghiệm còn quá nhiều hạn chế. Do vậy để có thể tồn tại và phát triển lành mạnh cần phải sát nhập hay giải thể bớt các công ty chứng khốn khơng đáp
ứng các yêu cầu về chỉ tiêu an tồn tài chính hay kỹ thuật hạn chế và vốn hoạt động thấp.
Việc quản lý các cơng ty chứng khốn khơng chỉ chú tâm vào hạ tầng kỹ thuật, vốn, lĩnh vực kinh doanh mà việc quản lý nguồn nhân lực của các cơng ty chứng khốn là rất quan trọng , bởi chứng khoán là lĩnh vực rất nhạy cảm với các thông tin kinh tế. Theo kinh nghiệm xây dựng thị trường chứng khốn các nước thì cơ quan quản lý thị trường quản lý rất chặt chẽ các nhà môi giới, bởi thành phần này có ảnh hưởng đến giá chứng khốn nói riêng và thị trường chứng khốn nói chung. Do vậy đảm bảo nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh hứng khốn là tiêu chí quan trọng mà các cơ quan quản lý thị trường cần coi trọng. Ủy ban chứng khoán nhà nước khi thực hiện cấp giấy phép hành nghề cho các nhà môi giới cũng phải giám sát chặt chẽ đối tượng này.