4.2.3.Vai trò của các bể trong hệ thống xử lý nước thả

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công Ty CP bia hà nội – quảng bình (Trang 50 - 53)

- Mùi thơm: Thơm mùi đặc trưng cho bia Hà Nội sản xuất từ malt đại mạch và hoa houblon hài hòa, dễ chịu, không có mùi lạ.

4.2.3.Vai trò của các bể trong hệ thống xử lý nước thả

Nước thải trong sản xuất được thu gom về khu xử lý nước thải qua lưới chắn rác để tách các tạp chất thô (cát, rác, đất đá) và ổn định lưu lượng nước.

* Hố bơm:

- Để tận dụng hết thể tích của bể cân bằng cho nên đã chọn phương án dung hố bơm thu nước thải từ nhà máy về sau đó dung bơm bơm lên bể cân bằng.

* Bể cân bằng

- Để trung hòa cân bằng nước thải trước khi nước đi vào hệ thống xử lý kị khí . Để lắng cặn và rác trước khi đi vào xử lý.

Bể khuấy Nước thải Hố gom Bể kị khí 1 Bể kị khí 2 Bể cân bằng Bể khuấy Bể hiếu khí Bể lắng Ao sinh học

- Sau khi qua bể cân bằng thi nước thải được bổ sinh men vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước do đó phải tiến hành khuấy để tạo điều kiện cho men tiếp xúc với các thành phần của nước thải.

Bể kị khí

- Là bể có tác dụng chủ yếu để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Hiệu suất xử lý có thể đạt tới 80-90%.

* Bể hiếu khí:

- Là bể dùng để phân hủy phần còn lại các chất hữu cơ có trong nước thải sau khi đã phân hủy kị khí. Thường nước thải sau khi đi qua bể kị khí thì các chất hữu cơ trong nước thải chỉ có thể bị phân hủy tối đa là 90%.

* Bể lắng:

- Sau khi phân hủy hiếu khí thì bùn hoạt tính sinh ra lớn, để tách bùn ra khỏi nước thải thì một hệ thống lắng là cần thiết. Thường sau một thời gian vận hành hệ thống xử lý nước thải thì các vi sinh vật xử lý đã quên với môi trường. Nước thải sau khi lắng đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường.

4.2.4. Nguyên lý vận hành của hệ thống xử lý nước thải

- Công suất xử lý nước thải của hệ thống là 500m3/ ngày với COD khoảng 1200 – 2000 mg/l. Dòng nước thải được chảy vào bể cân bằng và được chỉnh ph tại bể khuấy 6.8-7.2. Sau đó nước thải được bơm sang bể kị khí 1. Sau khi đi qua bể kị khí 1 nước thải được thu hồi tại bể gom trong nhà điều hành. Từ bể gom này nước thải được bơm sang bể kị khí 2. Qúa trình xử lý tại 2 bể kị khí có thể làm sạch được tới 80 – 90% các chất gây ô nhiễm. Tại bể kị khí phần lớn các chất hữu cơ được phân hủy. Sau khi đi qua bể kị khí thì còn khoảng 10 – 20% các chất hữu cơ chưa bị phân hủy và tiếp tục được phân huye bởi hệ hiếu khí. Sau đó nước thải được đưa qua bể lắng chảy ra ao sinh học rồi thải ra ngoài qua hệ thống cống.

- Nước thải ra đạt tiêu chuẩn loại B 5945-1995 do Bộ khoa học Công nghệ và môi trường qui định.

• pH: 5,5 − 9

• BOD: < 100 mg/lít

• SS: < 100 mg/lít - Quá trình phân hủy kị khí

•Là quá trình phân hủy các chất bẩn hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí trong điều kiện không có oxi. Phương trình cơ bản của quá trình phân hủy kị khí là:

(CHO)nNS O2

VKKK

→ CO2 + H2O + Tế bào VSV + Sản phẩm trung

gian + CH4 + NH4 + H2S + H2 + năng lượng (VKKK: Vi khuẩn kị khí.)

- Quá trình phân hủy hiếu khí:

•Thực chất đây là quá trình phân hủy các chất hữu cơ dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí có sự tham gia của oxi. Phương trình cơ bản của quá trình phân hủy hiếu khí là:

(CHO)nNS VKHKO2

+

→ CO2 + H2O + Tế bào VSV + Sản phẩm

trung gian + H2 + năng lượng (VKHK: Vi khuẩn hiếu khí).

- Tại bể lắng bùn một phần được quay trở lại bể hiếu khí. Phần bùn dư được tách ra có thể được dùng làm phân bón hoặc chôn lấp tại nơi quy định.

- Nước sau khi xử lý sẽ được đưa qua ao sinh học trước khi thải ra môi trường.

4.3. Hệ thống lạnh4.3.1. Vai trò 4.3.1. Vai trò

- Lạnh là phần rất quan trọng không thể thiếu đựợc của một nhà máy bia. Với công nghệ và kỹ thuật phát triển ở trình độ cao nhằm phối hợp về công nghệ và thiết kế về phương pháp bảo quản men, lên men và khu vực kho thành phẩm với hệ thống đường ống, van và kỹ thuật điều khiển rất phức tạp đã trở thành phần quan trọng nhất của khu vực lạnh.

- Trong các nhà máy bia người ta sử dụng hệ thống lạnh trung tâm để làm lạnh các đối tượng sau :

• Làm lạnh nhanh nước 2oC

• Làm lạnh nhanh dịch đường sau hệ thống nấu.

• Làm lạnh trung gian hệ thống CO2

• Các hộ tiêu thụ khác: bảo quản hoan, điều hoà không khí.

4.3.2. Các thiết bị và nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnha. Các thiết bị của hệ thống lạnh a. Các thiết bị của hệ thống lạnh

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công Ty CP bia hà nội – quảng bình (Trang 50 - 53)