Bài học kinh nghiệm của Ấn Độ về ứng dụng Basel III vào quản trị rủi ro thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

những tình huống căng thẳng thanh khoản. Theo yêu cầu hiện tại của MAS, các ngân hàng Singapore phải nắm giữ tài sản thanh khoản tối thiểu 16% nợ đủ tiêu chuẩn. Nếu được chấp thuận, các ngân hàng có thể nắm giữ tài sản thanh khoản tối thiểu dựa trên biến động dòng tiền khoảng từ 10% - 15%. Tỷ lệ tài sản thanh khoản tối thiểu sẽ phụ thuộc vào đánh giá của MAS về quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Các ngân hàng phải duy trì ít nhất 50% các u cầu tài sản thanh khoản tối thiểu trong tài sản cấp 1 bao gồm tiền mặt và trái phiếu chính phủ Singapore trong khi các tài sản khác có thể là chứng khốn nợ bằng Đơla Singapore phát hành bởi Ban có quy chế độc lập (Statutory Board), ngân hàng và doanh nghiệp. Tài sản thanh khoản phải luôn được duy trì nhưng có thể sử dụng trong trường hợp căng thẳng thanh khoản.

Để các ngân hàng đáp ứng yêu cầu thanh khoản theo Basel III, MAS đang làm việc để tăng các tài sản thanh khoản trên thị trường và hợp tác với các ngân hàng trung ương khác để mở rộng tài sản thế chấp đủ điều kiện.

1.3 Bài học kinh nghiệm của Ấn Độ về ứng dụng Basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản: thanh khoản:

NHTW Ấn Độ đã ban hành hướng dẫn về quản lý tài sản nợ trong hệ thống ngân hàng, trong đó có quản lý rủi ro thanh khoản vào tháng 2 năm 1999 và tháng 10 năm 2007. Quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện bởi các bộ phận sau:

* Hội đồng quản trị * Ban Quản lý rủi ro

* Ủy ban Quản lý tài sản nợ ALCO * Nhóm hỗ trợ quản lý tài sản nợ ALM

Nhằm đảm bảo các ngân hàng có thể đáp ứng các yêu cầu của Basel III, vào ngày 07/11/2012, NHTW Ấn Độ đã ban hành hướng dẫn quản trị rủi ro thanh khoản

27

trong hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực Basel III.

Theo đó, một ngân hàng cần có một qui trình xác định, đo lường, giám sát rủi ro thanh khoản như sau:

1.3.1 Xác định rủi ro thanh khoản:

Ngân hàng cần xác định rủi ro thanh khoản ở các hạng mục cả trong và ngoài bảng cân đối kế tốn có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, bao gồm tất cả các loại tiền tệ.

1.3.2 Đo lƣờng rủi ro thanh khoản:

Thanh khoản có thể được đo lường thông qua phương pháp ngân lưu và phương pháp dự trữ.

Phương pháp ngân lưu:

Liên quan đến giám sát tồn diện chênh lệch dịng tiền. Để đo lường và quản lý yêu cầu tài trợ ròng phải theo quy định của NHTW Ấn Độ tức là báo cáo cấu trúc thanh khoản theo hệ thống ALM để đo chênh lệch dòng tiền ở các thời gian khác nhau. Dòng tiền bắt buộc phải được đặt trong thời gian khác nhau dựa trên thời hạn còn lại của dòng tiền hoặc dự kiến của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục ngoại bảng.

Hiện nay, các ngân hàng được yêu cầu phải chuẩn bị báo cáo hàng ngày cấu trúc thanh khoản trong nước (đồng rúp) và báo cáo NHTW Ấn Độ hai tuần một lần . Hơn nữa, báo cáo cấu trúc thanh khoản đối với các hoạt động ở nước ngoài cũng được báo cáo cho NHTW Ấn Độ hàng quý.

Phương pháp dự trữ:

Một số chỉ số quan trọng đối với quản lý rủi ro thanh khoản

Bảng 1.4: Các chỉ số quản lý rủi ro thanh khoản

STT Chỉ số Ý nghĩa Trung

bình ngành (%)

28

động) / (Tài sản thu nhập – Tài sản lưu động)

sản thu nhập cơ bản của ngân hàng

2 Tiền gửi ổn định / Tổng tài sản

Đo lường mức độ tài sản được tài trợ thông qua tiền gửi ổn định

50

3 (Nợ vay + Dự trữ bắt buộc + Tài sản cố định) / Tổng tài sản

Nợ vay bao gồm dự trữ bắt buộc và khả năng thanh toán các khoản đầu tư theo luật định là ít thanh khoản nhất. Do đó, một tỷ lệ cao có nghĩa là mức độ thiếu thanh khoản cao trong bảng cân đối

80

4 (Nợ vay + Dự trữ bắt buộc + Tài sản cố định) / Tiền gửi ổn định

Đo lường mức độ tài sản ít thanh khoản được tài trợ từ tiền gửi ổn định

150

5 Tài sản lưu động / Tổng tài sản

Đo lường mức độ của tài sản lưu động. Một tỷ lệ cao hơn có thể tác động đến việc sử dụng tài sản của hệ thống ngân hàng về chi phí cơ hội của việc nắm giữ thanh khoản

40

6 Tài sản lưu động / Nợ phải trả

Đo lường đầu tư thanh khoản liên quan đến nợ phải trả. Một tỷ lệ nhỏ hơn 1 cho thấy có vấn đề về thanh khoản

60

7 Nợ phải trả / Tổng tài sản Đo lường mức độ nợ phải trả tài trợ cho bảng cân đối

60

Nguồn: (NHTW Ấn Độ, 2012) Trong đó, Nợ phải trả = Tiền gửi + Tiền vay + Trái phiếu Tiền gửi: Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm (≤ 1 năm) Tiền vay: vay của NHTW, các tổ chức tài chính, tái tài trợ Trái phiếu có thời hạn thanh tốn ≤ 1 năm

Tài sản lưu động = Tiền mặt + Dư thừa dự trữ bắt buộc tại NHTW + Tiền gửi tại ngân hàng khác + Đầu tư (≤ 1 năm) + Tài trợ hoán đổi (≤ 1 năm)

Tài sản thu nhập = Tổng tài sản – (Tài sản cố định + Số dư trong tài khoản vãng lai với các ngân hàng khác + Các tài sản khác bao gồm tài sản cho thuê + Tài

29

Tiền gửi ổn định = Tất cả tiền gửi (bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm) > 1 năm

Các ngân hàng có thể giám sát các chỉ số này trong giới hạn đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Các ngân hàng cũng có thể áp dụng các chỉ số này để theo dõi rủi ro thanh khoản trong các đồng tiền chính như USD, GBP, EUR, JPY.

1.3.3 Giám sát rủi ro thanh khoản:

Các ngân hàng sẽ giám sát chênh lệch tích lũy bằng cách thiết lập giới hạn bảo đảm an toàn nội bộ với sự chấp thuận của Hội đồng quản trị rủi ro. Chênh lệch tích lũy trong ngày hôm sau, 2-7 ngày, 8-14 ngày và 15-28 ngày không được vượt quá 5%, 10 %, 15% , 20% dịng tiền ra tích lũy.

Giám sát thanh khoản: Các ngân hàng phải tuân thủ các giới hạn theo quy định sau:

Giới hạn nợ phải trả liên ngân hàng:

Hiện nay, nợ phải trả liên ngân hàng của một ngân hàng không được vượt quá 200% giá trị thực của nó vào ngày 31 tháng 3 của năm trước. Tuy nhiên, với sự chấp thuận của Hội đồng quản trị, ngân hàng có thể có một giới hạn cao hơn. Ngân hàng có tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro (CRAR) tăng tối thiểu 25% so với CRAR tối thiểu (9%), tức là 11,25% vào ngày 31 tháng 3 năm trước, được phép có một giới hạn nợ phải trả liên ngân hàng cao hơn lên đến 300%. Giới hạn quy định trên đây sẽ chỉ bao gồm tài trợ liên ngân hàng trong Ấn Độ (bao gồm cả nợ liên ngân hàng bằng ngoại tệ cho các ngân hàng hoạt động trong Ấn Độ ). Nói cách khác, nợ phải trả liên ngân hàng bên ngoài Ấn Độ bị loại trừ. Các giới hạn trên sẽ không bao gồm các khoản vay thế chấp từ CBLOs (CBLOs được phát triển bởi Cơng ty thanh tốn bù trừ và NHTW Ấn Độ, là một công cụ thị trường tiền tệ đại diện cho một nghĩa vụ giữa người vay và người cho vay như các điều khoản và điều kiện của khoản vay. CBLOs được sử dụng bởi những người đã bị loại bỏ hoặc bị hạn chế rất nhiều trên thị trường liên ngân hàng) và tái cấp vốn từ NABARD (National Bank of Agriculture and Regional Development) , SIDBI (Small Industries Development

30

Bank of India),…

Giới hạn tiền vay – Call money borrowing (call money: tiền vay thời hạn ngắn , từ 1 đến 15 ngày, sử dụng trên thị trường liên ngân hàng)

Giới hạn của các khoản tiền vay theo quy định của NHTW Ấn Độ. Hiện nay, các khoản vay này không được vượt quá 100% vốn tài trợ của ngân hàng. Tuy nhiên , các ngân hàng được phép vay tối đa 125% nguồn vốn tài trợ vào bất kỳ ngày nào, trong thời gian hai tuần.

Giới hạn tiền cho vay – Call money lending

Các ngân hàng cũng được yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ các giới hạn cho vay tiền theo quy định của NHTW Ấn Độ. Hiện nay, các ngân hàng không được cho vay vượt quá 25% nguồn vốn tài trợ của mình. Tuy nhiên , các ngân hàng được phép cho vay tối đa 50% nguồn vốn tài trợ vào bất kỳ ngày nào, trong thời gian hai tuần.

Đối với tiền gửi qui mô lớn (khoảng 15.000 rúp hoặc cao hơn) cần có khung chính sách phù hợp để giám sát các rủi ro thanh khoản phát sinh từ việc phụ thuộc quá nhiều vào loại tiền gửi này. Các ngân hàng cũng cần phát triển một hệ thống để theo dõi tiền gửi có giá trị cao (trừ tiền gửi liên ngân hàng) khoảng 1 triệu rúp hoặc nhiều hơn để theo dõi, cả trong tình huống bình thường và căng thẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)