Nghĩa của việc ứng dụng Basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)

các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam:

Trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc ứng dụng Basel III về quản trị rủi ro thanh khoản vào các NHTM Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các NHTM.

Thứ nhất, việc áp dụng các chuẩn mực của Basel III vào hệ thống NHTM

Việt Nam sẽ có tác động củng cố niềm tin của người gửi tiền, trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.

31

Thứ hai, việc áp dụng các quy định mới về quản trị rủi ro thanh khoản sẽ tăng

tính ổn định, hiệu quả của hệ thống NHTM, hạn chế các ngân hàng tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro.

Thứ ba, tính tốn chính xác nhu cầu thanh khoản của ngân hàng để thực hiện

dự trữ hợp lý, không để nguồn vốn quá dư thừa gây lãng phí vốn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Thứ tư, Basel III góp phần khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh

bạch thông tin của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Khi áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước Basel, chính các NHTM phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, cho cơng chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro,… Chính điều này sẽ tạo ra tính trật tự chủ động và minh bạch của các ngân hàng và gia tăng tính an tồn cho hệ thống ngân hàng.

Thứ năm, việc đáp ứng được yêu cầu thanh khoản của Basel III sẽ làm tăng

năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng, làm tăng vốn dài hạn cho ngân hàng.

Vì vậy, trước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, việc ứng dụng hiệp ước Basel III trong quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam là hoàn toàn cần thiết.

32

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận của thanh khoản và rủi ro thanh khoản, đồng thời nêu lên các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Chương 1 cũng đi vào giới thiệu khá chi tiết hiệp ước Basel III về quản trị rủi ro thanh khoản, bao gồm hai chỉ tiêu LCR và NSFR. Đồng thời cũng đề cập đến phản ứng của các nước Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore đối với quy định này. Hầu hết các nước này đều ủng hộ các đề xuất của Basel III và chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu về thanh khoản. Bài học kinh nghiệm về việc ứng dụng Basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản của Ấn Độ phần nào cho ta thấy được Ấn Độ đã có những bước chuẩn bị khá kỹ lưỡng để đáp ứng được các yêu cầu Basel III khi thời gian áp dụng hiệp ước đang đến gần.

Trong chương tiếp theo, tác giả phân tích tình hình quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam cũng như thực trạng ứng dụng Basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam.

33

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam: 2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển:

Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (nay là NHNN Việt Nam). Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của Việt Nam. Trải qua 63 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (NHNN Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, hồn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống ngân hàng Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời đến nay có thể chia thành hai thời kỳ:

Thời kỳ trước đổi mới (1951 – 1985):

Trong thời kỳ này, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng một cấp, trong đó, NHNN đóng vai trị là một cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời làm chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trị là trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh tốn của nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp cách mạng. Do đó, tồn bộ hoạt động của NHNN được quyết định bởi chủ trương, chính sách và phương hướng nhiệm vụ theo kế hoạch của Đảng và nhà nước.

Thời kỳ đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng (1986 đến nay): Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53 với định hướng cơ bản là chuyển ngân hàng sang hoạt động kinh doanh XHCN, góp phần hình thành ngân hàng mới ở dạng sơ khai

34

của hệ thống ngân hàng hai cấp. Tháng 5/1990, Hội đồng nhà nước đã thông qua và công bố hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính). Sự ra đời của hai Pháp lệnh về ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó, NHNN Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ và thực thi nhiệm vụ của một NHTW, các NHTM và TCTD thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật. Hai Pháp lệnh về ngân hàng đã khẳng định tính đa hình thức sở hữu, đa loại hình, đa thành phần và kinh doanh đa năng của hệ thống NHTM; mở đường cho quá trình phát triển các loại hình NHTM tại Việt Nam, bao gồm NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Kể từ khi được thành lập đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã có bước phát triển nhanh về mặt số lượng, tính đến 30/06/2013, có 5 NHTM nhà nước (mặc dù VCB, Vietinbank và BIDV đã cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn sở hữu trên 50% vốn điều lệ tại các NHTM này nên vẫn xếp ba NHTM trên vào NHTM nhà nước), 1 ngân hàng chính sách, 35 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi (Phụ lục 2)

Chính sự phát triển nhanh về mặt số lượng, cho đến nay, hệ thống NHTM đã có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

Xuất phát từ thực tiễn cũng như yêu cầu phải đưa hoạt động ngân hàng vào khuôn khổ pháp luật cao hơn, hai Pháp lệnh về ngân hàng đã được tổng kết nâng lên thành hai luật (Luật NHNN Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các TCTD số 02/1997/QH10) được Quốc hội thông qua ngày 25/12/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1998, được sửa đổi trong các năm 2003, 2004. Ngày 16/6/2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 đã thơng qua Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12

35

và Luật các TCTD số 47/2010/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 và thay thế Luật NHNN Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các TCTD số 02/1997/QH10.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thƣơng mại:

Cơ cấu tổ chức quản lý của NHTM cổ phần, NHTM cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ bao gồm: Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc và Bộ máy giúp việc. (Tham khảo Sơ đồ tổ chức quản lý của VCB ở Phụ lục 3)

Cơ cấu tổ chức quản lý của NHTM nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn nước ngoài bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và Bộ máy giúp việc.

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của NHTM cổ phần. Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có tồn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm, thành viên Hội đồng quản trị từ 3 – 11 người.

Ban kiểm soát:

Ban Kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng, có nhiệm kỳ 5 năm, tối thiểu 3 thành viên.

Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc:

Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc hoặc thuê Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của ngân hàng, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và

36

Ban Kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, nhiệm kỳ không quá 5 năm.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam (2009 – 2012):

Tác giả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 thông qua các chỉ tiêu vốn huy động, dư nợ, nợ xấu, lợi nhuận. Vì hạn chế trong việc thu thập dữ liệu nên tác giả chọn 33 ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu để làm đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam. Để tăng tính hiệu quả trong việc so sánh đánh giá, tác giả chia 33 ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu thành 4 nhóm dựa trên vốn điều lệ của từng ngân hàng tại thời điểm 30/06/2013 như sau:

Vốn điều lệ Số lƣợng ngân hàng

Nhóm 1 Trên 20 nghìn tỷ đồng 4 ngân hàng, gồm: Vietinbank,

Agribank, VCB, BIDV Nhóm 2 Từ 5 nghìn tỷ đồng đến 20 nghìn tỷ đồng 11 ngân hàng, gồm: Eximbank, Sacombank, MB, SCB, ACB, SHB, Techcombank, MSB,

LienVietPostBank, Seabank, VPBank

Nhóm 3 Từ 3,5 nghìn tỷ đồng đến dưới 5 nghìn tỷ đồng

7 ngân hàng, gồm: Dong A Bank,

HD Bank, AB Bank, VIB, PNB, Ocean Bank, MDB

Nhóm 4 Dưới 3,5 nghìn tỷ đồng 11 ngân hàng, gồm: Dai A Bank,

MHB, Saigonbank, Navibank, Nam A Bank, VietcapitalBank, OCB, Kien Long Bank, PG Bank, Western Bank, Bao Viet Bank

37

Bảng 2.1: Một số các chỉ tiêu hoạt động của các NHTM

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1 1,040,697,574 1,281,362,114 1,391,734,342 1,708,786,019 Nhóm 2 653,283,696 937,895,924 1,218,638,921 1,244,596,455 Nhóm 3 241,251,308 308,741,797 330,138,341 330,310,523 Nhóm 4 97,541,261 149,366,556 191,820,237 179,286,214 Huy động vốn 2,032,773,839 2,677,366,391 3,132,331,841 3,462,979,211 Nhóm 1 865,566,206 1,073,849,790 1,219,566,216 1,358,979,475 Nhóm 2 329,028,147 475,396,331 569,148,139 659,314,756 Nhóm 3 114,159,499 161,726,603 176,416,162 194,976,959 Nhóm 4 66,257,000 96,697,141 113,809,298 122,732,141 Dư nợ 1,375,010,852 1,807,669,865 2,078,939,815 2,336,003,331 Nhóm 1 7,822,625 13,651,901 19,682,396 19,537,788 Nhóm 2 13,661,702 17,918,311 22,219,563 13,415,168 Nhóm 3 2,793,251 4,332,125 4,463,640 3,012,486 Nhóm 4 1,375,416 2,773,764 3,750,298 2,424,178 Lợi nhuận 25,652,994 38,676,101 50,115,897 38,389,620 Nguồn: (BCTC các ngân hàng, 2009 – 2012) 2.1.3.1 Huy động vốn:

Tổng huy động vốn của 33 ngân hàng nghiên cứu năm 2012 là 3.462.979 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2011. Trong đó, nhóm 1 chiếm đa số với 49,31%, theo sau đó là nhóm 2 với 35,94%, nhóm 3 với 9,54% và cuối cùng là nhóm 4 với 5,18%.

38

Hình 2.1: Huy động vốn

Nguồn: (BCTC của các ngân hàng, 2009 – 2012)

Trong cơ cấu tổng vốn huy động thì tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng lớn với 75%, tiền gửi và vay các TCTD khác chiếm 16% (tính tốn dựa trên 33 ngân hàng nghiên cứu).

Trong thị phần tiền gửi của khách hàng, 4 ngân hàng trong nhóm 1 chiếm hơn 50% tổng số tiền gửi của 33 ngân hàng Việt Nam, điều này phần nào cho thấy các ngân hàng lớn thuộc khối NHTM nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong việc huy động vốn trong nền kinh tế. Các ngân hàng trong các nhóm cịn lại cũng rất nỗ lực khi thị phần tiền gửi ngày càng tăng qua các năm, đặc biệt là các ngân hàng thuộc nhóm 2, năm 2009 có thị phần là 27,99% thì đến năm 2012 vươn lên chiếm 33,79%.

Hình 2.2: Tiền gửi của khách hàng

Nguồn: (BCTC của các ngân hàng, 2009 – 2012)

- 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 1,800,000,000 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 - 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

39

2.1.3.2 Dƣ nợ:

Tổng dư nợ cho vay của 33 ngân hàng trong bài nghiên cứu năm 2012 là 2.336.000 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống là 8,9% (NHNN, 2012).

Nhóm 1 thống trị thị trường cho vay với tỷ lệ cho vay bằng 58,18%, trong khi thị phần của nhóm 2 là 28,22%, bằng một nửa so với thị phần của nhóm 1. Nhóm 3 và nhóm 4 gồm 18 ngân hàng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ 13,6% tổng dư nợ của các ngân hàng. Điều này có thể hiểu được khi các ngân hàng thuộc nhóm 1 đã thành lập lâu đời và có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp đã giúp thành công trong việc xây dựng mạng lưới khách hàng trên tồn quốc.

Hình 2.3: Dƣ nợ cho vay

Nguồn: (BCTC của các ngân hàng, 2009 – 2012)

Về kỳ hạn vay, hơn 60% dư nợ cho vay là các khoản vay ngắn hạn, tăng 2% so với năm 2011. Điều kiện kinh tế khó khăn khiến cho các ngân hàng cẩn trọng hơn khi cho vay dài hạn nên cấu phần cho vay dài hạn giảm từ 26% tổng dư nợ vay 2011 xuống còn 22% năm 2012. - 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 2009 2010 2011 2012 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

40

Hình 2.4: Cơ cấu kỳ hạn khoản vay

Nguồn: (KPMG, 2013) Về tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Hình 2.5: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng

Nguồn: (NHNN, 2004 – 2012)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng thường rất cao trong những năm trước đây, đã suy giảm mạnh trong các năm 2010 – 2011 và thậm chí chuyển sang âm trong suốt 5 tháng đầu năm 2012 và chỉ đạt 8,91% trong cả năm 2012, chủ yếu là do (1) mặt bằng lãi suất quá cao từ cuối 2011 và đầu 2012 dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh, từ đó, nhu

61% 17% 22% ≤ 12 tháng >12 - 60 tháng > 60 tháng .000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

41

cầu vay vốn để mở rộng sản xuất cũng giảm mạnh tương ứng; và (2) tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh do khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm và hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng trong những năm trước đó, do các ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay mới. Do vậy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đảm bảo lưu thông vốn trong nền kinh tế.

2.1.3.3 Nợ xấu:

Việc tăng trưởng tín dụng cao như trên cùng với các điều kiện vay dễ dãi làm tỷ lệ nợ xấu tăng kéo theo nguy cơ rủi ro cho hệ thống ngân hàng tăng cao.

Nhìn vào Hình 2.6, nợ xấu tồn ngành có xu hướng tăng dần giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng basel III vào quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)