2.1.1.3 .Giá trị vốn hóa thị trường
2.2. Kiểm định mơ hình thị trường và mơ hình ba nhân tố trên thị trường chứng
chứng khoán Việt Nam
2.2.1 Cơ sở dữ liệu
Dữ liệu trong luận văn được tác giả tổng hợp, thu thập và tính tốn từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác cho chuỗi dữ liệu trong quá trình xử lý, tác giả lựa chọn số liệu trong báo cáo của các tổ chức có uy tín như IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), Tổng cục thống kê, Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…
Thời kỳ quan sát: Tỷ suất sinh lợi các biến số được điều chỉnh theo tuần từ tháng 07/2007 đến tháng 12/2010. Với thời kỳ quan sát này, tác giảđạt được 174 quan sát theo tuần:
Các nhân tố và nguồn số liệu sử dụng
Nhân tố sử dụng Cách tính tốn Cơ sở dữ liệu
Lãi suất phi rủi ro Rf
Lãi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 1 năm điều chỉnh theo
tuần.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Số lượng cổ phần lưu hành tại 30/6 và 31/12 hàng năm - Sở giao dịch chứng khốn Thành phố. Hồ Chí Minh. Vốn chủ sở hữu tại 30/6 và 31/12 hàng năm (BE) -
Báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố. Hồ
Chí Minh. Giá cổ phiếu của 268
công ty niêm yết trên sàn HOSE, và chỉ số VNIndex
- Website thống kê dữ liệu giá: hsx.com
Tỷ suất sinh lợi thị trường Rm (Chỉ số VNINDEXt – VNINDEX t-1)/ VNINDEX t-1 theo tuần Tính tốn từ các dữ liệu trên
Tỷ suất sinh lợi chứng khoán (Pt – P t-1)/ P t-1 theo tuần Tính tốn từ các dữ liệu trên Tỷ số BE/ME Tỷ số giá trị sổ sách/ giá trị thị trường vốn chủ sở hữu Tính tốn từ các dữ liệu trên
Quy mơ (ME)
Số lượng cổ phần lưu hành * Giá thị trường
mỗ cổ phần
Tính tốn từ các dữ liệu trên
SMB Chi tiết ở phần nhân tố Tính tốn từ các dữ liệu trên HML Chi tiết ở phần nhân tố Tính tốn từ các dữ liệu trên Rm_RF Chi tiết ở phần nhân tố Tính tốn từ các dữ liệu trên
2.2.2 Các biến phụ thuộc
2.2.2.1 Xây dựng danh mục theo quy mô và BE/ME
Tác giả phân chia các cổ phiếu trên sàn HOSE thành 2 nhóm: quy mơ nhỏ (S) và quy mô lớn (B) dựa vào quy mơ trung vị, trong đó nhóm S bao gồm 50% cổ phiếu có quy mơ nhỏ hơn hoặc bằng quy mơ trung vị, nhóm B bao gồm 50% cổ phiếu có quy mơ lớn hơn quy mô trung vị.
Tác giả cũng sử dụng BE/ME trung vị để chia các cổ phiếu đã chọn trên sàn HOSE thành 2 nhóm: BE/ME thấp (L) và BE/ME cao (H) , trong đó nhóm L bao gồm 50% cổ phiếu có BE/ME nhỏ hơn hoặc bằng BE/ME trung vị, nhóm H bao gồm 50% cổ phiếu có BE/ME lớn hơn BE/ME trung vị.
Dựa trên sự phân nhóm, tác giả lập 4 danh mục S/L, S/H, B/L và B/H bằng việc lần lượt lấy giao của 2 nhóm cổ phiếu theo quy mơ với 2 nhóm cổ phiếu theo BE/ME. Trong đó:
• S/L là danh mục bao gồm những cơng ty nằm trong nhóm quy mơ nhỏ (S) đồng thời nằm trong nhóm BE/ME thấp (L).
• S/H là danh mục bao gồm những cơng ty nằm trong nhóm quy mơ nhỏ (S) đồng thời nằm trong nhóm BE/ME cao (H).
• B/L là danh mục bao gồm những công ty nằm trong nhóm quy mơ lớn (B) đồng thời nằm trong nhóm BE/ME thấp (L).
• B/H là danh mục bao gồm những cơng ty nằm trong nhóm quy mơ lớn (S) đồng thời nằm trong nhóm BE/ME cao (H).
Sốlượng cổ phiếu trong mỗi danh mục qua các năm được thể hiện trong bảng 2.1, Cùng với số công ty niêm yết tăng qua các năm, số chứng khoán trong mỗi danh mục cũng tăng theo. Đến năm 2010 các danh mục đã có một lượng chứng khoán đáng kể.
Bảng 2.4: Số chứng khoán trong mỗi danh mục qua các năm
Năm S/L S/H B/L B/H
2007 16 37 37 16
2008 21 49 49 20
2009 25 66 66 25
2010 41 84 85 42
Bảng 2.5: Quy mơ trung bình của các cơng ty trong mỗi danh mục qua
các năm
Quy mô (Triệu đồng)
Danh mục 2007 2008 2009 2010
S/L 323,475 115,645 267,312 251,301
S/H 197,739 87,347 196,195 202,660
B/L 3,609,250 1,529,504 3,010,990 3,535,485
B/H 2,030,262 412,535 945,505 1,224,434
Nguồn: Tác giả thống kê từ quy mơ của các chứng khốn trong mỗi danh mục
Bảng 2.5 cho thấy ME trung bình của danh mục có sự sụt giảm đáng kể vào cuối năm 2008, đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, giá cổ phiếu sụt giảm làm cho giá trị vốn hóa giảm mạnh, đến cuối năm 2009 thịtrường có sự phục hồi và ME tăng dần trong năm 2010 đạt mức xấp xỉ năm 2007.
Bảng 2.6: Giá trị sổ sách của vốn cổ phần của các công ty trong mỗi danh mục qua các năm Danh mục BM 2007 2008 2009 2010 S/L 0.37 1.23 0.61 0.69 S/H 0.99 2.65 1.25 1.61 B/L 0.27 0.93 0.5 0.57 B/H 0.67 2.39 1.25 1.77
Nguồn: Tác giả thống kê
Bảng 2.6 cho thấy BM biến động khá mạnh qua các năm, cụ thể, năm 2008 BM danh mục tăng cao do tác động giảm giá cổ phiếu. Đối với nhóm BM cao (S/H và B/H) gia tăng nhiều hơn nhóm có BM thấp. Nhóm doanh nghiệp giá trị với BM cao sẽ chịu biến động giá nhiều hơn so với các danh nghiệp tăng trưởng với BM thấp. Hơn nữa có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm cổ phiếu có BE/ME cao so với nhóm cổ phiếu có BE/ME thấp, chẳng hạn năm 2010 nhóm BE/ME cao lần lượt có BE/ME trung bình là 1,61 và 1,77, trong khi đó nhóm BE/ME thấp có BE/ME trung bình chỉ 0,57 và 0,69.
2.2.2.2 Tỷ suất sinh lợi vượt trội và rủi ro của các danh mục theo Quy mô và
BE/ME
Bảng 2.7 cho thấy rủi ro (độ lệch chuẩn) và tỷ suất sinh lợi của các danh mục theo quy mô và giá trị số sách trong giai đoạn quan sát từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2010.
Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi vượt trội và rủi ro của 4 danh mục
(biến phụ thuộc)
Giai đoạn quansát: tháng 7/2007 đến 12/2010
Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường Tỷ suất sinh lợi vượt trội Độ lệch chuẩn
Quy mô L H L H
S -0.00111 -0.00462 0.034773 0.046333
B -0.00094 -0.00515 0.042966 0.056313
Nguồn: Tác giả tính tốn
Số liệu trong bảng 2.7 cho thấy, trong giai đoạn từ 7/2007 đến tháng 12/2010, các danh mục cổ phiếu không tạo ra được tỷ suất sinh lợi vượt trên tỷ suất sinh lợi trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm. Vì thế, tỷ suất sinh lợi vượt trội của cả bốn danh mục theo quy mô và giá trị sổ sách trên giá trị thị trường đều âm. Thực ra đây là giai đoạn thị trường chứng khoán bắt đầu sụt giảm và sụt giảm đỉnh điểm trong năm 2008 và đầu 2009, năm 2010 di ễn biến thị trường cũng khơng có sự cải thiện nào, đó là lý do khiến tỷ suất sinh lợi vượt trội âm trên tất cả các danh mục.
Các danh mục có BE/ME cao có tỷ suất sinh lợi thấp hơn các danh mục có BE/ME thấp. Tuy nhiên các danh mục quy mơ lớn khơng hẳn có tỷ suất sinh lợi thấp hơn bởi lẽ danh mục B/L có tỷ suất sinh lợi cao hơn danh mục S/L nhưng danh mục B/H có lại có tỷ suất sinh lợi thấp hơn danh mục S/H.
Mặc dù tỷ suất sinh lợi vượt trội của các danh mục âm nhưng rủi ro của các danh mục khá lớn. hơn nữa các danh mục có BE/ME cao dường như có rủi ro cao hơn các danh mục BE/ME thấp, điều này cho thấy rủi ro của các danh mục cổ phần trên thị trường này đơi khi khơng nhất qn với mẫu hình tỷ suất sinh lợi. Hai danh mục
quy mơ lớn có rủi ro cao hơn hai danh mục quy mô nhỏ, cụ thể là, độ lệch chuẩn của danh mục S/L và S/H lần lượt là 3,48% và 4,63% trong khi hai danh mục B/L và B/H có độ lệch chuẩn lần lượt là 4,29% và 5,63%.
2.2.3 Các nhân tố giải thích