TĨM TẮT THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình đa thuộc tính trong nhận diện nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 25 - 31)

Thị trường thẻ Việt Nam hình thành từ rất sớm vào những năm 90 của thế kỷ 20. Năm 1990 hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và NH Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã mở đầu cho sự du nhập của thẻ thanh toán vào Việt Nam. Năm 1995, cùng với VCB, NHTMCP Á Châu (ACB), NH liên doanh First-Vina-Bank và NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard. Năm 1996, VCB chính thức là thành viên của tổ chức Visa. Tiếp sau đó là ACB, NH Cơng thương Việt Nam cũng lần lượt là thành viên của tổ chức nói trên. Tuy nhiên, việc ứng dụng thẻ vào Việt Nam còn hạn chế rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật …

Mãi đến năm 2002, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên mới được phát hành tại Việt Nam. VCB là ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống giao dịch ATM dựa trên nền tảng kết nối trực tuyến tồn hệ thống. Nhờ đó, thị trường thẻ Việt Nam mới thực sự có bước đột phá quan trọng với việc nhiều ngân hàng chủ động và tích cực đầu tư hệ thống công nghệ phục vụ cho phát triển sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa cũng như sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế sau này.

Tuy vậy, dịch vụ thẻ thanh toán chỉ mới thực sự sơi động vào những năm 2006- 2007 khi Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/ TTg về triển khai Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2011 (gần đây nhất là Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt) và đặc biệt sự ra đời của quyết định số 20/2007/NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam điều chỉnh các quy định về phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Điều này đã góp phần tạo một hành lang pháp lý rất quan trọng giúp thị trường có sự phát triển vượt bậc về hoạt động thanh toán và phát hành thẻ, số lượng các ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ thẻ ngày càng gia tăng với việc cho ra đời hàng loạt các sản phẩm thẻ tương đối hiện đại, nhiều tính năng, tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Kể từ năm 2007 đến nay, nhìn chung nhận thức và thói quen dùng tiền mặt của các tổ chức, của người dân trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đã có một số bước cải thiện đáng kể theo xu hướng ngày càng gia tăng lượng người tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua các kênh dịch vụ ngân hàng với các phương thức thanh toán truyền thống đan xen hiện đại. Theo thống kê của NHNN, tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giảm từ 20,3% vào năm 2004 xuống 14% vào năm 2010 và đến tháng 7/2013 chỉ cịn 11,04% trong tổng phương tiện thanh tốn.

Đồ thị 2.1: Tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán (%)

Số lượng thẻ được phát hành đã có sự tăng trưởng khá nhanh. Nếu như năm 2007, tồn thị trường mới có khoảng gần 9,34 triệu thẻ thì đến hết năm 2012, con số đó đã lên tới hơn 54,9 triệu thẻ tăng gần 5,6 lần. Số thương hiệu thẻ cũng tăng từ 95 thương hiệu lên khoảng 350 thương hiệu thẻ các loại.

Tính đến quý 2/2013, trong tổng số 60,15 triệu thẻ thì 93% là thẻ ghi nợ nội địa (55,75 triệu thẻ); thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 4% (2,31 triệu thẻ) ; 2,09 triệu thẻ tín dụng quốc tế chiếm 3%. Hiện tại, đã có 27 NHTM nội địa và 3 NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế, và với 6 loại thẻ quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam là : Visa, Master, JCB, UnionPay, Discover, Amex. Cơ cấu loại thẻ được phát hành đến quý 2 được biểu diễn ở Biểu đồ 2.1 như sau:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thẻ được phát hành đến Quý 2/2013

(Nguồn : Vụ Thanh toán – NHNN Việt Nam)

CƠ CẤU THẺ ĐƯỢC PHÁT HÀNH ĐẾN QUÝ 2.2013

55.75, 93% 2.09, 3%

2.31, 4%

Việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế cịn rất khiêm tốn cho thấy sự thích nghi của người dân với dịch vụ tín dụng tiêu dùng thanh tốn trước trả tiền sau cịn nhiều điểm cần phải khắc phục. Thẻ tín dụng quốc tế là loại hình gắn chặt với hoạt động tín dụng tiêu dùng của người dân, nhất là ở các nước phát triển, thậm chí một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… Theo báo cáo của Trung tâm tín dụng NHNN (CIC) tại Hội thảo về “Các giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam” đầu tháng 5/2013, toàn thị trường đến cuối tháng 4/2013 cũng chỉ có hơn 532.000 chủ thẻ có dư nợ (chỉ khoảng 35% chủ thẻ được thống kê có vay vốn) với số dư nợ là 7.229 tỷ đồng. Đây là con số khá thấp nếu so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của nền kinh tế theo ước tính là khoảng 4,5 tỷ USD (tương đương với khoảng 94.500 tỷ đồng).

Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ phát hành qua các thời kỳ

(Nguồn : Vụ Thanh toán – NHNN Việt Nam)

3.6 1.46 4.03 1.62 4.41 1.79 5.26 2.09 0 1 2 3 4 5 6 Số lượng (triệu thẻ)

QUÝ 3.2012 QUÝ 4.2012 QUÝ 1.2013 QUÝ 2.2013 Thời kỳ

SỐ LƯỢNG THẺ PHÁT HÀNH QUA CÁC THỜI KỲ

THẺ QUỐC TẾ THẺ TÍN DỤNG

Ý thức được việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế sẽ góp phần tạo thêm lợi nhuận cũng như là một chiến lược quan trọng trong phát triển dư nợ tín dụng, các NHTM hoạt động tại Việt Nam đã có những chiến lược để giành lấy thị phần thẻ tín dụng quốc tế.

Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như HSBC, ANZ… đều coi việc phát triển các sản phẩm thẻ là một dịch vụ quan trọng, bằng tất cả phương tiện vốn có, mạng lưới cộng tác viên dày đặc cùng với sự dày dạn trong marketing, họ “đánh vào” thị trường bằng chiến lược bán lẻ đến từng khách hàng. Công chúng, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu, đã bị kích thích bởi thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng nước ngồi có tên tuổi. Chính chiến lược này đã giúp ngân hàng ngoại tăng nhanh số lượng thẻ phát hành, dù lãi suất cao hơn so với các ngân hàng nội. Các ngân hàng nội kháng cự bằng cách triển khai một loạt chương trình mở thẻ tín dụng quốc tế đến các tầng lớp trung lưu, những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, thậm chí đến những lao động bình dân có thu nhập ổn định cùng với những những chương trình khuyến mãi đa dạng.

Việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế trong những năm vừa qua chủ yếu thiên về số lượng chưa đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lượng cũng như tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi đã phát hành thẻ. Hiện tại cả Hiệp hội thẻ và NHNN đều chưa có con số chính xác về tỷ lệ thẻ hoạt động, tuy nhiên qua thăm dò ý kiến từ một số quản lý lãnh đạo Trung tâm Thẻ của một số ngân hàng điển hình thì tỷ lệ thẻ hoạt động (lấy theo quan điểm chun mơn là tối thiểu có một giao dịch thanh toán/rút tiền/chuyển khoản mỗi năm) chung của các ngân hàng rơi vào khoảng từ 60 - 71%, tùy từng ngân hàng và từng loại thẻ, trong đó thẻ tín dụng quốc tế thường có tỷ lệ hoạt động cao nhất là khoảng 90% và tỷ lệ của thẻ hoạt động ghi nợ quốc tế thường là thấp nhất khoảng <60%.

Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh tốn thẻ: tính đến hết q II/2013 trên cả nước có khoảng 59 triệu thẻ được phát hành của 49 tổ chức phát hành thẻ với trên

110.000 POS và 14.400 ATM. Tuy vậy, hệ thống máy chấp nhập thẻ tín dụng quốc tế của Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam chỉ có 1 POS/1.000 người, trong khi tại Hàn Quốc tỉ lệ này là 50 POS/1.000 người. Vì vậy thách thức của Việt Nam trong việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế nói riêng cũng như thúc đẩy việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói chung là hệ thống chấp nhận thẻ cịn hạn chế, gây khó khăn cho chủ thẻ khi sử dụng hằng ngày.

Đồ thị 2.2: Mức độ phát triển hệ thống ATM/POS giai đoạn 2007 – 2012

(Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam)

Khi đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam, các chuyên gia thuộc Công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Research and Markets nhận định Việt Nam là thị trường thẻ thanh toán năng động hàng đầu thế giới. Báo cáo tháng Ba về "Dự báo thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam tới năm 2013" của công ty trên cho biết thị trường này ở Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 18,5% trong giai đoạn từ nay đến năm 2014.

Quy mô dân số trẻ không ngừng mở rộng cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị

trường thẻ thanh tốn ở Việt Nam, cả thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ, phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây. Công ty Research and Markets khẳng định thị trường thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam vẫn chưa được khai thác nhiều và đây là cơ hội lớn cho các công ty phát hành thẻ, các nhà cung cấp cũng như các nhà sản xuất tại Việt Nam.

2.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình đa thuộc tính trong nhận diện nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 25 - 31)