Các nhóm giải pháp liên quan đến phòng ngừa và quản lý rủi ro trong thanh tốn thẻ tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình đa thuộc tính trong nhận diện nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 65)

3.1 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC THUỘC TÍNH QUAN

3.1.3 Các nhóm giải pháp liên quan đến phòng ngừa và quản lý rủi ro trong thanh tốn thẻ tín

tốn thẻ tín dụng quốc tế :

Để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thẻ ngân hàng cần phải tìm kiếm và giải quyết những nguyên nhân gây ra rủi ro cũng như những điểm yếu về công nghệ mà bọn tội phạm thường lợi dụng.

3.1.3.1 Tăng cường cơng tác quản lý và phịng ngừa rủi ro:

Lên kế hoạch phòng chống loại tội phạm gian lận thẻ: các máy ATM hiện nay của ngân hàng cần được cài đặt phần mềm bảo mật, khi có bất cứ thiết bị nào lạ nào lắp thêm vào máy, toàn bộ hệ thống sẽ ngừng hoạt động và Trung tâm sẽ biết ngay để kiểm tra, xử lý. Bàn phím trên máy cũng được mã hố để đối tượng khó có thể ăn cắp mã số bí mật của khách. Nhưng các ngân hàng cũng không thể tin tưởng tuyệt đối vào giải pháp

này vì việc lắp đặt camera quay lén rất khó phát hiện. Cho nên, bản thân cán bộ ngân hàng đi tiếp quỹ phải kiểm tra ATM thường xun, nếu có gì bất thường phải xử lý ngay.

3.1.3.2 Biện pháp đảm bảo các yêu cầu bảo mật chung:

Biện pháp đầu tiên trong phòng chống rủi ro là các ngân hàng cần phải tuân thủ những quy định chung về bảo mật. Thực hiện tốt những yêu cầu về bảo mật sẽ hạn chế được rất nhiều những rủi ro do dị rỉ thơng tin. Những biện pháp có thể được sử dụng để đảm bảo bảo mật chung là:

- Tuân thủ đúng các quy định về bảo mật an tồn trong quy trình nghiệp vụ.

- Phân quyền hợp lý để đảm bảo tính kiểm sốt cao. Mọi dữ liệu cập nhật đều qua ít nhất 2 cấp thực hiện và đảm bảo tính bảo mật, an tồn dữ liệu trong việc truy cập hệ thống được giao theo quyền truy cập và theo người truy cập.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong hoạt động nghiệp vụ. - Có các chế độ báo cáo đột xuất, định kì

- Quản lý và giám sát hoạt động của hệ thống quản lý kĩ thuật.

3.1.3.3 Nâng cao trình độ của khách hàng - những người sử dụng thẻ:

Nâng cao trình độ của khách hàng bằng cách tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế những rủi ro về thẻ thông qua việc phổ biến, giáo dục cho mọi người dân không chỉ những thơng tin, lợi ích và tác dụng của thẻ, mà còn phổ biến cho họ về các cách phòng chống và nhận biết thẻ giả, hạn chế mất thẻ và cách xử lý khi bị mất cắp thẻ.

Thường xuyên tổ chức tập huấn trang bị và nâng cao kiến thức cho những người sử dụng thẻ cũng là điều hết sức cần thiết. Bởi vì hiện nay rất nhiều ngân hàng cung cấp sản phẩm thẻ cho khách hàng mà khơng có hướng dẫn sử dụng cũng như các cẩm nang giúp khách hàng phòng tránh được một số rủi ro khơng đáng có. Điều này dẫn đến việc khách hàng khơng biết được là mình sẽ gặp phải những rắc rối gì và phải làm như thế

nào trong những trường hợp đó, gây một tâm lý hoang mang và lo lắng mỗi khi có một vụ việc xảy ra.

Để hỗ trợ khách hàng khi sử dụng thẻ, trước hết cần phổ biến rộng rãi các quy định về sử dụng, thanh toán thẻ cho các chủ thẻ, đưa ra lời khuyên với khách hàng khi họ mở và thanh toán thẻ tại ngân hàng như:

- Giữ thẻ an tồn, khơng để thẻ ngồi tầm nhìn khi thực hiện một giao dịch.

- Nếu nhận thấy điều gì bất thường như giao dịch không thực hiện hoặc không liên quan, hãy liên hệ ngay với trung tâm thẻ hoặc ngân hàng.

- Không viết ra số PIN.

- Không nên chọn số PIN là số ngày sinh, số điện thoại, số nhà… - Không cho mượn thẻ

- Không nhập lại mã PIN nếu máy nuốt thẻ.

- Báo ngay cho trung tâm thẻ, ngân hàng khi bị mất thẻ

Định kì, các ngân hàng cũng nên tổ chức các buổi báo cáo và thu thập ý kiến phản hồi của những người sử dụng để có thể cải tiến hơn chất lượng dịch vụ cũng như giải đáp kịp thời những thắc mắc khách hàng.

3.1.3.4 Lựa chọn ĐVCNT có uy tín:

Đối với các thẻ thanh toán, ĐVCNT cũng là một chủ thể tham gia trong quá trình sử dụng và thanh tốn thẻ, vì vậy lựa chọn được những ĐVCNT uy tín sẽ giảm thiểu rủi ro cho các NHTM. Các ĐVCNT nếu muốn gian lận thì có thể thơng đồng với các tổ chức tội phạm lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật để làm thẻ giả hoặc vơ tình chấp nhận thẻ giả, thẻ hết hiệu lực, thẻ mất cắp hoặc thẻ thanh toán vượt hạn mức cho phép. Cho nên, trong quá trình phát triển hệ thống đại lý kinh doanh thẻ, ngân hàng cần xem xét tư cách của các đơn vị này về năng lực hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tài chính.

Tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Ở Việt Nam hiện nay hoạt động thẻ ngày càng được mở rộng trên cơ sở liên kết giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế. Sự liên kết giữa các ngân hàng ngồi việc nâng cao được những tiện ích của thẻ cịn có tác dụng kiểm sốt rủi ro và chống tội phạm trong hoạt động thẻ. Ở nhiều nước, để tạo sự thống nhất trong hoạt động cung ứng thẻ, tạo thể thống nhất cho hệ thống NHTM, mỗi nước chỉ có một trung tâm kết nối với tất cả các NHTM. Tuy nhiên thị trường thẻ Việt Nam hiện nay tuy đã phát triển mạnh song vẫn chưa có được một sự hợp tác tốt giữa các ngân hàng, dẫn đến một sự lãng phí trong đầu tư và gây khó khăn trong việc quản lý rủi ro. Sự hợp tác tự nguyện bằng cách liên kết tồn bộ hệ thống thẻ thanh tốn giữa các ngân hàng thành một hệ thống duy nhất, đồng bộ sẽ mang đến lợi ích cho tất cả các bên, từ đó giúp cho các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau về mặt kĩ thuật và nghiệp vụ để giảm thiểu rủi ro.

Các NHTM có quy mơ nhỏ cần chủ động hợp tác với các NHTM có quy mơ lớn, có kinh nghiệm trong dịch vụ thẻ để làm đại lý phát hành, thanh toán thẻ hay kết nối mạng ATM. NHTMCP Sài Gịn Thương Tín và NHTMCP Phương Nam đang liên kết với ngân hàng ANZ, mạng Banknet của Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia đã kết nối một vài NHTM với nhau thành một mạng ATM thống nhất.

Ngoài việc liên kết giữa các ngân hàng và các công ty thẻ, trong quản lý và điều hành phịng chống rủi ro cần có thêm sự phối hợp giữa NHNN với các NHTM, sự phối hợp giữa NHNN với Bộ Công an, với các công ty và Hiệp hội thẻ để cùng nhau tìm và giải quyết những vấn đề thiếu sót trong thanh tốn, phát hành và sử dụng thẻ.

3.1.3.6 Hạn chế các loại rủi ro:

Hạn chế rủi ro trong phát hành :

Để giảm thiểu mức độ rủi ro trong phát hành các cán bộ làm nhiệm vụ phát hành phải kiểm tra, xác minh thông tin khách hàng một cách kĩ càng bằng nhiều hình thức phù hợp với tình huống thực tế. Đảm bảo các nguyên tắc an toàn như thẻ và PIN phải được giao tận tay chủ thẻ hoặc gửi tách biệt nhau… Sử dụng các chương trình quản lý rủi ro

của tổ chức thẻ quốc tế, thường xuyên cập nhật các thông tin trên các chương trình đó như SAFE của Master; GFIS, CRIR của Visa.

Hạn chế rủi ro tín dụng :

Để kiểm sốt được rủi ro tín dụng, các cán bộ trực tiếp làm công tác phát hành thẻ cần phải chú ý:

Thẩm định và xem xét kĩ lưỡng các trường hợp cho vay tín chấp để phát hành thẻ, nhất là về tình trạng tín dụng và uy tín tín dụng. Với các thẻ có hạn mức đặc biệt, thẻ VIP, việc này càng phải được quan tâm. Phát hành thẻ tín chấp cũng giống như cho vay một khoản vay thông thường. Trong thời gian tới, các ngân hàng phát hành thẻ nên thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm khách hàng cá nhân vì nó đơn giản và đem lại hiệu quả cao.

Ngân viên ngân hàng cần lưu ý các chủ thẻ về quyền lợi mà họ được hưởng và nghĩa vụ mà họ phải tuân theo khi sử dụng dịch vụ, tránh sự rắc rối về sau; Theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thẻ để chi tiêu của khách hàng; Gửi bảng kê hàng kì cho chủ thẻ; Thực hiện từng bước đối với chủ thẻ trì hỗn hoặc cố tình khơng thanh tốn sao kê: thơng báo, nhắc nhở, khuyến cáo, khoá thẻ tạm thởi hoặc chấm dứt hợp đồng sử dụng thẻ. Khi cần có thể phối hợp với cơ quan an ninh điều tra nhân thân của chủ thẻ hoặc các hình thức cưỡng chế theo luật.

Hạn chế rủi ro nội bộ :

Kiểm soát các bước thực hiện nghiệp vụ của cán bộ trực tiếp làm việc, đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định một cách nghiêm ngặt.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống máy móc, trang thiết bị của Ngân hàng và các ĐVCNT để đảm bảo tính liên tục và ổn định của hệ thống.

Tổ chức theo dõi, quản lý, giam sát hoạt động tồn hệ thống thanh tốn thẻ 24/24 để đảm bảo xử lý kịp thời khi có sự cố.

Cập nhật và lưu hành rộng rãi danh sách Bulettin :

Danh sách Bulettin hay còn gọi là danh sách báo động khẩn cấp, là một danh sách liệt kê những số thẻ không được phép thanh tốn. Các ngân hàng cần tổ chức định kì nhận danh sách đã cập nhật các thông tin liên quan đến thẻ cấm lưu hành, thẻ hạn chế sử dụng … và phải nhanh chóng truyền hoặc gửi danh sách, thơng tin đó đến tất cả các ĐVCNT để làm cơ sở kiểm tra thẻ khi chấp nhận thanh toán, cần lưu ý các đơn vị chưa kết nối trực tuyến; phải chủ động thực hiện việc đăng kí đưa và cập nhật Bulettin các thẻ báo mất, thất lạc hoặc số thẻ bị giả mạo phát hành… dù chi phí cho việc này khơng ít.

Phịng chống tội phạm :

Các tội phạm về thẻ ngày càng tinh vi, đa dạng và không ngừng biến đổi do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt sự phát triển của cơng nghệ thơng tin. Vì vậy, trong việc phịng chống tội phạm về thẻ, khơng chỉ các ngân hàng phối hợp với nhau mà cần có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng cũng như ý thức của cộng đồng. Cơ quan an ninh có hẳn một bộ phận hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc hạn chế tội phạm cơng nghệ cao. Ngồi nỗ lực của bản thân, các ngân hàng nên tìm kiếm sự giúp đỡ quan trọng này.

Các NHTM cần hợp đồng trước với các cơ quan an ninh trên địa bàn, với chính quyền địa phương để có phương án hỗ trợ, thống nhất cách giải quyết khi có sự cố xảy ra. Đồng thời ngân hàng cũng cần phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng những hành vi phạm tội đã được phát hiện ở Việt Nam và trên thế giới, đưa ra các thông tin cảnh báo để ngăn ngừa tội phạm.

Các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ cần xây dựng cho mình một bộ phận quản lý rủi ro đối với hoạt động thẻ một cách hữu hiệu nhằm đảm bảo cho mọi quá trình thanh tốn thẻ được thơng suốt an tồn và bảo mật. Đồng thời có những biện pháp phát hiện sớm những hiện tượng làm giả thẻ cũng như các hành động gian lận trong hoạt động thanh toán thẻ. Đặc biệt, các NHTM cần thiết lập cho mình một hệ thống phịng rủi ro để xử lý trong trường hợp có trục trặc về hệ thống máy móc kỹ thuật (vì rủi ro về máy móc kỹ thuật là rủi ro thường gặp ở nhiều ngân hàng và đã gây ra cho các ngân hàng nhiều thiệt hại cả về uy tín và tiền bạc).

3.2 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TỐN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM : DỤNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM :

3.2.1 Kiến nghị đối với Hiệp hội thẻ:

Được thành lập vào tháng 8/1996, sau hơn 17 năm hoạt động, đến nay Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam đã có 20 ngân hàng thành viên (chiếm 90% thị phần), gồm hầu hết các ngân hàng có tham gia kinh doanh thẻ ở Việt Nam. Hội thẻ ngân hàng đã thực sự trở thành đầu mối liên kết thúc đẩy việc phát triển thị trường thẻ ngân hàng trong cả nước.

Trong thời gian tới, để tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường dịch vụ thẻ thanh toán trong nước, Hiệp hội cần xây dựng cho mình và các ngân hàng thành viên những cơ chế tài chính và phi tài chính cũng như các chế tài nghiêm ngặt để khuyến khích cũng như xử phạt các NHTM tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thẻ. Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng, với các doanh nghiệp, các tổ chức thẻ quốc tế như: tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế để triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường; hoạch định chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các thành viên bằng việc tổ chức các khố đào tạo về: quản lý rủi ro, phịng ngừa giả mạo, kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại…; giới thiệu các sản phẩm và các dịch vụ thẻ mới của các nước.

3.2.1.1 Hoạch định chiến lược về thẻ cho hệ thống NHTM :

NHNN đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo gây lãng phí, dẫn đến khơng tận dụng được các lợi thế chung.

Để đảm bảo cạnh tranh theo đúng nghĩa là động lực thúc đẩy phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ, NHNN cần thường xuyên liên hệ với Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam để hoạch định chiến lược và áp dụng trên toàn hệ thống.

Hiệp hội các ngân hàng thanh tốn thẻ cần có những quy định nghiêm khắc về chế tài, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam.

3.2.1.2 Có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ thẻ :

Nhà nước cần xem xét có quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải chấp nhận thanh toán qua ngân hàng ngay từ khi khởi sự kinh doanh nhằm minh bạch hóa các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và cũng là tạo cơ sở cho việc theo dõi và quản lý thuế sau này: Ví dụ như hoạt động lữ hành du lịch, khách sạn, giao dịch bất động sản…;

NHNN cần hồn chỉnh dự thảo và sớm trình Chính phủ ban hành nghị định về thanh tốn tiền mặt trong đó có chế tài bằng văn bản pháp quy các loại giao dịch được phép sử dụng tiền mặt và các loại giao dịch khác phải thanh toán phi tiền mặt qua ngân hàng. Việc quy định hạn mức được phép thanh toán bằng tiền mặt sẽ gặp một số phản ứng từ một bộ phận người dân/doanh nghiệp đang có lợi ích trực tiếp từ việc thanh tốn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, về tổng thể và lâu dài chắc chắn sẽ có hiệu quả chung cho nền kinh tế trong đó cả về phương diện thu ngân sách nhà nước.

Trong tiến trình phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam cũng cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía NHNN về mọi mặt trong đó có tạo một mơi trường pháp lý chặt chẽ cho các giao dịch thẻ.

Ở Việt Nam hiện nay chỉ mới duy nhất có một quy chế của NHNN về phát hành, sử dụng và thanh tốn thẻ. Đó là một văn bản có tính hướng dẫn chung cịn quy trình cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình đa thuộc tính trong nhận diện nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 65)