Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, trong tương lai thẻ tín dụng quốc tế vẫn sẽ là một phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt được ưa chuộng, nhất là trong tầng lớp dân cư. Số lượng thẻ sẽ tiếp tục tăng ở các thị trường trên thế giới.
Với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam khơng thể tách mình ra khỏi xu hướng này nếu muốn phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế rất cao trên thế giới, Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế.
Việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế cịn gắn liền với cơng tác phát triển du lịch trong nước, đây là điểm đang được Việt Nam chú trọng trong những năm gần đây bởi du lịch cịn được coi là ngành cơng nghiệp khơng khói, khơng chỉ góp phần thúc đẩy việc cải thiện cơ sơ hạ tầng, môi trường, hệ thống các dịch vụ đi kèm mà cịn góp phần nâng cao vị thế của đất nước. Phát triển một thị trường thẻ hiện đại sẽ góp phần kéo được thêm nhiều du khách đến Việt Nam hơn do hầu hết các nước đều áp dụng chính sách hạn chế cơng dân của mình mang tiền mặt ra nước ngồi và khách du lịch vào Việt Nam phần lớn là từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU… là những nước thẻ thanh toán phát triển và được sử dụng rất phổ biến. Thẻ thanh tốn quốc tế cịn thúc đẩy du lịch bằng cách thúc đẩy việc tiêu tiền của du khách
Xét từ xu hướng phát triển, yêu cầu hội nhập và đặc biệt là từ góc độ của nhà kinh doanh ngân hàng, thị trường thẻ ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán. Các ngân hàng Việt Nam đang tận dụng lợi thế của người đi sau đang tiến hành hiện đại hóa ngân hàng, tiêu chuẩn hố các nghiệp vụ và từng bước đa dạng hố và hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng được cơng nghệ hố cao, trong đó hầu hết là các dịch vụ thẻ thanh toán như ATM, thẻ tín dụng quốc tế, tiền ghi nợ kết hợp với thẻ tín dụng quốc tế hoặc tiền điện tử, thương mại điện tử, Internet Banking...
Đây là những yêu cầu đang được đặt ra mà các NHTM sớm phải thực hiện trong q trình hội nhập. Như vậy, có thể khẳng định ngân hàng ln phải sẵn sàng và tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ này. Đối với thành phần sử dụng thẻ (người tiêu dùng) và thành phần chấp nhận thẻ (người bán hàng) cũng cần làm quen với phương thức thanh toán mới, hiện đại. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam - những nhà sản xuất đang có xu hướng muốn đưa hàng của mình vượt ra khỏi ngồi biên giới quốc gia, ngoài các yếu tố về chất lượng hàng hố, chính sách giá cả cũng như các chính sách hậu mãi, họ cũng phải quan tâm đến các phương thức thanh toán mới đang thịnh hành trên thị trường thế giới. Do vậy, các ĐVCNT sẽ tăng lên rất nhanh về số lượng trong thời gian tới nếu như Việt Nam tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế được tồn cầu hố cao.
Vì vậy, điều cơ bản là tiềm năng hay khả năng phát triển thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa vào người sử dụng thẻ. Rõ ràng là cùng với xu hướng hội nhập, những dịch vụ ngân hàng hiện đại được phổ biến, đời sống đã và đang ngày đuợc tăng lên, việc chấp nhận thẻ đã trở nên phổ biến. Khi những chi phí cho việc bảo quản, sử dụng tiền mặt truyền thống và tính bất tiện, khơng an tồn của chúng ngày càng được nhận rõ thì những tập quán này sẽ sớm được thay thế bằng các phương thức thanh tốn hiện đại, trong đó có thẻ tín dụng quốc tế.