Bệnh ký sinh trùng ở các lồi cá nước ngọt

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản (Trang 76 - 77)

3. Chất xử lý, cải tạo mơi trường dùng trong nuơi trồng thủy sản

3.5.2.Bệnh ký sinh trùng ở các lồi cá nước ngọt

a). Tác nhân gây bệnh (Hình 29 trang 93)

Trùng mặt trời (thường được gọi là trùng bánh xe) là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng nhất cho các lồi cá nước ngọt như cá tra, cá rơ đồng, điêu hồng, rơ phi, tai tượng, he, chép... và cá cảnh, đặc biệt là cá ở giai đoạn nhỏ (cá bột, cá hương và cá giống). Trùng bánh xe xuất hiện quanh năm trên cá sống ngồi mơi trường tự nhiên và cá nuơi trong ao ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, chúng sinh sản và lây nhiễm nhanh với cường độ nhiễm rất cao và cĩ thể gây chết 100% cá nhỏ.

b). Dấu hiệu bệnh

Khi cá mới nhiễm bệnh, lớp nhớt trên thân cá cĩ màu trắng đục (quan sát dấu hiệu ở dưới nước thấy rõ hơn khi bắt cá lên cạn). Da cá chuyển màu xám, cá cĩ cảm giác ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi xung quanh bờ ao. Khi cá nhiễm bệnh nặng trên mang nhiều nhớt và cĩ màu trắng bạc. Cá bơi lội lung tung khơng định hướng, cuối cùng cá lật bụng quay mấy vịng, chìm xuống đáy ao và chết.

Cường độ nhiễm (CĐN) trùng bánh xe từ 20-30 trùng/thị trường với độ phĩng đại 10×(TT10×) đã gây nguy hiểm cho cá. Cá sẽ phát bệnh khi nhiễm 50-100 trùng/ TT10×, tỷ lệ cá chết dao động từ 70-100% tùy theo giai đoạn và sức đề kháng của cá. Trường hợp cá bệnh nặng (CĐN 200-250/TT10×, Hình 29 B), trùng bám dầy đặc trên da, vây và mang, tỷ lệ chết cĩ thể đạt 100%.

Một số trường hợp trùng ký sinh dầy đặc trên da (CĐN >100 trùng/TT 10×) làm cá giống chết hàng loạt, nhiều hộ ương nuơi cá đã chịu thiệt hại do trùng bánh xe gây ra. Đối với cá lớn (>400g) trùng bánh xe khơng làm cá chết nhiều như cá giống nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của cá và là tác nhân cơ hội cho các mầm bệnh khác tấn cơng. Kết quả kiểm tra các mẫu cá bệnh do vi khuẩn như bệnh xuất huyết, mủ gan, phù đầu...thường cĩ trùng bánh xe ký sinh.

c). Mùa vụ

Trùng bánh xe xuất hiện quanh năm với cường độ nhiễm dao động từ 2-57 trùng/ TT 10×, tỷ lệ nhiễm 30-100%, lây nhiễm nhiều nhất là vào mùa mưa. Đặc biệt trong ao ương nuơi cá ở mật độ dày (mật độ cá càng cao thì khả năng nhiễm bệnh càng cao) và ở những ao nơng, nước dơ bẩn cá càng dễ bị nhiễm.

d). Phịng bệnh

(1) Kiểm tra ký sinh trùng trên da, vây, mang cá giống (30 con) trước khi thả nuơi; (2) Định kỳ vệ sinh các ao ương nuơi cá;

(3) Khử trùng nguồn nước khi cấp vào ao; (4) Khơng thả nuơi cá mật độ quá dầy.

e). Trị bệnh

Cĩ thể dùng 1 trong các cách sau: - Đối với cá giống:

+ KMnO4 nồng độ 10-20 g/m3 tắm trong 15-30 phút. + NaCl 2-3% tắm trong thời gian 5-15 phút

+ CuSO4: nồng độ 3-5 ppm (g/m3) tắm trong 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7ppm (0,5-0,7kg/1000m3 nước ao)

Nên bổ sung vitamin C với liều 0,5g/kg thức ăn cho cá ăn để tăng sức đề kháng của cá. - Đối với cá thịt:

+ BKC (1L/1500m3)

+ Iodine (dạng thành phẩm - sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất). + CuSO4: nồng độ 0,3-0,5 ppm .

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản (Trang 76 - 77)