Bệnh sán lá đơn chủ trên cá nước ngọt

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản (Trang 79 - 80)

3. Chất xử lý, cải tạo mơi trường dùng trong nuơi trồng thủy sản

3.5.4. Bệnh sán lá đơn chủ trên cá nước ngọt

a). Tác nhân gây bệnh (Hình 31 trang 94)

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm này là sán lá đơn chủ 16 mĩc Dactylogyrus và sán lá 18 mĩc Gyrodactylus. Cả hai giống sán lá này (cĩ rất nhiều lồi) ký sinh trên nhiều lồi cá nuơi và cá ngồi tự nhiên trong mơi trường nước ngọt như cá tra, basa, chép, he, mè vinh, rơ phi, ... ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt trong ương nuơi cá tra, sán gây bệnh nghiêm trọng cho cá hương và cá giống 3-5cm với tỷ lệ nhiễm 100% và cường độ nhiễm là trên 70 sán/cá.

b). Dấu hiệu bệnh (Hình 32 trang 94)

Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Chúng dùng các mĩc ở đĩa bám để bám vào ký chủ và tổ chức tuyến đầu của sán tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào da, mang cá làm tiết nhiều dịch nhờn màu trắng đục cản trở hoạt động hơ hấp của cá.

Khi bị nhiễm bệnh, cá khỏe cĩ khối lượng 1,2g cĩ thể bị giảm khối lượng xuống cịn 0,5g, đồng thời lượng bạch cầu tăng và lượng hồng cầu giảm. Trên da và mang bị sán ký sinh cĩ hiện tượng viêm loét dễ dàng cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật khác xâm nhập và gây bệnh kế phát.

c). Mùa vụ xuất hiện bệnh

Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và lây nhiễm nhanh trong các ao nuơi mật độ dày, điều kiện mơi trường dơ bẩn. Nhiệt độ nước thích hợp cho sán phát triển và gây bệnh từ 22-280C.

d). Phịng bệnh

Để tránh lây nhiễm sán lá Dactylogyrus và Gyrodactylus trong ao ương nuơi cá cần áp dụng theo một số biện pháp sau:

- Khử trùng bể ương hoặc ao nuơi trước khi thả cá, phơi nền đáy ao 2-3 ngày thì bĩn vơi với liều lượng 3-4 kg/100m3 (tùy theo vùng nuơi). Cĩ thể dùng những chất khử trùng khác để xử lý mà khơng cần phơi nền đáy.

- Khử trùng nước ao nuơi bằng một số hĩa chất như BKC (1L/1.500m3); KMnO4 (Loại 1: 1L/2.000-2.500m3; Loại 2: 1L/1.500-2.000m3); Iodine (dạng thành phẩm -

- Khơng thả nuơi cá với mật độ quá dày nhằm tránh sán lây nhiễm và gây bệnh. Nên luân phiên nuơi các lồi cá khác nhau. Định kỳ thay nước và bĩn vơi CaCO3 với liều lượng 1-2 kg/100m3 nước.

- Kiểm tra ký sinh trùng trên da, vây, mang cá giống (30 con) trước khi thả nuơi. Cĩ thể dùng KMnO4 10-20mg/L tắm cá giống trong 15-30 phút, NaCl 2-3% tắm trong 5 phút hoặc formol 100-150mg/L tắm trong 30-60 phút trước khi thả.

e). Trị bệnh

Khi cá bị nhiễm bệnh cĩ thể dùng một số loại hĩa chất để trị cho cá như formol với liều lượng 40-50mg/l, KMnO4 với liều lượng 0.5-1mg/l hoặc H2O2 100-150mg/l. Thay nước cho cá và xử lý hĩa chất một lần nữa nếu cá chưa hết bệnh hẳn.

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản (Trang 79 - 80)