Bệnh trắng đuơi trên cá nuơi thâm canh

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản (Trang 77 - 79)

3. Chất xử lý, cải tạo mơi trường dùng trong nuơi trồng thủy sản

3.5.3. Bệnh trắng đuơi trên cá nuơi thâm canh

Tác nhân gây bệnh trắng đuơi trên cá là Vi khuẩn Flavobacterium columnare

thuộc vi khuẩn Gram âm, hình que, dài và mảnh, kích thước khoảng 0,5-1.0 x 4-10 μm (Hình 30.D trang 93).

Vi khuẩn F. columnare cĩ khả năng gây ra bệnh cấp tính và mãn tính. Vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm này phân bố khắp nơi trong mơi trường tự nhiên và cĩ khả năng gây bệnh theo chiều ngang, điều này làm chúng trở thành nhĩm vi khuẩn nguy hại nhất trong số các vi khuẩn gây bệnh trên cá. Vi khuẩn F. columnare cĩ thể sống trong nước sạch đến vài tháng.

Vi khuẩn F. columnare xâm nhập và gây tổn thương từ bên ngồi cơ thể cá, chủ yếu ở da và mang. Vi khuẩn Flavobacterium spp. cĩ khả năng bám chặt vào cơ thể cá.

b). Dấu hiệu bệnh

Cá bị bệnh trắng đuơi thường bơi lội lờ đờ gần mặt nước, cĩ thể nhìn thấy vệt trắng ở đuơi khi quan sát. Cá bệnh cĩ thể giảm ăn hoặc bỏ ăn.

Cá bị bệnh trắng đuơi thể hiện dấu hiệu bệnh lý đặc trưng bao gồm 2 dạng: Cá bệnh nhẹ, da cĩ cĩ vệt trắng ở thân và cuối đuơi, trên vây nhiều nhớt và cụm màu vàng do vi khuẩn bám lên, ở mang cĩ màu đỏ xẩm hoặc hồng nhạt. Cá bệnh nặng, cĩ dấu hiệu bệnh lý trầm trọng hơn như cĩ nhiều vệt trắng ở thân và lưng đồng thời mất nhớt, vây tưa rách, đuơi mịn cụt, mang cĩ màu xám trắng và hoại tử, đơi khi vết loét hình thành ăn sâu vào bên trong cơ cá (Hình 30. A, B và C trang 93).

c). Mùa vụ

Bệnh cĩ thể xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa.

Mặc dù tác nhân gây bệnh này lúc nào cũng hiện diện trong mơi trường nuơi, nhưng sự bùng phát bệnh cịn phụ thuộc vào điều kiện mơi trường ao ương nuơi, hình thức và mức độ tổn thương do stress, tình trạng sức khỏe của cá và khả năng gây bệnh của vi khuẩn. Sự thay đổi của các thơng số mơi trường làm ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của F. columnare trên cá. Khả năng bám dính lên vật chủ là yếu tố cần thiết đầu tiên của vi khuẩn này. Khả năng này của vi khuẩn tăng lên theo tỷ lệ thuận với các ion trong nước như ion Fe2+, Ca2+… Một thơng số khác cũng tác động lên khả năng gây bệnh F. columnare là nhiệt độ và mật độ cao, nhiệt độ tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ chết của cá.

d). Phịng trị bệnh

Quản lý tốt mơi trường nuơi nhằm hạn chế sốc cho cá là biện pháp phịng bệnh cần được thực hiện đúng mức. Giải pháp trị bệnh được xem là biện pháp cuối cùng. Việc điều trị bệnh này chỉ cĩ hiệu quả khi phát hiện bệnh sớm và phải kết hợp với xử lý

mơi trường nuơi. Đối với vi khuẩn này, chưa cĩ nhiều nghiên cứu đưa ra biện pháp điều trị bằng kháng sinh hay hĩa chất, nhưng do vi khuẩn này tác động bên ngồi cơ thể vì thế việc dùng hĩa chất mang lại hiệu quả cao hơn. Các hĩa chất cĩ thể dùng để phịng trị bệnh trắng đuơi như: Thuốc tím (KMnO4), muối, formol và sunfat đồng (CuSO4). Tuy nhiên, thuốc tím khơng cĩ hiệu quả khi cá nhiễm bệnh dạng cấp tính.

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)