Thị trường tín dụng nơng thơn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 4 : VỐN XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VN

4.2. Thị trường tín dụng nơng thơn Việt Nam

Theo Tra (2007) thị trường tín dụng nơng thơn Việt Nam là thị trường bao gồm tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức cùng tồn tại. Tiếp cận tín dụng rất quan trọng cho sự phát triển của các hộ gia đình nơng thơn trong việc đầu tư công nghệ sản xuất nông nghiệp đem lại khả năng tăng sản lượng và cải thiện thu nhập. Ngoài ra, nguồn vốn vay cũng có thể giúp các hộ gia đình giải quyết các vấn đề về biến động thu nhập.

Tín dụng chính thức ở nơng thơn Việt Nam chủ yếu đến từ các ngân hàng thương mại nhà nước và tư nhân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội. Các tổ chức này cùng với nhau kiểm soát khoảng 63% tổng mức tín dụng của thị trường (VARHS 2010). Trong đó, ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn và ngân hàng Chính sách Xã hội cùng nhau chiếm lĩnh 94.15% thị trường tín dụng chính thức, các ngân hàng khác chỉ chiếm 5.85% thị trường2 (VA HS 2010). Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn so với dư nợ cho vay nền kinh tế bình quân đạt khoảng 21%. Dư nợ cho vay tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 49% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn. Phần cịn lại tập trung cho khu vực dun hải miền Trung, chiếm khoảng 14,43%, đồng bằng Bắc bộ 17,21%, miền núi phía Bắc 9,86%, Tây Ngun 9,4%.

Hình 4.1. Thị trường tín dụng nơng thơn Việt Nam

Nguồn: Tổng h p từ th c trạng thị t ờng tín dụng nơng thơn Việt Nam

Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam có một khu vực tài chính phi chính thức tương đối lớn. Tuy nhiên, rất khó để đo lường chính xác quy mơ của khu

2 Tính tốn từ bộ dữ liệu VARHS 2010 - Ngân hàng NN&PTNN - Ngân hàng CSXH - NHTM nhà nước - NHTM tư nhân - Thương nhân - Cá nhân cho vay - Bạn bè - Hàng xóm - Họ hàng - ROSCA Thị trường tín dụng chính thức Thị trường tín dụng bán chính thức Thị trường tín dụng phi chính thức

- Quỹ Tín dụng Nhân dân - Các chương trình của NGO - Các tổ chức đồn thể xã hội - Các hội tín dụng vi mơ khác

Thị trường tín dụng nơng thơn Việt Nam

vực này về các dịch vụ tài chính. Các chủ cửa hàng nông nghiệp đầu vào là một hình thức của tín dụng nơng thơn phi chính thức tại Việt Nam. Họ bán đầu vào tín dụng nơng nghiệp như thuốc trừ sâu, phân bón và hạt giống và nhận thanh toán sau khi thu hoạch với lãi suất khác nhau, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán hàng. Bên cạnh đó, những người cho vay tiền thuộc khu vực phi chính thức thường là gia đình giàu có sống trong cộng đồng hay làng xã nơi mà khách hàng của họ cư trú. Các khoản cho vay có thể được thực hiện bằng cả tiền mặt và hiện vật, thông thường trong khoảng thời gian ngắn và với mức lãi suất vơ cùng cao điều khoản trả nợ có thể dễ dàng được dời lại trong trường hợp cần thiết (McCarty, 2001). Các hiệp hội tín dụng xoay vịng ( OSCA) cũng là một hình thức tín dụng phi chính thức. Trong OSCA, đóng góp định kỳ bằng tiền mặt hoặc bằng vật dụng (lúa gạo) từ các thành viên đã được góp quỹ và giải ngân đến một thành viên tại một thời điểm xoay vòng, đơi khi nhưng thường là khơng có lãi. Mức lãi suất, hội viên và quy mô khoản vay đều được cùng nhau quyết định, hoặc bằng đấu thầu hoặc do người tổ chức (trưởng nhóm). Chu kỳ vịng đời của ROSCA kết thúc khi mỗi người tham gia có ít nhất một khoản vay. Ngồi ra, hộ gia đình tại Việt Nam cũng dựa vào nguồn vốn tín dụng đến từ người thân và bạn bè, và hàng xóm. Nếu một hộ gia đình bị khó khăn do, ví dụ, bệnh tật hoặc lũ lụt, hoặc nếu một hộ gia đình đang phải đối mặt với một sự kiện lớn như đám cưới hoặc xây dựng nhà cửa. Người thân, bạn bè và hàng xóm là nguồn đầu tiên trong việc tìm kiếm tín dụng.

Bên cạnh tín dụng chính thức và khơng chính thức, tín dụng bán chính thức gần đây cũng được hình thành và phát triển thơng qua các chương trình tín dụng vi mơ. Loại hình tín dụng này cung cấp các dịch vụ tài chính vi mơ cho những hộ bị loại khỏi khu vực tín dụng chính thức. Các nhà cung cấp tín dụng bán chính thức bao gồm cả Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Tuy nhiên, khu vực tín dụng bán chính thức có một vai trị nhỏ trong việc cung cấp tín dụng vi mơ tại Việt Nam vì hệ thống tài chính thiếu một khn khổ pháp lý cho các hoạt động tài chính này. Vì vậy, hầu hết các hoạt động tài chính vi mơ phát triển theo dự án thực hiện ở cấp tỉnh địa phương.

Tóm lại, vốn xã hội nông thôn Việt Nam chủ yếu dựa trên quan hệ dòng tộc, họ hàng, hàng xóm và các đồn thể xã hội ở địa phương. Có ba nguồn tín dụng chính mà hộ gia đình nơng thơn Việt Nam có thể tiếp cận. Đầu tiên là các ngân hàng thuộc khu vực tín dụng chính thức, thứ hai thơng qua các chương trình tín dụng vi mô của các tổ chức tài chính bán chính thức và thứ ba từ các nguồn khơng chính thức như tư nhân cho vay tiền, họ hàng, bạn bè và hàng xóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)