Tiền mặt tại quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp value risk trong quản lý đồng tiền tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 74 - 78)

3.2 Kết quả tính VaR các dòng tiền

3.2.2 Tiền mặt tại quỹ

3.2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu

Trên cơ sở số liệu dòng tiền mặt tại quỹ phát sinh hàng ngày của BIDV Đơng Sài Gịn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 (không bao gồm ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), dữ liệu nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.5 trong phụ lục đính kèm.

Hoạt động rút tiền, nộp tiền mặt của khách hàng cũng như hoạt động điều phối tiền mặt tại quỹ của BIDV Đơng Sài Gịn về Chi nhánh đầu mối (BIDV Hồ Chí Minh), chỉ phát sinh vào ngày làm việc trong năm, không phát sinh vào ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ trong năm 2011-2012.

Từ đầu năm 2013 cho đến nay, BIDV Đơng Sài Gịn thực hiện mở cửa giao dịch thêm sáng thứ 7 theo chỉ đạo của Trụ sở chính cho nên những ngày này vẫn phát sinh giao dịch rút tiền, nộp tiền mặt. Nhưng do mới triển khai thực hiện làm việc ngày thứ 7 và chủ trương chưa phục vụ nhu cầu rút tiền, nộp tiền của khách hàng doanh nghiệp nên nhu cầu rút tiền, nộp tiền mặt phát sinh vào ngày thứ 7 rất thấp, dao động ở mức 2,3 - 9,7 tỷ đồng/ngày, bình quân 7 tỷ đồng/ngày đối với hoạt động nộp tiền và 2,7- 20 tỷ đồng/ngày, bình quân 12,5 tỷ đồng/ngày đối với hoạt động rút tiền.

Hoạt động rút tiền, nộp tiền hàng tháng có những phát sinh đột biến rất lớn đến 70-80 tỷ đồng vào những ngày mà các khách hàng – các công ty lớn giao dịch trả lương qua chi nhánh (ví dụ: cơng ty Nissei, công ty Freetrend A, công ty Freetrend...trong Khu chế xuất Linh Trung 1, Khu chế xuất Linh Trung 2). Bên cạnh đó, cịn có các đợt rút tiền, nộp tiền phát sinh khá lớn từ 30-40 tỷ đồng của công tác chi đền bù cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 9, Quận Thủ Đức trong năm.

Hạn mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày theo dữ liệu thống kê cho thấy có nhiều ngày vượt hạn mức tồn quỹ tiền mặt Trụ sở chính giao. Tuy nhiên phần lớn những

ngày này chi nhánh đều đã được chi nhánh làm tờ trình giải trình nguyên nhân vượt gửi Trụ sở chính chấp thuận.

3.2.2.2 Kết quả nghiên cứu

- Độ tin cậy được lựa chọn 95%. Nhu cầu nộp tiền, rút tiền phát sinh đột biến rất lớn của các khách hàng là công ty lớn thanh toán tiền lương hàng tháng. Những khoản này đều được báo trước cho ngân hàng để ngân hàng chủ động chuẩn bị đủ tiền đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

- Thực hiện phép tính trên dịng tiền mặt tại quỹ qua năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013, được kết quả tại bảng 3.6:

Bảng 3.6: VaR của hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ

ĐVT: triệu đồng/ngày

Năm

Hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ Phương pháp phương sai – hiệp

phương sai

Phương

pháp lịch sử Trụ sở chính

giao

Trung bình Độ lệch chuẩn VaR VaR

Năm 2011 29.185 10.589 46.657 49.287 35.000-55.000 Năm 2012 36.223 11.414 55.056 59.826 55.000 6 tháng đầu

năm 2013 36.664 13.144 58.352 67.404 47.000-50.000

Nguồn: tác giả tính tốn từ dữ liệu dịng tiền mặt tại quỹ năm 2011-6 tháng đầu năm 2013

Ghi chú: tác giả đưa hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ do Trụ sở chính phân giao cho chi nhánh hàng năm vào bảng 3.6 để đối chiếu với kết quả VaR mà tác giả tính tốn.

Hai phương pháp cho 2 kết quả VaR gần bằng nhau và giá trị VaR thể hiện đây là những mức duy trì hạn mức tồn quỹ cuối ngày của BIDV Đơng Sài Gịn được ước lượng sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền của khách hàng.

nghĩa là có 5% khả năng hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ của chi nhánh lớn hơn 47.972 triệu đồng cho năm 2011, 57.441 triệu đồng cho năm 2012, 62.878 triệu đồng cho 6 tháng đầu năm 2013. Do đó, có 5% khả năng hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ của chi nhánh sẽ cần duy trì lớn hơn mức ước lượng 47.972 triệu đồng trong một ngày cho năm 2011, 57.441 triệu đồng trong một ngày cho năm 2012 và 62.878 triệu đồng trong một ngày cho 6 tháng đầu năm 2013 mới đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền của khách hàng.

VaR ước tính năm 2011 là 47.972 triệu đồng phù hợp với hạn mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày mà Trụ sở chính đã giao cho chi nhánh trong năm này: 35-55 tỷ đồng, nhưng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 57.441 triệu đồng, 62.878 triệu đồng cao hơn hạn mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày mà Trụ sở chính đã giao cho chi nhánh trong năm 2012 là 55 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 47.000- 50.000 triệu đồng.

Trung bình mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ năm 2012 lớn hơn năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 lớn hơn năm 2012, cho thấy nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng có sự gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Độ lệch chuẩn của mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ tương đối lớn hơn 10 tỷ đồng/ngày, cho thấy sự biến động mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ tương đối nhiều, điều này phù hợp với đặc thù kinh doanh hiện tại của Chi nhánh thường xuyên phát sinh các khoản rút tiền mặt lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền lương cho các công ty quy mô lớn trong Khu chế xuất Linh Trung 1, Khu chế xuất Linh Trung 2, và đáp ứng nhu cầu thanh toán tiền chi đền bù cho các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 9, Quận Thủ Đức.

Biểu đồ 3.3: Biến động cuả VaR hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo chi tiết dòng tiền mặt tại quỹ năm 2011-6 tháng đầu năm 2013 BIDV Đông Sài Gịn, và kết quả tự tính tốn của tác giả.

Qua biểu đồ cho thấy nhu cầu rút tiền mặt tại quỹ của BIDV Đơng Sài Gịn mỗi tháng đều có những thời điểm biến động tăng đột ngột rất mạnh, sau đó lại giảm đột ngột về mức như những thời điểm chưa tăng. Điều này thể hiện rõ tính chất đặc thù kinh doanh phục vụ đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt lớn để thanh toán tiền lương vào một ngày định kỳ trong tháng của các công ty lớn. Đồng thời qua biểu đồ cũng cho thấy hạn mức tồn quỹ tiền mặt trung bình được duy trì ở mức tốt, ln thấp hơn mức ước lượng VaR hạn mức tồn quỹ tiền mặt của chi nhánh.

0 50,000 100,000 150,000 200,000

250,000 VaR (Hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ) Trung bình mức tồn quỹ tiền mặt Nhu cầu rút tiền mặt

Bảng 3.7: Xác định mức thừa/thiếu hụt tiền mặt tại quỹ

ĐVT: triệu đồng/ngày, %

Năm

Hạn mức tiền mặt tại quỹ Vượt hạn mức tồn quỹ theo

kết quả ước tính VaR

Khơng vượt hạn mức tồn quỹ theo kết quả ước VaR

Tỷ lệ ngày vượt hạn mức tồn quỹ

ước tính VaR

Mức vượt bình qn

Tỷ lệ ngày khơng vượt hạn mức tồn quỹ ước tính VaR Mức khơng vượt bình qn Năm 2011 17/250 = 7% 9.088 233/250 = 93% 19.410 Năm 2012 26/251 =10% 6.630 225/251 = 90% 21.776 6 tháng đầu năm 2013 11/119 = 9% 18.250 108/119 = 91% 24.034

Nguồn: tác giả tính tốn từ dữ liệu dòng tiền mặt tại quỹ năm 2011-6 tháng đầu năm 2013

Năm 2011-6 tháng đầu năm 2013, hạn mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày của BIDV Đơng Sài Gịn được duy trì ở mức tốt, 90-93% ngày trong năm mức tồn quỹ tiền mặt cuối ngày duy trì ở mức thấp hơn mức ước lượng nhu cầu tồn quỹ tiền mặt cuối ngày theo tính tốn VaR. Mức duy trì thấp hơn bình quân từ 19.410 triệu đồng cho năm 2011, 21.776 triệu đồng/ngày cho năm 2012 và 24.034 triệu đồng/ngày cho 6 tháng đầu năm 2013. Điều này cho thấy công tác quản lý hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại quỹ của BIDV Đơng Sài Gịn trong thời gian vừa qua là tốt. Điều này nhờ vào quy định, thông báo làm việc với khách hàng về việc báo trước cho chi nhánh khi khách hàng có nhu cầu rút các khoản tiền lớn từ 500 triệu đồng trở lên đã tạo tính linh hoạt, chủ động trong công tác đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp value risk trong quản lý đồng tiền tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 74 - 78)