2.2 THỰC TRẠNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
2.2.1.3 Kết quả khảo sát
Số lƣợng phiếu khảo sát gửi đi : 80 phiếu Số lƣợng phiếu khảo sát nhận về : 58 phiếu Số lƣợng phiếu khảo sát hợp lệ : 58 phiếu
Kết quả khảo sát của 58 phiếu hợp lệ đƣợc tóm tắt qua những nội dung chính nhƣ sau: Trong 58 cá nhân tham gia trả lời phiếu khảo sát có 5 thủ trƣởng đơn vị (9%); 13 kế tốn trƣởng (22%); 20 kế toán viên (34%); 8 kiểm toán viên (14%) và 12 giảng viên đại học (21%). Những cá nhân này hiện đang làm việc trong lĩnh vực tài chính – kế tốn tại 35 đơn vị HCSN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (xem phụ lục số 2).
Biểu đồ 2.4 – Nghề nghiệp của các đối tượng khảo sát
Trong 35 đơn vị đƣợc khảo sát có 15 đơn vị thuộc loại hình cơ quan nhà nƣớc, chiếm 43% tổng số lƣợng đơn vị đƣợc khảo sát; và 20 đơn vị thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp,
chiếm 57% tổng số lƣợng đơn vị đƣợc khảo sát. Các đơn vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, 4 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kế tốn, kiểm tốn, tƣơng đƣơng 11%; 9 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tƣơng đƣơng 26%; 7 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực y tế, tƣơng đƣơng 20%; 4 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thơng tin, tƣơng đƣơng 11%; 2 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trƣờng, tƣơng đƣơng 6%; và 9 đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực khác, tƣơng đƣơng 26%.
Biểu đồ 2.5 – Lĩnh vực hoạt động của các đơn vị khảo sát
Về đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
95% ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng đối tƣợng chủ yếu sử dụng BCTC là cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, 50% cho rằng là thủ trƣởng và cán bộ công chức, viên chức nội bộ trong đơn vị và chỉ có 14% cho rằng những đối tƣợng khác nhƣ tổ chức tài trợ, viện trợ, tổ chức quốc tế, cơng chúng cũng có nhu cầu sử dụng BCTC.
Về cơ sở kế toán
67% ngƣời đƣợc khảo sát đồng ý rằng việc áp dụng cơ sở tiền mặt có điều chỉnh trong hoạt động nhà nƣớc là phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính của đơn vị và 81% cho rằng việc áp dụng song song hai loại cơ sở kế tốn khơng gây khó khăn cho cơng tác kế tốn.
Về mơ hình kế tốn
90% ngƣời đƣợc khảo sát đồng ý với việc hạch toán và báo cáo riêng cho từng loại hoạt động và 70% cho rằng việc phân loại, ghi nhận các đối tƣợng kế toán cũng nhƣ các nghiệp vụ kinh tế vào từng loại hoạt động khơng gây khó khăn đối với kế tốn.
Về quy định, hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính
64% ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng các quy định về lập và trình bày BCTC cịn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp lý, 67% cho rằng những quy định và hƣớng dẫn thực hành kế tốn giữa các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền vẫn chƣa có sự thống nhất và 84% cho rằng Chế độ kế toán HCSN hiện tại chƣa đủ cơ sở để đảm bảo chất lƣợng của BCTC.
Về nội dung thơng tin cung cấp trên báo cáo tài chính
91% ngƣời đƣợc khảo sát đồng ý rằng BCTC cung cấp đƣợc những thông tin cơ bản cho các đối tƣợng sử dụng.
77% cho rằng Bảng cân đối tài khoản chƣa cung cấp thơng tin thích hợp về tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị.
98% cho rằng Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng cung cấp đầy đủ thơng tin về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí.
69% cho rằng khơng thể dựa vào Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD để đƣa ra các quyết định kinh tế phù hợp.
36% không đồng ý với việc loại trừ Bảng đối chiếu tình hình dự tốn và Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng tại KBNN ra khỏi hệ thống BCTC.
78% cho rằng tình hình tăng, giảm TSCĐ và tình hình kinh phí chƣa sử dụng đã quyết tốn năm trƣớc chuyển sang khơng nhất thiết phải trình bày tách riêng thành các báo cáo bắt buộc.
Về đánh giá và kiểm soát chất lượng thơng tin trên báo cáo tài chính
74% ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng nội dung trên BCTC chƣa đƣợc phân loại và trình bày thích hợp, cịn rƣờm rà và gây khó hiểu cho ngƣời sử dụng.
64% cho rằng dựa vào BCTC có thể đánh giá kết quả hoạt động trong quá khứ, 41% cho rằng có thể xác nhận năng lực hoạt động hiện tại và 20% cho rằng có thể dự báo đƣợc diễn biến hoạt động trong tƣơng lai.
62% đồng ý rằng BCTC đƣợc lập dựa trên những quy định mang tính hình thức pháp lý hơn là dựa vào bản chất kinh tế.
71% cho rằng phƣơng pháp tính giá và ghi nhận các đối tƣợng kế toán chƣa nhất quán và đầy đủ.
97% đồng ý rằng BCTC chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu so sánh số liệu để phục vụ cho mục đích phân tích.
45% đồng ý rằng đã có sự kiểm tra, kiểm tốn kịp thời trƣớc khi công bố BCTC và 38% cho rằng kết luận sau khi kiểm tra, kiểm tốn của cơ quan có thẩm quyền là đáng tin cậy và khơng bị mâu thuẫn.
Về hồn thiện lập và trình bày báo cáo tài chính
86% ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng hoạt động SXKD cần đƣợc hạch toán và báo cáo tƣơng tự nhƣ doanh nghiệp.
76% đồng ý rằng việc chuyển đổi cơ sở kế toán từ tiền mặt sang dồn tích phải đồng bộ với việc chuyển đổi cơ sở lập dự toán và kế toán NSNN.
90% đồng ý sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán nhằm đảm bảo chất lƣợng của BCTC.
95% cho rằng Bảng cân đối kế toán cần đƣợc thiết lập thay thế Bảng cân đối tài khoản. 70% đồng ý với việc phân loại và trình bày lại thơng tin tổng hợp và thông tin chi tiết cho phù hợp với nhu cầu của ngƣời sử dụng.
78% đồng ý bổ sung số liệu năm trƣớc và số liệu dự toán để phục vụ cho việc so sánh.
83% cho rằng cần bổ sung các chính sách kế tốn trong phần thuyết minh nhằm làm rõ thơng tin, số liệu trình bày trên báo cáo.