3.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.2.2.2 Báo cáo thu, chi và kết quả hoạt động
Báo cáo thu, chi và kết quả hoạt động đƣợc thiết lập nhằm cung cấp thơng tin về tình hình và kết quả của các hoạt động diễn ra trong đơn vị HCSN sau một kỳ kế tốn. Trong đó, các khoản thu, chi và chênh lệch thu – chi thuộc hoạt động nhà nƣớc đƣợc trình bày theo cơ sở tiền mặt có điều chỉnh; các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận thuộc hoạt động SXKD (nếu có) đƣợc phản ánh theo cơ sở dồn tích đầy đủ. Do sự khác biệt về cơ sở kế toán, thuật ngữ sử dụng và phƣơng pháp phân loại các chỉ tiêu giữa hoạt động nhà nƣớc và hoạt động SXKD nên báo cáo này đƣợc chia thành hai phần: phần I – Thu, chi và kết quả hoạt động nhà nƣớc và phần II – Doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động SXKD.
Phần I – Thu, chi và kết quả hoạt động nhà nước
Trong phần này, các khoản thu, chi và kết quả của các hoạt động nhà nƣớc bao gồm hoạt động thƣờng xuyên, không thƣờng xuyên, hoạt động dự án, hoạt động thực hiện ĐĐH và hoạt động đầu tƣ XDCB đƣợc trình bày trên các cột riêng biệt. Số liệu đƣợc phản ánh trong từng hoạt động bao gồm số thực tế và số dự toán của năm báo cáo. Đặc biệt đối với hoạt động thƣờng xuyên, số thực tế phát sinh trong năm trƣớc cũng cần đƣợc phản ánh. Cách làm này, một mặt, giúp ngƣời đọc báo cáo không chỉ đánh giá đƣợc tình hình chấp hành dự tốn của từng hoạt động trong năm báo cáo mà cịn có thể so sánh đƣợc tình hình hoạt động thƣờng xuyên qua các năm tại đơn vị HCSN, mặt khác, thể hiện đƣợc trách nhiệm giải trình của thủ trƣởng đơn vị về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính theo đúng mục đích, đúng quy định và trong phạm vi dự tốn đƣợc duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
Việc bố trí các chỉ tiêu thu, chi và chênh lệch thu – chi đƣợc thực hiện theo một thứ tự nhất định. Trong đó, các khoản thu đƣợc trình bày trƣớc và đƣợc phân loại theo từng nguồn thu; tiếp đến là các khoản chi đƣợc trình bày chi tiết theo nội dung kinh tế và cuối
cùng là kết quả của các hoạt động nhà nƣớc đƣợc thể hiện thông qua chỉ tiêu “Chênh lệch thu – chi”. Cụ thể nhƣ sau:
Thu: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị thuần của các khoản thu phát sinh trong
kỳ. Các khoản thu đƣợc chia thành ba nhóm chính: (I) Kinh phí thuộc NSNN, (II)
Nguồn khác và (III) Các khoản giảm thu.
Kinh phí thuộc NSNN: chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí đƣợc cấp từ NSNN hoặc
số kinh phí đã ghi thu, ghi chi NSNN theo quy định. Trong đó, (1) Dự tốn đã rút phản ánh số kinh phí đã rút từ tài khoản dự tốn của KBNN nhà nƣớc, (2) Nhận bằng lệnh chi phản ánh số kinh phí đƣợc ngân sách cấp trực tiếp bằng lệnh chi tiền
và (3) Ghi thu, ghi chi phản ánh số kinh phí đã thu hoặc tiếp nhận nhƣng phải thực hiện thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN theo quy định, bao gồm: Phí, lệ phí thuộc quản lý của ngân sách và các khoản viện trợ đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi.
Nguồn khác: chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí đã thu hoặc tiếp nhận từ những
nguồn ngoài NSNN, bao gồm: (1) Phí, lệ phí khơng thuộc quản lý của ngân sách
và (2) Thu khác nhƣ thu từ thanh lý, nhƣợng bán vật tƣ, TSCĐ, các khoản tài trợ, quà biếu tặng và các khoản thu hợp pháp khác.
Các khoản giảm thu: chỉ tiêu này phản ánh các khoản điều chỉnh giảm thu do (1) Nộp NSNN và (2) Nộp cấp trên theo các quy định hiện hành về việc điều tiết
nguồn thu phát sinh tại đơn vị.
Chi: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản chi phát sinh trong
kỳ. Các khoản chi đƣợc phân loại theo nội dung kinh tế tƣơng tự mục lục NSNN nhƣng chỉ cần trình bày theo nhóm mục chi và mục chi chứ khơng nhất thiết phải chi tiết đến tiểu mục chi nhƣ trên báo cáo B02 – H hiện tại.
Chênh lệch thu – chi: chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách lấy hiệu số giữa tổng
các khoản thu thuần và tổng các khoản chi đã đƣợc trình bày bên trên.
Chênh lệch thu – chi là chỉ tiêu phản ánh kết quả của các hoạt động nhà nƣớc sau một kỳ kế tốn. Khoản chênh lệch này góp phần giải thích cho sự thay đổi giữa “số cuối năm” và “số đầu năm” của các nguồn kinh phí đƣợc trình bày trong phần B, mục I trên Bảng cân
đối kế tốn. Tuy nhiên, nó vẫn chƣa giải thích đầy đủ cho sự thay đổi này vì ngồi các nguồn thu và các khoản chi ảnh hƣởng gián tiếp đến số dƣ nguồn kinh phí vẫn cịn có các nghiệp vụ làm thay đổi trực tiếp đến số dƣ nguồn kinh phí nhƣ nghiệp vụ chuyển nguồn qua lại giữa các quỹ hoạt động trong cùng một đơn vị hoặc nghiệp vụ nộp trả kinh phí cịn thừa cho NSNN. Để giải thích đầy đủ cho sự thay đổi số dƣ của nguồn kinh phí từ đầu năm đến cuối năm, giá trị của các nghiệp vụ chuyển nguồn hoặc nộp trả kinh phí sẽ đƣợc phản ánh thơng qua ba chỉ tiêu:
Thu chuyển nguồn: phản ánh số kinh phí tiếp nhận từ các nguồn khác.
Chi chuyển nguồn: phản ánh số kinh phí điều chuyển cho các nguồn khác
Chi nộp trả NSNN: phản ánh số kinh phí cịn thừa phải nộp trả ngân sách theo quy
định của nhà nƣớc hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Chênh lệch thu – chi sẽ đƣợc điều chỉnh bởi ba chỉ tiêu này để xác định Chênh lệch thu –
chi thuần. Chênh lệch thu – chi thuần tiếp tục đƣợc lũy kế với số dƣ Nguồn kinh phí đầu kỳ để tính ra số dƣ Nguồn kinh phí cuối kỳ. Số dƣ nguồn kinh phí cuối kỳ trong Phần thu,
chi và kết quả hoạt động nhà nƣớc phải khớp đúng với số dƣ nguồn kinh phí cuối kỳ đƣợc trình bày trên Bảng cân đối kế tốn.
Phần II – Doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động SXKD
Thơng tin về tình hình và kết quả SXKD tại các đơn vị sự nghiệp đƣợc trình bày trong Phần II của Báo cáo thu, chi và kết quả hoạt động với mẫu biểu tƣơng tự Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh áp dụng cho loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa (mẫu số B02 – DNN ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và đƣợc bổ sung theo thông tƣ 138/2011/TT-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính). Tuy nhiên, để tạo sự liên kết thông tin giữa các báo cáo trong hệ thống BCTC, thông tin về lợi nhuận sau thuế đƣợc tiếp tục lũy kế với (16) Lợi nhuận chưa phân phối đầu kỳ và sau đó đƣợc điều chỉnh bởi các chỉ tiêu phản ánh sự phân phối lợi nhuận nhƣ: (17) Lợi nhuận được chia, (18) Bổ sung nguồn kinh
phí, vốn chủ sở hữu, (19) Trích lập các quỹ để xác định (20) Lợi nhuận chưa phân phối cuối kỳ. Số tiền của chỉ tiêu lợi nhuận chƣa phân phối cuối kỳ trong Phần II – Doanh thu,
chi phí và kết quả hoạt động SXKD phải khớp với số tiền của chỉ tiêu tƣơng tự trên Bảng cân đối kế tốn.
Ngồi ra, trên các phần của Báo cáo thu, chi và kết quả hoạt động cũng cần bố trí cột “Mã số” để ghi mã số của các chỉ tiêu và cột “Thuyết minh” để tham chiếu đến những thông tin bổ sung, giải thích trong thuyết minh BCTC (nếu có).
Mẫu biểu của Báo cáo thu, chi và kết quả hoạt động đƣợc trình bày cụ thể trong phụ lục số 4. Các đơn vị HCSN khơng tổ chức hoạt động SXKD thì khơng phải trình bày Phần II – Doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động SXKD. Những chỉ tiêu khơng có số liệu có thể khơng phải trình bày.