Rủi ro đối với đơn vị bao thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA

1.1 TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN VÀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA

1.1.10.3 Rủi ro đối với đơn vị bao thanh toán

- Rủi ro tín dụng

Tương tự như trong tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng trong BTT là rủi ro khách hàng, bao gồm cả người bán và người mua mất khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Khi người bán chuyển nhượng khoản phải thu cho đơn vị BTT, mọi quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu đó sẽ được chuyển giao từ người bán sang đơn vị BTT. Đơn vị BTT sẽ có quyền được hưởng lợi từ việc người mua thanh toán khoản phải thu như nhận tiền thanh tốn, hưởng các lợi ích tài chính khác liên quan đến việc thanh tốn nếu có, quyền địi nợ…. Đi kèm với các quyền và lợi ích nêu trên, đơn vị BTT đồng thời được chuyển giao mọi rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng) liên quan đến khoản phải thu đó. Khi người mua phá sản hoặc mất khả năng thanh

18

toán, đơn vị BTT sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của mình: thanh tốn cho người bán 100% giá trị của khoản phải thu được chuyển nhượng sau khi đã trừ đi phí BTT, lãi suất và các phí khác theo thoả thuận. Thông thường khoản tiền này đã được ứng trước cho người bán. Như vậy, khơng giống như bảo hiểm rủi ro tín dụng của các cơng ty bảo hiểm chỉ thanh toán cho người bán một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị của đối tượng được bảo hiểm, đơn vị BTT khi đãcung cấp dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng BTT thì sẽ phải chấp nhận 100% rủi ro người mua không thanh toán cho khoản phải thu đã được chuyển nhượng.

Mặt khác, đơn vị BTT còn ứng trước cho người bán trước khi được nhận thanh toán từ người mua và người bán sẽ phải trả lãi tính trên số tiền được ứng trước. Việc ứng trước này cũng có thể được so sánh với một khoản tín dụng ngắn hạn với tài sản đảm bảo là khoản phải thu từ người mua. Ngay cả trong trường hợp BTT miễn truy đòi, đơn vị BTT vẫn có quyền truy địi người bán số tiền ứng trước này nếu xảy ra tranh chấp giữa người bán và người mua. Khi đó, người mua khơng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đến khi tranh chấp được giải quyết và người bán phải hoàn trả cho đơn vị BTT số tiền đã được ứng trước cho khoản phải thu có tranh chấp. Tuy nhiên, nếu người bán cũng gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán, đơn vị BTT sẽ tổn thất do khơng có bất kỳ một tài sản đảm bảo nào khác cho khoản ứng trước đó.

- Rủi ro gian lận

Rủi ro gian lận là rủi ro hoá đơn được BTT (có ứng trước) khơng tương ứng với một giao dịch thương mại thực tế nào. Vì vậy, hố đơn đó khơng có giá trị pháp lý và đơn vị BTT không thể thu nợ được từ người mua.

Đơn vị BTT sẽ ứng trước cho người bán theo một tỷ lệ phần trăm thoả thuận dựa trên giá trị của khoản phải thu. Đơn vị BTT căn cứ vào đâu để xác định khoản phải thu đó là có thật? Người bán sau khi giao hàng sẽ ký phát hố đơn địi tiền người mua và gửi cho đơn vị BTT một bản sao của hoá đơn. Tại các quốc gia phát triển, các đơn vị BTT sử dụng hệ thống phần mềm có kết nối qua mạng, cho phép người bán chỉ cần truy cập vàohệ thống đó để gửi thơng tin về hoá đơn được chuyển

nhượng qua một bản tin điện tử. Khi gặp khó khăn về tài chính, người bán có thể ký phát hố đơn địi tiền người mua trước khi thực sự giao hàng hoặc thậm chí ký phát những hố đơn hồn tồn khơng có thật để nhận được tiền ứng trước từ đơn vị BTT.

- Rủi ro thu nợ

Rủi ro thu nợ là rủi ro đơn vị BTT không thể thu được nợ đúng hạn và hiệu quả.

Đơn vị BTT có thể gặp phải rủi ro này nếu họ cung cấp dịch vụ BTT cho các mặt hàng được bán theo phương thức ký gửi, hoặc hàng hoá cần được lắp đặt, hoặc hàng hố có điều khoản bảo hành cho phép người mua có quyền yêu cầu người bán mua lại hoặc phải giảm giá nếu hàng hố khơng đáp ứng được những yêu cầu nhất định... Trong những trường hợp này, đơn vị BTT có khả năng khơng thu được nợ hoặc thu được không đầy đủ do người mua khấu trừ vào tiền thanh toán. Mặt khác, nếu người bán sử dụng các khoản phải thu làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay khác, đơn vị BTT có thể mất quyền địi nợ của mình.

Ngồi ra, nếu cung cấp dịch vụ BTT cho những hàng hoá thường giao dịch với số lượng nhỏ, đơn vị BTT sẽ phải tăng chi phí thu nợ và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.

- Rủi ro thanh khoản

Đơn vị BTT có thể gặp khó khăn về tính thanh khoản khi luồng tiền ra và luồng tiền vào của đơn vị không tương xứng, cả về lượng và thời gian. Khi đó, đơn vị BTT sẽ không thể ứng trước cho người bán cho đến khi thu được nợ.

- Tranh chấp thương mại

Rủi ro này xảy ra khi phát sinh tranh chấp giữa bên bán và bên mua liên quan đến khoản phải thu như bên bán giao hàng không đúng quy cách, chất lượng do đó bên mua khơng đồng ý thanh tốn khoản phải thu vào ngày đến hạn, trong khi việc tài trợ khoản ứng trước đã được đơn vị BTT tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)