Xây dựng mối liên hệ với các tổ chức bao thanh tốn trong và ngồi nước,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 117 - 150)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA

3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

3.3.8 Xây dựng mối liên hệ với các tổ chức bao thanh tốn trong và ngồi nước,

nước, tham gia các hiệp hội bao thanh toán quốc tế

Là NHTM đi sau trong việc triển khai nghiệp vụ BTT nội địa tại Việt Nam, BIDV cần học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị BTT trong và ngồi nước thơng qua việc xây dựng mối liên hệ với các tổ chức BTT.BIDV có thể tham khảo các tổ chức BTT về quy trình nghiệp vụ, mơ hình tổ chức, quy trình xử lý tranh chấp, quản lý rủi ro trong hoạt động BTT nội địa. Tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm thực tế hoạt động BTT nội địa của các đơn vị bạn, BIDV sẽ am hiểu thấu đáo về sản phẩm, nhanh chóng xây dựng được quy trình nghiệp vụ chuẩn mực, phù hợp với điều kiện pháp lý tại Việt Nam. Hợp tác, liên kết với các tổ chức BTT trong nước, BIDV có thể tham gia các hợp đồng đồng BTT nhằm chia sẻ rủi ro trong kinh doanh.Các đơn vị BTT trong nước có thể chia sẻ thơng tin khách hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động BTT.

Bên cạnh việc hợp tác, liên kết với các tổ chức BTT trong nước, BIDV cần mở rộng hợp tác quốc tế bằng việc tham gia Hiệp hội BTT quốc tế IFA. Đây là cơ hội để BIDV trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức BTT trên thế giới. IFA thường xuyên phổ biến thông tin về sự phát triển và thay đổi trong cộng đồng BTT, tổ chức những hội nghị chuyên đề trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ. Tham gia Hiệp hội BTT quốc tế IFA, BIDV sẽ cập nhật được tình hình hoạt động BTT, nhanh chóng nắm bắt những kỹ năng nghiệp vụ hiện đại trên thế giới đồng thời chính thức trở thành thành viên cộng đồng tổ chức BTT quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với mục tiêu phấn đấu trở thành tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, BIDV luôn cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, nghiên cứu, sáng tạo đưa ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm BTT nội địa đối với các doanh nghiệp, Ban Phát triển

sản phẩm và tài trợ thương mại đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu và thiết kế quy trình sản phẩm để sớm đưa vào ứng dụng trên toàn hệ thống trong thời gian sớm nhất.

Để BTT nội địa sớm trở thành sản phẩm tài chính hiệu quả của BIDV, tác giả đã đề xuất hệ thống những giải pháp, kiến nghị gồm 3 nhóm chủ yếu: nhóm đề xuất kiến nghị với Chính phủ và NHNN, nhóm đề xuất kiến nghị với các doanh nghiệp và nhóm giải pháp đối với BIDV. Những kiến nghị với Chính phủ và NHNN xoay quanh vấn đề hồn thiện mơi trường pháp lý, xây dựng quy chế hạch tốn kế tốn, khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, thành lập Hiệp hội BTT quốc gia và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng. Tác giả cũng kiến nghị các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức minh bạch, cơng khai tình hình hoạt động và tài chính để các đơn vị BTT nói chung và BIDV nói riêng có cơ sở thẩm định và quyết định BTT. Đối với BIDV, tác giả đề xuất những giải pháp đồng bộ và cụ thể như xây dựng mơ hình tổ chức phù hợp, xây dựng quy trình BTT nội địa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thiết kế sản phẩm BTT nội địa hấp dẫn, xây dựng biểu phí cạnh tranh… Để BTT nội địa thật sự phát triển toàn diện và hiệu quả tại BIDV không chỉ cần sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn cần sự hỗ trợ và định hướng của Chính phủ và NHNN, sự hưởng ứng và hợp tác của các doanh nghiệp.

102

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập và phát triển với điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các NHTM phải luôn theo sát sự biến động, phát triển kinh tế xã hội nhằm nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thực tế, có tính cạnh tranh cao, đảm bảo nguồn tài trợ vốn kịp thời cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Với những ưu điểm nổi bật, bao thanh tốn trở thành sản phẩm tài chính hữu ích đối với các doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực cho cả nhà cung cấp và bên mua hàng. Bao thanh toán đáp ứng được nhu cầu về vốn của nhà cung cấp, tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp đồng thời hạn chế rủi ro của các khoản phải thu. Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng nghiệp vụ BTT nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được xác định là nhiệm vụ cấp thiết của ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế vừa đáp ứng được nhu cầu vốn tài trợ của các doanh nghiệp vừa đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Để tạo cơ sở nền tảng cho quá trình ứng dụng nghiệp vụ BTT nội địa tại BIDV, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về BTT nội địa, khái quát hoạt động BTT nội địa trên thế giới cũng như tại Việt Nam, xu thế phát triển của sản phẩm và đúc kết những bài học kinh nghiệm về BTT nội địa đối với các đơn vị BTT nói chung và BIDV nói riêng. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như các ngân hàng bạn tại Việt Nam, nắm bắt xu thế phát triển của sản phẩm, hiểu rõ môi trường pháp lý và điều kiện kinh tế của Việt Nam là nhân tố tạo nên thành cơng trong q trình triển khai nghiệp vụ tại BIDV.

Đối với quá trình ứng dụng nghiệp vụ BTT nội địa tại BIDV, tác giả đã đề xuất hệ thống những giải pháp, kiến nghị gồm 3 nhóm chủ yếu: nhóm đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, nhóm đề xuất kiến nghị với các doanh nghiệp và các giải pháp đối với BIDV. Sự hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm xây dựng một môi trường vĩ mô ổn định cho hoạt động BTT nội địa, sự hỗ trợ và định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, sự hợp tác và hưởng ứng của các

doanh nghiệp kết hợp với những nỗ lực toàn diện và tổng thể của BIDV sẽ là sức mạnh tổng hợp tạo nên thành cơng trong q trình ứng dụng nghiệp vụ BTT nội địa tại BIDV, giúp BTT nội địa sớm trở thành sản phẩm tài chính hiệu quả của BIDV đối với các doanh nghiệp.

Luận văn đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của tác giả. Tuy nhiên, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do trình đ ộ chun mơn hạn chế của tác giả cũng như những khó khăn trong việc tìm hiểu hoạt động BTT nội địa tại các đơn vị BTT tại Việt Nam. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Q Thầy cơ, các anh chị và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

ix

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng Nhà

nước v/v Ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD

Phụ lục 2: Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước

về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh tốn của các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004.

Phụ lục 3: Công văn 676/NHNN-CSTT ngày 28/06/2005 của Ngân hàng Nhà nước v/v

cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của TCTD

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Số: 1096/2004/QĐ-NHNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----- o0o -----

Ngày 06 Tháng 09 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Ban hành Quy chế hoạt động bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Cơ quan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế hoạt động bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi

ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Phụ lục 1

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này qui định về việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đa dạng hố hoạt động tín dụng, bổ sung vốn lưu động cho khách hàng, thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và quốc tế.

2. Đối tượng áp dụng:

2.1. Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm:

Ngân hàng thương mại nhà nước; Ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh;

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Cơng ty tài chính.

2.2. Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh tốn là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngồi cung ứng hàng hố và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng (sau đây được viết tắt là bên bán hàng).

Điều 2. Khái niệm

Bao thanh tốn là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán:

Hoạt động bao thanh toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1.Đảm bảo an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện bao thanh toán và phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam;

2.Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào hợp đồng bao thanh tốn và các bên có liên quan đến khoản phải thu;

3.Khoản phải thu được bao thanh tốn phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua, bán hàng phù hợp với qui định của pháp luật liên quan.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Đơn vị bao thanh toán: là các tổ chức tín dụng quy định tại điểm 2.1, khoản 2, Điều 1 của Quy chế này được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thực hiện hoạt động bao thanh toán.

2.Bao thanh toán trong nước: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

3.Bao thanh toán xuất-nhập khẩu: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất- nhập khẩu.

4.Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu: là đơn vị thực hiện bao thanh toán cho bên bán hàng là bên xuất khẩu trong hợp đồng xuất-nhập khẩu.

5.Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu: là đơn vị được phép hoạt động bao thanh tốn tham gia vào qui trình bao thanh tốn xuất-nhập khẩu.

6.Bên mua hàng: là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh tốn các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.

7.Hợp đồng mua, bán hàng: là thoả thuận bằng văn bản giữa bên bán hàng và bên mua hàng về việc mua, bán hàng hố theo quy định của pháp luật, trong đó bên mua hàng chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

8.Chứng từ bán hàng: là các chứng từ liên quan đến việc giao hàng và việc yêu cầu thanh toán của bên bán hàng đối với bên mua hàng trên cơ sở hợp đồng mua, bán

Phụ lục 1

hàng.

9.Số dư bao thanh toán: là số tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán.

10. Khoản phải thu: là khoản tiền bên bán hàng phải thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán hàng.

11. Hạn mức bao thanh toán: là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận của đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng trong hợp đồng bao thanh toán.

Điều 5. Cơ quan cho phép hoạt động bao thanh toán

Các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 1 của Quy chế này muốn được thực hiện hoạt động bao thanh toán phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.

Điều 6. Áp dụng các điều ước và tập quán quốc tế

1. Các điều ước quốc tế về bao thanh toán mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó.

2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán và thông lệ về bao thanh tốn, nếu các quy tắc, tập qn và thơng lệ đó khơng trái với pháp luật Việt Nam.

Chương II

HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN Mục 1

CHẤP THUẬN HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN Điều 7. Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán:

1. Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh tốn trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau:

a. Có nhu cầu hoạt động bao thanh tốn;

b. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; khơng vi phạm các quy định về an tồn hoạt động ngân hàng;

c. Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.

2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu:

Ngoài các điều kiện qui định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng xin hoạt động bao thanh tốn xuất-nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Điều 8. Hồ sơ xin chấp thuận hoạt động bao thanh toán

1. Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động bao thanh toán bao gồm:

a. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng hoặc người được uỷ quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tổ chức tín dụng hoạt động bao thanh toán. Trường hợp uỷ quyền, phải có văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị;

Đối với Chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam phải có văn bản của Tổng giám đốc (Giám đốc) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

b. Phương án hoạt động bao thanh tốn, trong đó nêu rõ nhu cầu thực hiện nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 117 - 150)