CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA
2.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA
NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Bối cảnh ra đời Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng Nhà nước
Nghiệp vụ BTT bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1990, nhưng chưa có điều kiện phát triển. Nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và quốc tế bằng việc đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, ngày 06/09/2004, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động BTT. Sự ra đời của văn bản pháp lý này đã tạo động lực thúc đẩy các tổ chức tín dụng triển khai và phát triển dịch vụ BTT.
Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN đã qui đ ịnh những vấn đề cơ bản về hoạt động BTT.Tuy nhiên, quy chế này vẫn cịn nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy, ngày 16 tháng 10 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 30/2008/QĐ- NHNN nhằm sửa đổi bổ sung Quyết định 1096. Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN đã bổ sung đối tượng các khoản phải thu được BTT, các khoản phải thu không được BTT, đơn vị thực hiện BTT…
2.1.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của tổ chức bao thanh toán
Theo Quy chế hoạt động BTT do Ngân hàng Nhà nước ban hành, BTT là một hình thức cấp tín dụng vì vậy, sản phẩm chịu sự chi phối và điều chỉnh của các văn bản luật như sau:
- Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 16/06/2010
- Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, Quyết định sửa đổi bổ sung quy chế cho vay số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005.
- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng đ ể xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
27
- Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước
- Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Thơng tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Thơng tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư
19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
- Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế hoạt động BTT của các Tổ chức tín dụng
- Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động BTT của các Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng Nhà nước
- Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/06/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động BTT của tổ chức tín dụng
Về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành khung pháp lý cho hoạt động BTT tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng ở nước ta thực hiện hoạt động BTT trong đó quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN và quyết định 30/2008/QĐ-NHNN là cơ sở pháp lý rõ ràng và riêng biệt điều chỉnh hoạt động BTT hiện nay. Tất cả các đơn vị BTT cung cấp dịch vụ BTT tại Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định này.
2.1.3 Đối tượng áp dụng và điều kiện được thực hiện hoạt động bao thanh toán nội địa
Theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 và Khoản 2 Điều 1 Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 13/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ BTT gồm:
+ Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng: - Ngân hàng thương mại Nhà nước
- Ngân hàng thương mại cổ phần - Ngân hàng liên doanh
- Ngân hàng 100% vốn nước ngồi - Cơng ty tài chính
- Cơng ty cho th tài chính
+ Ngân hàng nước ngồi được mở chi nhánh tại Việt Nam theo Luật các tổ chức tín dụng
Khách hàng được tổ chức tín dụng BTT là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận giữa bên bán và bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đối với cơng ty cho th tài chính, chỉ được thực hiện BTT đối với khách hàng là bên th của cơng ty cho th tài chính
Điều 7 Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và Khoản 3 Điều 1 Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động BTT qui định điều kiện để các tổ chức tín dụng hoạt động BTT nội địa như sau:
- Có nhu cầu hoạt động BTT
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối từng tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%
- Không vi phạm các qui định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng
- Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.
29
Đối với Cơng ty cho th tài chính, chỉ được thực hiện hoạt động BTT khi có mức vốn điều lệ tương đương với mức vốn pháp định quy định đối với Cơng ty tài chính.
2.1.4 Điều kiện của các khoản phải thu
Điều 19 Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 và Khoản 7 Điều 1 Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước qui định các khoản phải thu không được BTT:
- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm - Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp
- Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp
- Phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới hình thức ký gửi
- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh tốn cịn lại dài hơn 180 ngày
- Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp
- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh tốn theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng; lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
- Hợp đồng mua bán hàng hố và cung ứng dịch vụ có thoả thuận khơng được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Số lượng các TCTD cung cấp sản phẩm BTT nội địa tại Việt Nam
Sản phẩm BTT bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ tháng 04/2005. Hiện nay, các đơn vị thực hiện nghiệp vụ BTT nội địa tại Việt Nam chủ yếu là các NHTM, các công ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính. Những đơn vị tiên phong trong việc triển khai nghiệp vụ BTT nội địa là Ngân hàng TMCP Á Châu (tháng 04/2005) và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (tháng 10/2005). Đây cũng là
hai đơn vị điển hình trong hoạt động BTT nội địa có quy trình được xây dựng chi tiết, doanh số phát sinh đều tại nhiều chi nhánh, doanh số BTT nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số BTT nội địa của cả nước và là thành viên của Hiệp hội BTT quốc tế FCI.
Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm BTT nội địa trong việc đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, vai trị và lợi ích của sản phẩm đối với các doanh nghiệp, các TCTD tại Việt Nam đã tích cực nghiên cứu và triển khai nghiệp vụ BTT nội địa. Đến thời điểm hiện nay, có 29 NHTM và cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính được NHNN cấp phép hoạt động BTT trong đó có 9 chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Deutsche Bank, Far East National Bank, UFJ Bank, City Bank, Standard Chartered Bank, Sumitomo Banking Corporation, HSBC, ANZ, Shinhan
Nhóm các NHTM trong nước được NHNN cấp phép gồm Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN, Ngân hàng TMCP Công Thương VN, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu, Ngân hàng TMCP Nam Việt, Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Quốc Tế, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Sài Gịn.
Nhóm cơng ty tài chính được NHNN cấp phép gồm Cơng ty tài chính CP Điện lực, Tổng Cơng ty tài chính CP Dầu khí VN, Cơng ty tài chính CP Handico, Cơng ty tài chính cơng nghiệp tàu thủy, Cơng ty tài chính Than Khống sản VN.
Đối với loại hình cơng ty cho th tài chính: Hiện nay, chỉ có Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Cơng thương VN cung cấp sản phẩm BTT nội địa.
2.2.2 Doanh số bao thanh toán nội địa tại Việt Nam
BTT bắt đầu được các ngân hàng thương mại Việt Nam nghiên cứu, triển khai theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2004. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của FCI, BTT Việt Nam bắt đầu phát sinh doanh số từ năm 2005 với giá trị 2 triệu EUR trong đó 100% doanh số là BTT nội địa. Đây là cột mốc rất quan trọng đánh dấu sự ra đời của dịch vụ BTT tại Việt Nam. Mặc dù
31
doanh số BTT tại Việt Nam còn khá khiêm tốn so với các quốc gia trên thế giới nhưng hoạt động BTT cũng có bước phát triển khá mạnh mẽ. Năm 2006, doanh số BTT đạt 16 triệu EUR, tăng trưởng 700% so với năm 2005. Năm 2007, giá trị giao dịch đạt 43 triệu EUR, tăng trưởng 168,75% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng năm 2008, 2009 cũng rất khả quan đạt 97,67% và 11,76%. Tuy nhiên, đến năm 2010, tổng doanh số BTT sụt giảm 31,58% so với năm 2009 còn 65 triệu EUR. Hoạt động BTT tăng trưởng chậm lại từ năm 2009 và sụt giảm trong năm 2010 là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nước. Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng doanh số BTT tăng theo thời gian, chứng tỏ tiềm năng phát triển BTT tại Việt Nam là rất lớn.
Tại Việt Nam, các đơn vị BTT chủ yếu thực hiện BTT trong nước, doanh số BTT quốc tế chiếm tỷ trọng rất thấp. Doanh số BTT nội địa tăng trưởng khá cao qua các năm và chiếm tỷ trọng trên 90% doanh số BTT từ năm 2005 đến năm 2009. Đến năm 2010, doanh số BTT nội địa có phần sụt giảm từ 90 triệu EUR giảm còn 40 triệu EUR, chiếm tỷ trọng 61,54% trong tổng doanh số. Hoạt động BTT nội địa chiếm ưu thế và phát triển đều qua các năm chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức được lợi ích và vai trị của BTT.
Bảng 2.1: Doanh số BTT của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010.
Năm
BTT nội địa BTT quốc tế Tổng
doanh số BTT (triệu EUR) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu EUR) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu EUR) Tỷ trọng (%) 2005 2 100 0 0 2 2006 15 93,75 1 6,25 16 700 2007 41 95,35 2 4,65 43 168,75 2008 80 94,12 5 5,88 85 97,67 2009 90 94,74 5 5,26 95 11,76 2010 40 61,54 25 38,46 65 -31,58
Nguồn: www. factors-chain.com
Biểu đồ 2.1: Doanh số BTT của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010.
2.2.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán nội địa tại một số NHTM điển hình tại Việt Nam
2.2.3.1 Hoạt động bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là ngân hàng đầu tiên trong nước cung cấp dịch vụ BTT cho các doanh nghiệp, được đánh giá thực hiện hoạt động BTT hiệu quả nhất trong các NHTM. Ngày 18/11/2004, ACB được Ngân hàng Nhà nước cấp phéptriển khai sản phẩm BTT. Đến tháng 04/2005, ACB bắt đầu triển khai dịch vụ BTT nội địa và chỉ cung cấp sản phẩm BTT có truy địi. Sau khi chính thức triển khai, sản phẩm BTT ACB đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Số lượng khách hàng sử dụng BTT ngày càng tăng qua các năm, từ 13 khách hàng ban đầu năm 2005 đến nay số lượng khách hàng đạt hơn 250. Khách hàng thực hiện BTT tại ACB chủ yếu là khách hàng truyền thống có quan hệ tín dụng, quan hệ tiền gửi. Việc tiếp thị sản phẩm cho các khách hàng mới vẫn còn nhiều hạn chế.
2 15 41 80 90 40 0 1 2 5 5 25 700% 168,75% 97,67% 11,76% -31,58% -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh số BTT quốc tế (triệu EUR)
Doanh số BTT nội địa (triệu EUR)
33
Về doanh số BTT, doanh số BTT của ACB liên tục tăng cao kể từ khi triển khai sản phẩm. Nếu như năm 2005, doanh số BTT đạt 27,6 tỷ đồng thì trong hai năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng doanh số BTT đạt mức ấn tượng: năm 2006 tăng 986% so với năm 2005 đạt 299,7 tỷ đồng, năm 2007 tăng 250% so với năm 2006 đạt 1.050 tỷ đồng. Hoạt động BTT năm 2006 và 2007 đã dần đi vào ổn định và phát triển tương đối tốt. Năm 2008 là năm đầy biến động của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng và chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã khiến doanh số BTT nội địa tại ACB tăng trưởng chậm lại còn 7,9%, đạt 1.132,9 tỷ đồng. Năm 2009 và năm 2010, hoạt động BTT nội địa vẫn tăng trưởng tuy nhiên tăng trưởng không cao như các năm trước chỉ đạt 1.585,9 tỷ đồng và 1.821 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2011, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã đi ều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, tăng trưởng tín dụng được thắt chặt vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số BTT nội địa tại các đơn vị BTT nói chung và ACB nói riêng. Doanh số BTT nội địa tại ACB sáu tháng đầu năm 2011 đạt 845 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng doanh số BTT nội địa năm 2005-2010 của ACB
2005 2006 2007 2008 2009 2010 20116T Doanh số BTT nội địa
(tỷ đồng) 27,6 299,7 1.050,0 1.132,9 1.585,9 1.821,0 845 Tốc độ tăng trưởng
(%) 986,0 250,0 7,9 40,0 14,8
Nguồn: Bộ phận BTT-ACB
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng doanh số BTT nội địa năm 2005-2010 của ACB
Năm Chỉ tiêu
Về phí BTT nội địa và lãi suất ứng trước: ACB hiện đang áp dụng biểu phí như sau:
Bảng 2.3: Phí dịch vụ BTT nội địa và lãi suất ứng trước tại ACB PHÍ DỊCH VỤ BAO
THANH TỐN
MỨC PHÍ HƯỚNG DẪN THU
PHÍ
BTT theo hạn mức (cấp mới, tái cấp, điều chỉnh tăng hạn mức) thu ngay khi thực hiện hạn mức
Phí tối thiểu: 3.000.000 đồng/ lần
Mức phí: 0,4%/ hạn mức BTT
Thu 1 lần ngay khi ký