NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 88 - 93)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA

3.1 NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ

NHÀ NƯỚC

3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán nội địa

Khung pháp lý phải đảm bảo hình thành một hành lang vững chắc để các đơn vị BTT thực hiện tốt nghiệp vụ và kiểm soát rủi ro hoạt động BTT. Khung pháp lý phải có tính khả thi cao và thật sự trở thành địn bẩy góp phần phát triển hoạt động BTT. Vì vậy, Chính phủ và NHNN cần hồn thiện các văn bản pháp lý quy định nghiệp vụ BTT theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng quy định về việc chuyển nhượng KPT

trong hoạt động BTT. Quá trình chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán hàng sang đơn vị BTT cần được pháp luật thừa nhận bằng văn bản pháp lý. Quy định về chuyển nhượng KPT trong hoạt động BTT cần xác định cụ thể quyền và trách nhiệm của bên bán hàng và đơn vị BTT trong q trình chuyển giao quyền địi nợ phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định cũng cần xác định chứng từ cần thiết liên quan đến việc chuyển nhượng KPT đảm bảo việc chuyển nhượng hợp pháp và chặt chẽ. Quy định về chuyển nhượng KPT sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các đơn vị BTT, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hoạt động BTT. Quy chế BTT của NHNN cần điều chỉnh việc xác nhận thanh toán của bên mua hàng theo hướng đơn giản hóa thủ tục cho bên mua hàng. Bên bán hàng chỉ cần gửi văn bản cho bên mua hàng thông báo về các KPT đã BTT và đề nghị bên mua hàng xác nhận sẽ thanh tốn trực tiếp cho đơn vị BTT vào thơng báo đã nhận được. Quy định về chuyển nhượng KPT phải xác định trách nhiệm của bên mua hàng phải thực hiện theo đúng thông báo của bên bán hàng mà khơng có quyền từ chối thực hiện sau khi nhận được thông báo. Bên mua hàng chỉ được phép từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đơn vị BTT trong trường hợp bên bán hàng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ và xuất trình đầy đủ các chứng từ chứng minh về việc bên bán hàng vi phạm.

72

Thứ hai, NHNN cần định nghĩa BTT theo đúng bản chất của nghiệp vụ và

phù hợp với các quy định của quốc tế. Theo Hiệp hội BTT quốc tế, BTT là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phịng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thoả thuận giữa đơn vị BTT và người bán, trong đó đơn vị BTT sẽ mua lại KPT của người bán, thường là khơng truy địi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Định nghĩa BTT theo Công ước quốc tế Unidroit 1988 cũng phản ánh BTT là một dịch vụ mà đơn vị BTT thực hiện tối thiểu hai trong bốn chức năng: quản lý sổ sách liên quan đến KPT, ứng trước, thu nợ KPT và bảo đảm rủi ro khơng thanh tốn của bên mua hàng. Ứng trước KPT chỉ là một trong bốn chức năng của nghiệp vụ BTT, vì vậy khơng thể định nghĩa BTT là một hình thức cấp tín dụng như hiện nay tại Việt Nam. Việc định nghĩa BTT phù hợp với bản chất nghiệp vụ và các quy định của quốc tế không chỉ giúp các đơn vị BTT phát triển hoạt động BTT trong nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị BTT trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với đơn vị BTT trên thế giới.

Thứ ba, để đảm bảo an toàn cho hoạt động BTT, NHNN cần quy định giới hạn an toàn cho bên mua hàng vì đặc trưng cơ bản của BTT là rủi ro của nghiệp vụ phụ thuộc vào khả năng thanh toán của bên mua hàng. Bên cạnh điều kiện giới hạn về bên bán hàng như hiện nay, NHNN cần bổ sung quy định tổng số dư BTT của các bên bán hàng đối với một khách hàng bên mua khơng vượt q 15% vốn tự có của đơn vị BTT. NHNN cũng cần quy định tỷ lệ an tồn đối với nhóm khách hàng liên quan trong hoạt động BTT. Tại Việt Nam hiện nay, các cổ đơng lớn góp vốn thành lập nhiều cơng ty ngày càng phổ biến và hoạt động của các doanh nghiệp có mối liên hệ sâu sắc và ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, việc quy định tỷ lệ an tồn đối với nhóm khách hàng liên quan là rất cần thiết với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hoạt động BTT.

Thứ tư, NHNN cần hướng dẫn chi tiết cách xử lý của đơn vị BTT trong

định thời hạn bên mua, bên bán gửi cho đơn vị BTT thông báo về tranh chấp KPT và quy định các tài liệu chứng minh bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định này sẽ giúp các đơn vị BTT an tâm triển khai nghiệp vụ, không lúng túng khi xử lý các tình huống phát sinh, tạo sự thống nhất trong quy trình xử lý tranh chấp KPT của các đơn vị BTT.

3.1.2 Xây dựng quy chế hạch toán kế toán chuẩn mực cho nghiệp vụ bao thanh toán thanh toán

Theo Điều 27 Tổ chức thực hiện của Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN, NHNN quy định vụ Kế tốn- tài chính trực thuộc NHNN hướng dẫn hạch tốn kế toán nghiệp vụ BTT. Tuy nhiên, cho đến nay, NHNN vẫn chưa ban hành quy định hạch toán kế toán riêng biệt cho hoạt động BTT. Chính vì vậy, việc hạch tốn kế toán nghiệp vụ BTT tại các đơn vị được thực hiện khơng thống nhất, gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát hoạt động BTT. Để thống nhất việc hạch toán kế toán nghiệp vụ BTT trong hệ thống các đơn vị BTT tại Việt Nam, NHNN cần xây dựng quy chế hạch toán kế toán chuẩn mực cho nghiệp vụ BTT. Quy định hạch toán kế toán được ban hành phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Phù hợp với nguyên lý, chuẩn mực kế toán áp dụng cho tất cả các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

- Đảm bảo tính chặt chẽ, nhất quán khi áp dụng vào thực tế.NHNN cần nghiên cứu, giả định các tình huống có thể xảy ra trong thực tế để đảm bảo tính khả thi của quy định khi áp dụng.

- Đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch khi phản ánh hoạt động BTT trên sổ sách kế tốn.

- Có tính mở phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước.Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, chắc chắn các văn bản hướng dẫn hạch toán kế tốn trong hoạt động BTT sẽ khơng phản ánh được tất cả những tình huống xảy ra trong thực tế và sẽ lạc hậu dần theo thời gian. Do đó, khi xây dựng quy chế cần đảm bảo tính mở để có thể cập nhật, sửa đổi bổ sung khi cần thiết.

74

3.1.3 Khuyến khích việc thanh tốn không dùng tiền mặt trong nền kinh tế

Việc thanh toán qua ngân hàng sẽ hạn chế tối đa việc nhầm lẫn trong thanh tốn của người mua hàng hoặc sự thơng đồng giữa bên mua và bên bán dẫn tới rủi ro thu hồi khoản tiền ứng trước trong BTT. Thanh toán qua ngân hàng là phương thức thanh toán hiện đại, văn minh và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế sử dụng phương thức thanh tốn qua ngân hàng cịn nâng cao tính minh bạch tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các đơn vị BTT quản lý và kiểm soát các KPT. Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam do Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 29/12/2006 đã xác định mục tiêu tổng thể, một số chỉ tiêu về hoạt động thanh toán đến năm 2020 và những giải pháp cụ thể để phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Để phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp, từ ngày 20/07/2009, Bộ tài chính đã quy đ ịnh các doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh biện pháp hành chính như trên, Bộ tài chính có thể sử dụng các biện pháp kinh tế như chế độ ưu đãi giảm thuế giá trị gia tăng đầu ra hoặc ưu tiên trong cơng tác hồn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng. Các biện pháp khuyến khích bằng hình thức kinh tế hoặc hành chính có tác dụng định hướng doanh nghiệp trong việc lựa chọn sử dụng phương thức thanh tốn.

Để doanh nghiệp tích cực lựa chọn phương thức thanh tốn qua ngân hàng, NHNN cần hồn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng, nâng cấp tốc độ thanh toán điện tử liên ngân hàng và hệ thống thanh toán bù trừ qua NHNN, xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất kết nối các hệ thống máy ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng … Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo việc thanh tốn qua ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện và an tồn sẽ giúp doanh nghiệp nhận thấy những lợi ích thiết thực từ việc thanh tốn qua ngân hàng.

3.1.4 Thành lập Hiệp hội bao thanh toán quốc gia để thúc đẩy hoạt động bao thanh toán bao thanh toán

Để tạo điều kiện hoạt động BTT phát triển bền vững, NHNN với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng nên đứng ra làm đầu mối thành lập Hiệp hội BTT Việt Nam. Vì BTT là một dịch vụ tương đối mới ở Việt Nam, nên trong thời gian đầu của quá trình ứng dụng nghiệp vụ sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiệp hội BTT quốc gia ra đời sẽ khuyến khích các đơn vị BTT tham gia và tạo sự đoàn kết, thúc đẩy sự hợp tác của các thành viên. Hiệp hội BTT sẽ tạo điều kiện cho các thành viên trao đổi những khó khăn và kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp với nhau và quan trọng nhất là được trợ giúp về mặt pháp lý, góp phần thúc đẩy thị trườngBTT Việt Nam phát triển năng động, lành mạnh. Hiệp hội hoạt động theo mục tiêu và phạm vi như sau:

- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội và đối ngoại có liên quan đến hoạt động BTT.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và của Hiệp hội. - Điều phối và hòa giải tranh chấp giữa các hội viên.

- Thống nhất quy chế quản lý dòng tiền khách hàng BTT trong các đơn vị thành viên của Hiệp hội để nâng cao hiệu quả và an toàn cho hoạt động BTT. Hiệp hội BTT xây dựng quy chế cho phép các TCTD được trích tài khoản tiền gửi của bên mua hay bên bán tại TCTD khác để thu hồi khoản BTT khi đến hạn.

- Cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên hoạt động BTT trong và ngoài nước. Một trong những khó khăn chủ yếu của các đơn vị BTT là thiếu thông tin trong thẩm định bên mua hàng, vì vậy, Hiệp hội BTT cần xây dựng quy chế chia sẻ thông tin khách hàng trong hoạt động BTT giữa các thành viên trong Hiệp hội.

- Thỏa thuận những nguyên tắc chung nhằm hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra.

- Tham gia góp ý, đề xuất các kiến nghị xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động BTT, góp phần xây dựng mơi trường vĩ mơ phù hợp cho sự phát triển BTT

76

- Tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm BTT đến cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam

- Tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ, các hội nghị chuyên đề trao đổi kinh nghiệm thực tế trong hoạt động BTT cho cán bộ các đơn vị thành viên.

3.1.5 Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng

Một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động BTT là hệ thống thông tin khách hàng minh bạch, chính xác. Trung tâm thơng tin tín dụng CIC là nơi cung cấp thơng tin tín dụng chính thức của các TCTD.Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của hoạt động BTT tại Việt Nam.

Để CIC thực sự trở thành địa chỉ đáng tin cậy và hữu ích đối với các TCTD, CIC cần nâng cao chất lượng của các bản tin, bổ sung các thơng tin phi tài chính, tài sản đảm bảo của doanh nghiệp tại các TCTD, nhóm nợ, doanh nghiệp được xếp loại theo Điều 6 hay Điều 7 Quyết định 493. Ngồi việc cung cấp thơng tin khách hàng đầy đủ, chính xác và cập nhật, CIC cần đi sâu phân tích, đánh giá những thơng tin thu thập được để phân loại khách hàng giúp cho các TCTD có cơ sở để đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng. Để đảm bảo tính kịp thời cho việc quyết định tài trợ KPT của các đơn vị BTT, CIC cần cung cấp thơng tin nhanh chóng ngay khi có đề nghị u cầu. Bên cạnh đó, CIC cần có những thơng tin phân tích về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tiềm năng phát triển của ngành nghề trong bối cảnh kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 88 - 93)