5. Kết cấu luận văn
2.2.4. Các yếu tố công nghệ
Những năm gần đây, các cơng trình nghiên cứu về công nghệ CBTS tại các viện nghiên cứu chưa nhiều, chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất, kinh doanh. Trong khi tại các doanh nghiệp việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ chế biến Thuỷ sản ở trình độ cao đã có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là ở các doanh
nghiệp chế biến sản phẩm Thuỷ sản đông lạnh và đồ hộp. Vai trò của các doanh nghiệp CBTS xuất khẩu trong giai đoạn này rất lớn trong việc nhập và tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới. Trong CBXK, sản phẩm giá trị gia tăng (làm sẵn, ăn liền) đã chiếm tỷ lệ đáng kể, với hàng trăm mặt hàng, mẫu mã sản phẩm hấp dẫn. Nhiều sản
phẩm bao gói nhỏ, tiêu thụ tại các siêu thị đang được các thị trường ưa chuộng. Xu thế sản phẩm Thuỷ sản xuất khẩu đang chuyển biến tích cực từ xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm thơ, sơ chế là chính nay chuyển sang sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ chế biến cao hơn mang lại giá trị kinh tế nhiều hơn. Đang thiếu hẳn các cơng trình nghiên cứu cải thiện chất lượng sản phẩm Thủy sản truyền thống để phát triển thị trường cho sản phẩm này, tiến tới xuất khẩu các sản phẩm có tiếng từ lâu trên thị
trường trong nước và thế giới
Các cơng trình nghiên cứu khoa học về cơng nghệ CBTS tuy có số lượng khơng nhiều, nhưng đã tập trung giải quyết một số đòi hỏi cấp bách của sản xuất, nhất là công nghệ bảo quản Thuỷ sản sau thu hoạch. Một số cơng trình đã nghiên cứu, ứng
dụng cơng nghệ về xử lý, sơ chế, bảo quản một số đối tượng Thuỷ sản như công nghệ bảo quản mực và một số đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao trên tàu cá, các công nghệ làm lạnh nước biển để bảo quản cá ngừ đại dương.
Nguyên nhân, một phần do đội ngũ cán bộ nghiên cưú về lĩnh vực này cịn mỏng, trình độ còn hạn chế, trải qua một thời gian dài ít được quan tâm đầu tư, cơ sở vật
chất (đặc bịêt là thiết bị máy móc) của các viện cũng cịn nghèo, đầu tư ít, thiết bị lạc hậu so với phát triển của thực tiễn sản xuất. Chính sách cho phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ chưa thực sự tạo ra động lực thu hút các nhà khoa học chuyên tâm vào nghiên cứu. Việc cấp kinh phí vẫn cịn mang nặng cơ chế xin-cho. Việc triển
khai hướng dẫn cho ngư dân, nông dân các tiến bộ khoa học công nghệ còn chậm, nên chưa hỗ trợ được nhiều cho sản xuất; chưa có các nghiên cứu đón đầu để hỗ trợ
doanh nghiệp, nên sản phẩm nghiên cứu ít được doanh nghiệp chế biến áp dụng. Việc chuyển giao công nghệ từ kết quản nghiên cứu sản phẩm đến nhà sản xuất cịn đang ít, gắn kết giữa cơ quan nghiên cứu và các nhà sản xuất đang còn rất hạn chế, hầu
như doanh nghiệp chế biến Thuỷ sản cịn ít nhận được sự hỗ trợ từ các cơng trình nghiên cứu khoa học của Nhà nước và của Bộ .