Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 67 - 73)

5 Kết cấu nội dung

2.4 Đánh giá thực trạng tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết tại Sở giao

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại

2.4.3.1 Nguyên nhân xuất phát từ các công ty niêm yết - Yếu kém trong việc điều hành hoạt động kinh doanh

Việc nhiều cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc trong danh sách bị theo dõi, bị cảnh cáo trước toàn thị trường do kinh doanh thua lỗ là mối bận tâm lớn và làm giảm sự tin tưởng của nhà đầu tư vào chất lượng các CTNY. Nguyên nhân chủ quan của tồn tại trên có thể do hoạt động quản trị công ty yếu kém dẫn đến bộ máy điều hành của công ty niêm yết làm việc không hiệu quả nên không vạch ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ nói chung và tình hình cạnh tranh gay gắt trong ngành hoạt động nói riêng.

- Hạn chế trong tổ chức hệ thống kế tốn tại cơng ty niêm yết

Hệ thống kiểm sốt nội bộ khơng hoạt động tốt khiến cho nhiều CTNY gặp lúng túng trong việc kiểm soát các nguồn lực, hoạt động nên chưa đáp ứng được tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu trong kinh doanh và chưa kiểm soát được hết các đối tượng cấu thành nên BCTC. Hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém kết hợp với hoạt động kế tốn cịn nhiều hạn chế đã khiến xảy ra tình trạng số liệu báo cáo trước và sau kiểm tốn khơng giống nhau tại một số CTNY.

Bên cạnh đó, hạn chế trong nhận thức của người làm BCTC là nguyên nhân khiến nhiều thông tin kế tốn cần thiết khơng được truyền tải đầy đủ đến nhà đầu tư.

Ví dụ nhiều khoản mục trên báo cáo kiểm toán các kỳ giống nhau khác biệt trên các báo cáo tài chính phát hành các kỳ khác nhau do những thay đổi này xuất phát từ các sự kiện phát sinh sau kỳ kế toán. Tuy nhiên những thay đổi này khơng được giải trình đầy đủ trong thuyết minh, nhiều lúc có thể khiến cho nhà đầu tư lúng túng và nghi ngờ về tính trung thực, hợp lý của BCTC. Thống kê thời gian công bố BCTC 2013 cho thấy lặp lại những tình huống như giảm lợi nhuận hoặc gia tăng lỗ sau kiểm toán như HSI, CTI, SVT, PTK, TDH, GAS, LCG, PTL, HBC, TS4, VPH, NLG hoặc từ lãi thành lỗ sau kiểm toán như PAN, HLA, PXT, DQC. Ngược lại, cũng có những tình huống lợi nhuận sau thuế gia tăng kiểm toán như ITA, QCG, GMD, HVG hoặc giảm lỗ sau thuế như KDH. Bên cạnh đó, số liệu trên báo kiểm tốn các năm liên tiếp khơng khớp nhau cũng rất hay xảy ra. Cụ thể, chỉ tiêu EPS trên BCTC các năm liên tiếp của 82 trong tổng số 162 công ty khác nhau trong cùng một đơn vị thời gian do có sự gia tăng số lượng cổ phiếu phát hành thêm nhưng khơng được giải trình đầy đủ trong thuyết minh. Điều này gây lúng túng cho nhà đầu tư và nhiều lúc có thể khiến họ có cách nhìn nhận sai về các cơng ty đó.

- Quan hệ nhà đầu tư chưa được thực hiện tốt

TSSL của CPNY giảm bất chấp kết quả hoạt động kinh doanh tốt có thể do cơng ty niêm yết chưa thực hiện tốt hoạt động quan hệ nhà đầu tư. Ngồi ra, khơng làm việc tốt với bên bán và bên mua cũng như khơng có hoạt động truyền thông hiệu quả khiến cổ phiếu của một cơng ty có thể ít hấp dẫn các nhà đầu tư hơn so với các công ty khác.

Ngồi ra khơng có bộ phận quan hệ nhà đầu tư hoặc quan hệ nhà đầu tư yếu kém cũng có thể là ngun nhân khiến cho các cơng ty chậm trễ trong việc công bố thông tin các hoạt động liên quan đến hoạt động giao dịch CPNY.

2.4.3.2 Nguyên nhân xuất phát từ thị trường chứng khoán - Cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện

Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đều đang được cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Việt Nam.

Tuy nhiên, vì thị trường chứng khốn Việt Nam cịn khá non trẻ so với thế giới nên hầu như các văn bản pháp lý đều ra đời sau những vấn đề rắc rối nảy sinh. Do đó đã phát sinh một số trường hợp gây lúng túng cho cả cơ quan quản lý lẫn những thành viên tham gia có liên quan. Một số điều khoản trong các văn bản pháp lý chưa rõ ràng khiến nhà đầu tư có thể tìm mọi biện pháp để tránh né hoặc e dè trong khi thực hiện giao dịch. Cụ thể, những cá nhân bị xử phạt hành chính về hành vi thao túng giá chứng khốn tại SGDCK TP.HCM trong giai đoạn 2010-2013 đều không bị tịch thu bất cứ khoản thu trái pháp luật nào, chứng tỏ thuật ngữ “khoản thu trái pháp luật” đã được định nghĩa trong khoản 2, điều 13 thông tư 37/TT-BTC hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn có thể vẫn chưa sát với thực tế. Bên cạnh đó, thuật ngữ “thao túng giá cổ phiếu niêm yết” chưa được định nghĩa hồn chỉnh nên cịn nhiều giao dịch đáng ngờ thu được tỷ suất sinh lợi vượt trội nhưng khơng bị xử phạt thích đáng.

- Nhà đầu tư còn khá nhạy cảm trước hoạt động của giới đầu cơ và những tin tức ảnh hưởng tới thị trường

Một nhân tố hết sức quan trọng tác động đến TSSL của các CPNY tại SGDCK TP.HCM chính là tâm lý các nhà đầu tư. Chính hành vi đầu tư theo hiệu ứng đám đông đã khiến cho đa số các CPNY có một sự thăng hoa hay sụt giảm vào từng giai đoạn theo VN-Index hay trong những ngày phát tán các tin đồn không tốt ảnh hưởng đến các CTNY.

Ngoài ra niềm tin nhà đầu tư là một nhân tố quan trọng. Chính niềm tin, sự kỳ vọng của nhà đầu tư mới biến cổ phiếu đầy rủi ro thành một hàng hóa giao dịch. Niềm tin bị đánh mất thì những điều khác như tin tức vĩ mô tốt đẹp, kết quả hoạt động kinh doanh tốt…chỉ cịn là những điều vơ nghĩa. Điều này đã được chứng minh qua thời kỳ ảm đạm vào những tháng cuối năm 2011 khi giá của đa số CPNY đều giảm trong sự thờ ơ của nhà đầu tư.

- Thơng tin khơng được truyền tải đầy đủ và chính xác đến các nhà đầu tư

Nhiều công ty chưa kết nối được các cổ đông nhỏ lẻ, là những người nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu nhỏ nhưng chiếm đại đa số trong tổng số cổ đông của công ty. Các

nhà đầu tư này thường chỉ biết đến cơng ty thơng qua website, tình hình giao dịch cổ phiếu niêm yết của công ty và hầu như từ bỏ quyền lợi chính đáng trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Khi thị trường tăng hoặc giảm đột ngột, hoạt động mua vào hay bán tháo cổ phiếu có thể là nguyên nhân khiến cho TSSL của CPNY của công ty biến động mạnh mẽ theo làn sóng đầu cơ. Đối với nhóm các cổ đơng lớn và cổ đông nội bộ cùng những người có liên quan, CTNY cũng khơng có biện pháp phối hợp tốt với SGDCK TP.HCM và các CTCK liên kết để kiểm soát kịp thời các giao dịch của nhóm nhà đầu tư này.

Nhà đầu tư nếu quan tâm đến một cổ phiếu nào đó vẫn tìm hiểu được những thơng tin cơ bản như: bản cáo bạch, thơng tin về tình hình hoạt động của CTCP, về các BCTC, báo cáo thường niên, thông tin về giao dịch của cổ đông lớn và diễn biến giá cổ phiếu trong mỗi ngày giao dịch. Vấn đề đặt ra ở đây là có những thơng tin cần mà khơng có, thơng tin sai sự thật và thơng tin khơng kịp thời vẫn phổ biến. Ví dụ như việc CBTT đã kiểm toán về kết quả hoạt động kinh doanh của các CTNY chỉ hoàn tất vào giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 trong khi kỳ kế tốn trước đó đã kết thúc vào ngày 31/12 của năm trước. Nhà đầu tư có thể xem BCTC chưa kiểm tốn để biết tình hình hoạt động trong năm trước của CTNY. Tuy nhiên chất lượng của các báo cáo này có thể khơng thuyết phục nhà đầu tư vì nhiều hành vi tiêu cực đã xảy ra như che dấu lỗ lãi trong BCTC.

Ngồi ra bởi việc cơng bố các chỉ báo kinh tế vĩ mô của các tổ chức khác nhau như các cơ quan nhà nước, IMF…cũng khác nhau và gây lúng túng cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong việc thu thập chính xác và kịp thời các thơng tin phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư CPNY.

Bên cạnh đó, một trong những thơng tin có thể quan trọng với nhà đầu tư là lịch sử vi phạm của các thành phần tham gia thị trường. Tuy nhiên thông tin về các hành vi vi phạm của các thành phần tham gia thị trường CPNY tại SGDCK TP.HCM không được lưu giữ dạng dữ liệu quá khứ nên nhà đầu tư chỉ thực sự biết một công ty hay tổ chức, cá nhân liên quan có vi phạm hay khơng thơng qua các thông tin thứ cấp tại các website chuyên về chứng khoán.

- Hạn chế trong hoạt động thanh tra, giám sát, xử phạt

Với nguồn lực còn hạn chế, các tổ chức quản lý thị trường CPNY tại SGDCK TP.HCM không thể theo dõi mọi động thái của các CTNY và các tổ chức, cá nhân kinh doanh, đầu tư chứng khoán nên số vụ vi phạm bị phát hiện cịn khá ít so với thực tế. Bên cạnh đó, các chế tài xử phạt trong những năm gần đây mặc dù có tăng lên những vẫn không đủ sức răn đe các hành vi vi phạm dẫn tới hàng loạt sai phạm về CBTT của các tổ chức niêm yết, các sai phạm về giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh chứng khoán vẫn diễn ra thường xuyên trong thời gian qua. Điều này có thể khiến TSSL của CPNY liên quan đến vi phạm trở nên kém hấp dẫn và CTNY khó huy động vốn hơn do các nhà đầu tư khác nghi ngờ về tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động giao dịch các CPNY này và chuyển hướng đầu tư sang các CPNY khác có lịch sử giao dịch tốt đẹp hơn.

Đối với nhóm hành vi khơng cơng bố kịp thời thông tin giao dịch của cổ đông lớn, cổ đơng nội bộ và người có liên quan, số vụ xử phạt cịn khá ít so với thực tế. Tính từ năm 2010 đến năm 2013, UBCKNN chỉ mới xử phạt được 50 cá nhân vi phạm. Trong đó một điểm đáng chú ý là thơng tin về giao dịch bán CPNY thường chậm hơn so với giao dịch mua hoặc mua bán song hành.

Biểu đồ 2.6: Số vụ vi phạm CBTT giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ là cá nhân và người có liên quan trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2013.

(Nguồn:www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vitintucsukien/thanhtragia msat?_adf.ctrl-state=1xxtw7un4_4&_afrLoop=1480548993602000)

Đối với hành vi vi phạm của các CTCK, nhiều cơng ty chứng khốn bị thua lỗ nặng nề trong giai đoạn 2010-2012 do phải cạnh tranh gay gắt với nhau trong việc

24

9 8 9

tiêu cực đã xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của các CTCK vì thực hiện các dịch vụ bị cấm như cho phép bán khống, cho vay ký quỹ không đúng quy định, các nhân viên tham gia vào các đội lái để thao túng giá CPNY…

Bảng 2.21: Các hành vi sai phạm đã bị xử phạt của các CTCK tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013.

Nội dung bị phạt Cơng ty chứng khốn vi phạm

Chưa tách bạch tiền gửi và tài khoản của nhà đầu tư

SME, Thương mại và công nghiệp Việt Nam, An phát, Hồ Chí Minh, Tràng An, Thủ Đơ, Cơng Nghiệp Việt Nam, Việt Tín, Kenaga, Phương Nam,

Cho khách hàng đặt lệnh mua khi tài khoản khơng đủ tiền

Chợ Lớn, Sài gịn tourist, Maybank Kimeng.

Thực hiện giao dịch ký quỹ không đúng quy định

Đất Việt, An phát, Agriseco, Quốc tế Việt Nam,

Cho khách hàng vay để bán Đại Nam, Hồ Chí Minh.

(Nguồn:www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vitintucsukien/thanhtragia msat?_adf.ctrl-state=ueyyu5trx_4&_afrLoop=1478300134174000)

Kết luận chương 2

Dựa vào nền tảng lý thuyết đề ra ở chương 1, tỷ suất lãi vốn, TSSL trên cổ tức, TSSL DN và TSSL nội bộ của 162 cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP.HCM giai đoạn 2010-2013 đã được tính tốn. Bên cạnh đó, cũng tiến hành thu thập số liệu để xem xét mối liên hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến TSSL của các CPNY tại SGDCK TP.HCM. Cuối cùng, đã đánh giá thực trạng TSSL của các CPNY ở ba khía cạnh là những kết quả đã đạt được, những tồn tại và tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại để làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG

KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 67 - 73)