Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 73 - 76)

5 Kết cấu nội dung

3.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới chịu ảnh hưởng chính của:

- Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt bởi Thủ tướng chính phủ theo quyết định 252/QĐ-TTg ngày 1/3/2012.

- Quyết định 1826/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm ban hành ngày 6/12/2012.

Theo hai văn bản trên, một số định hướng của TTCK Việt Nam theo lộ trình tới năm 2020 như sau:

3.1.1 Tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam

Hợp nhất SGDCK TP.HCM và SGDCK TP.HN thành một SGDCK duy nhất. Đồng thời sẽ tiến hành cổ phần hóa SGDCK mới tiến tới sự tự chủ tài chính.

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phương thức giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ được chú trọng trong lộ trình kết nối và từng bước thu hẹp khoảng cách giữa TTCK Việt Nam với các TTCK trong khu vực ASEAN và thế giới. Như vậy sự kết hợp giữa SGDCK, TTLKCK và các tổ chức có liên quan trong và ngồi nước vào thời gian tới sẽ mật thiết hơn trước sự phát triển và hội nhập của TTCK Việt Nam.

Phân định và phát triển các khu vực thị trường: trái phiếu, cổ phiếu, chứng khốn phái sinh.

3.1.2 Tính cơng khai, minh bạch của thị trường được nâng cao

Khung pháp lý được nâng cao thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của thị trường. Theo đúng kế hoạch thì Luật chứng khoán mới sẽ ra đời vào năm 2015 thay thế cho Luật chứng khoán số 70/2006 và Luật sửa đổi bổ sung Luật chứng khoán số 62/2010 theo hướng phù hợp hơn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Để nâng cao tính cơng khai minh bạch của thị trường, công tác thanh tra xử phạt vi phạm được đẩy mạnh. Sự hợp tác trong hoạt động thanh tra, giám sát cũng chặt chẽ hơn theo lộ trình xây dựng quy chế phối hợp quản lý, giám sát giữa Bộ tài chính, NHNN, Bộ cơng an, và các ban ngành có liên quan.

Hệ thống cơng nghệ thông tin phục vụ cho việc theo dõi, quản lý giao dịch được hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa các định dạng và tự động cơng bố thơng tin.

3.1.3 Gia tăng và cải thiện chất lượng cung hàng hóa trên thị trường

Điều kiện niêm yết, phát hành được nâng cao với các tiêu chí được chú trọng bao gồm các tiêu chí về vốn, lợi nhuận, thời gian hoạt động, đơn giản hóa thủ tục chào bán, phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và đăng ký giao dịch. Chuẩn niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch được nâng cao sẽ khiến cho làn sóng tăng vốn, hủy niêm yết hoặc thâu tóm, sáp nhập…của các CTCP diễn ra mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Ngoài ra việc tham gia niêm yết và giao dịch tại TTCK tập trung đòi hỏi các tổ chức niêm yết phải cố gắng tiếp cận và làm cho phù hợp với thông lệ quốc tế về công tác kế tốn, quản trị rủi ro, quản trị cơng ty.

Cung hàng hóa đa dạng hơn với sự xuất hiện các sản phẩm chứng khoán phái sinh mới.

3.1.4 Làn sóng tái cấu trúc các cơng ty chứng khốn

Dự báo làn sóng tái này sẽ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 2013-2016 trước áp lực giảm số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường.

Theo quyết định 1826/QĐ-TTg ngày 6/12/2012 phê quyệt đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”, các CTCK sẽ được phân loại thành 4 nhóm:

(i) Nhóm hoạt động lành mạnh có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%.

(ii) Nhóm hoạt động bình thường có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 150% tới 180%.

(iv) Nhóm bị kiểm sốt đặc biệt gồm các tổ chức kinh doanh thua lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.

Theo đó, những CTCK thuộc nhóm (i), (ii), (iii) phải lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh, đồng thời được khuyến khích sáp nhập, hợp nhất với nhau hoặc bán bớt vốn của cổ đông lớn trong các công ty này cho các tổ chức tài chính ngân hàng, kể cả các tổ chức quốc tế theo quy định của WTO.

Ngồi ra, các cơng ty trong nhóm (iii) được yêu cầu tự nguyện rút bớt nghiệp vụ kinh doanh theo lộ trình cụ thể để đảm bảo an tồn tài sản cho khách hàng.

Các công ty trong nhóm (iv) nếu sau thời gian bị kiểm soát đặc biệt khơng khắc phục được tình trạng tài chính và tiếp tục lỗ lũy kế thì bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép kinh doanh nếu lỗ lũy kế trên 50% hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động, duy trì tư cách pháp nhân để giải quyết các nghĩa vụ pháp lý nếu lỗ lũy kế dưới 50% hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

Những giải pháp phụ trợ kèm theo về nâng cao chuẩn hoạt động của các CTCK như gia tăng vốn điều lệ và chất lượng đội ngũ nhân viên hoạt động, tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro…, khuyến khích các cơng ty giải thể, phá sản thành lập các cơng ty đầu tư chứng khốn, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập.

3.1.5 Đa dạng hóa và nâng cao tính chun nghiệp cho các nhà đầu tư

Trong số các nhà đầu tư có tổ chức, dự báo trong thời gian tới các quỹ đầu tư sẽ phát triển mạnh mẽ với đa dạng loại hình: quỹ đầu tư chứng khốn, quỹ đầu tư chỉ số, quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ bảo hiểm liên kết…Đây sẽ là lực lượng nhà đầu tư có tổ chức và chuyên nghiệp giúp gia tăng dòng vốn và tính thanh khoản cho TTCK Việt Nam. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ gia tăng giải ngân vốn vào các quỹ đầu tư nhiều hơn là trực tiếp mua bán cổ phiếu trên thị trường do tính chất chuyên nghiệp và tốc độ phát triển mạnh của các quỹ này cũng như thị trường trong thời gian sắp tới. Các NĐTNN sẽ được tạo điều kiện tham gia thị trường với các điều kiện ưu đãi đang được xem xét áp dụng trong thời gian tới như ưu đãi thuế và đơn giản hóa các thủ tục đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư dài hạn vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 73 - 76)