2.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam-Sở Giao dịch II-TP.HCM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Ngày 10/12/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/CP thành lập Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đầu tư phát triển; tổ chức thực hiện cấp phát vốn ngân sách nhà nước đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm. Theo đó, Bộ máy của Tổng cục Đầu tư phát triển được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có Cục đầu tư phát triển trực thuộc Tổng cục Đầu tư phát triển theo Quyết định số 1198/QĐ-BTC ngày 20/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong đó có Cục đầu tư phát triển TP.HCM. Nhiệm vụ của các Cục đầu tư phát triển tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cấp phát vốn đầu tư và cấp vốn tín dụng ưu đãi đầu tư trên địa bàn họat động của mình. Đến năm 1996, Tổng cuc Đầu tư phát triển còn được Thủ tướng Chính phủ giao điều hành tác nghiệp Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia (được thành lập để huy động vốn và cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển các ngành, nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ).
- Sau 5 năm đi vào hoạt động, để thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời nhằm tách bạch rõ ràng hơn nữa hoạt động kiểm soát chi và hoạt động cho vay ưu đãi theo cơ chế chính sách của Nhà nước, Chính phủ đã cấu trúc lại Tổng cục Đầu tư phát triển. Theo đó, bộ phận cấp phát vốn ngân sách của Tổng cục Đầu tư phát triển được sát nhập vào Kho bạc Nhà nước, bộ phận cho vay tín dụng ưu đãi được cấu trúc trở thành Quỹ Hỗ trợ phát
triển. Ngày 01/01/2000, Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức đi vào hoạt động theo Nghị định của Chính phủ số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, quy định lĩnh vực, đối tượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Ngày 08/7/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, theo đó thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển để huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
Về cơ cấu tổ chức Quỹ Hỗ trợ phát triển: Quỹ Hỗ trợ phát triển có cơ cấu tổ chức theo Quyết định số Quyết định số 231/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển. Cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội đồng quản lý gồm 05 thành viên: Chủ tịch, Phó chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, đại diện của Bộ Tài chính (Thứ trưởng), đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Thứ trưởng), đại diện Ngân hàng Nhà nước (Phó Thống đốc); Ban Kiểm sốt; Ban Tổng Giám đốc; Các Phịng Ban Nghiệp vụ; và các Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển trực thuộc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương- trong đó có Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển TP.HCM.
Chức năng nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ phát triển bao gồm: Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cả vốn trong và ngồi nước) để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước; Cho vay đầu tư và thu hồi nợ; Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư; tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư; Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn đầu tư; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
- Ngày 19/05/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu
tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được tốt hơn. Theo Quyết định của Chính phủ, VDB là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển. VDB có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng, không phải thực hiện dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khỏan nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Pháp luật.
Về chức năng, nhiệm vụ: Nghiệp vụ hoạt động của VDB bao gồm những hoạt động sau: Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ; Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định; Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngồi nước thơng qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa VDB với các tổ chức uỷ thác; Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của VDB; Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của VDB theo quy định của pháp luật; Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. Ngày 21/01/2009, VDB được Chính phủ giao nhiệm vụ Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM theo Quyết định số 14/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp theo đó, ngày 23/02/2009, Chính phủ giao thêm cho VDB nhiệm vụ cho vay đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế để trả nợ lương và thanh tóan bảo hiểm xã hội đối với người lao động mất việc làm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Về tổ chức, VDB có cơ cấu tổ chức tương tự như Quỹ Hỗ trợ phát triển Việt Nam, bao gồm: Hội đồng quản lý thành phần gồm 03 thành viên chuyên trách và đại diện (cấp Thứ trưởng của) của các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước; Ban Kiểm soát; Ban Tổng Giám đốc; các Sở Giao dịch, Chi nhánh tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; các Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
Tháng 6 năm 2006, cùng với việc thành lập VDB, các Chi nhánh VDB cũng được thành lập tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển trên địa bàn- trong đó có Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển TP.HCM. Đặc điểm của các Chi nhánh VDB trên cả nước là triển khai các nghiệp vụ tín dụng đầu tư trên địa bàn tỉnh, thành phố mình phụ trách. Riêng những dự án nhóm A, dự án đầu tư ra nước ngồi theo Quyết định của Chính phủ, VDB sẽ thực hiện giao cho những Chi nhánh lớn có đủ điều kiện để triển khai kịp thời và quản lý những dự án nói trên. Vào tháng 7 năm 2007, trên cơ sở Quyết định số 270/QĐ-NHPT ngày 18/6/2007 của Tổng Giám đốc VDB về việc thành lập Sở Giao dịch II từ ngày 01/07/2007 trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh VDB tại TP.HCM, Sở Giao dịch II được thành lập với nhiệm vụ triển khai mạnh mẽ các nghiệp vụ tín dụng đầu tư của Chính phủ trên địa bàn kinh tế năng động là TP.HCM. Vào tháng 7/2012, Chi nhánh VDB Long An sát nhập vào Sở Giao dịch II, và trở thành Phòng Giao dịch Long An trực thuộc Sở Giao dịch II .