Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II TP hồ chí minh (Trang 77 - 87)

2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt

2.2.4.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tồn tại

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hạn chế trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho SMEs vay vốn tại NHTM trong giai đoạn vừa qua. Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan, đôi khi chúng đan xen trong những tồn tại này:

Nguyên nhân khách quan:

* Về mặt pháp lý: Hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh dựa vào Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Do đó về mặt pháp lý cho họat động này còn yếu, chưa đầy đủ và thiếu chặt chẽ. VDB hoạt động theo quy trình do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quan hệ giữa SMEs và NHTM dựa theo Bộ luật dân dự và Luật các tổ chức tín dụng. Hiện tại, khi nhận được Thông báo chấp thuận bảo lãnh của VDB, SMEs cũng khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn vốn của NHTM. Các NHTM đôi khi cũng không mặn mà với việc cho vay thơng qua bảo lãnh, nó có thể rủi ro hơn hay phiền hà hơn so với việc cho vay bằng thế chấp tài sản của doanh nghiệp. Với những lý do trên thì dựa vào bộ luật dân sự, NHTM hồn tồn có thể từ chối cho doanh nghiệp vay vốn mặc dù có Thông báo chấp nhận bảo lãnh của VDB, do đây là quan hệ bình đẳng và tự nguyện. Như vậy, khi có chấp thuận bảo lãnh của VDB, SMEs cũng gặp khó khăn như lúc chưa được bảo lãnh. Đơi khi doanh nghiệp phải “gõ” cửa nhiều tổ chức tín dụng mới được chấp thuận cho vay vốn. Điều này tốn kém khá nhiều thời gian của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả SXKD, nhất là đối với phương án SXKD vì thời gian thực hiện hợp đồng với đối tác rất ngắn (có thể là 1 quý).

Tại Hàn Quốc, nơi có nghiệp vụ bảo lãnh khá phát triển, Luật bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc quy định các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với SMEs khi được Quỹ bảo lãnh thực hiện bảo lãnh. Hàng năm, các tổ chức tín dụng cịn phải trích tỷ lệ lợi nhuận nhất định để bù đắp một phần rủi ro cho các Quỹ bảo lãnh do phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho SMEs. Vì vậy, tại Việt Nam, việc có một đạo luật về bảo lãnh cho SMEs là cần thiết, nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia như: Ngân hàng Nhà nước, NHTM, VDB, doanh nghiệp và đặc biệt là hệ thống tư pháp.

* Một nguyên nhân nữa dẫn đến số lượng hồ sơ được bảo lãnh thấp là do điều kiện bảo lãnh của VDB cũng dựa nhiều vào tài sản thế chấp. Quy trình thực hiện bảo lãnh tại VDB gần giống với mơ hình bảo lãnh của Hàn Quốc những năm 80 của thế kỷ trước và hiện đã bị thay thế, đó là tập trung chủ yếu vào tài sản đảm bảo. Chúng ta không dựa trên việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp đồng thời đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện bảo lãnh mà chủ yếu dựa trên việc tài sản đảm bảo. Như vậy nó sẽ đi vào một vịng luẩn quẩn, vì nếu có tài sản đảm bảo, doanh nghiệp có thể thế chấp để đi vay trực tiếp từ NHTM không cần phải thực hiện bảo lãnh.

* VDB cũng là bên né tránh rủi ro: Nghiệp vụ bảo lãnh bên cạnh giúp đỡ SMEs về phương diện tài chính, đồng thời là phương thức tài trợ các ý tưởng mới, thúc đẩy các nhân tố mới phát triển. Vì là ý tưởng kinh doanh mới hay sản phẩm mới nên nó chứa đựng nhiều rủi ro hơn do khi thực hiện chưa có chỗ đứng trên thị trường. Do vậy, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là đối diện trực tiếp với rủi ro. Trong mơ hình hồi quy khảo sát trên cho thấy, VDB thực hiện bảo lãnh cho những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trên thị trường nhằm né tránh rủi ro. Ở Hàn Quốc, các khoản bảo lãnh được phân loại theo mức độ rủi ro, với mức độ rủi ro càng cao thì số tiền tài trợ càng thấp và số phí bảo lãnh phải đóng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện bảo lãnh, các Quỹ bảo lãnh sẽ thực hiện tái bảo lãnh tại các tổ chức tài chính theo quy định để phân tán rủi ro cho chính mình. Tại Nhật Bản, mức bảo lãnh và phí bảo lãnh cũng dựa trên đánh giá rủi ro. Sau khi phát hành chứng thư bảo lãnh, các Quỹ bảo lãnh Nhật Bản thực hiện mua bảo hiểm để phân tán rủi ro. Khác

với Nhật Bản và Hàn Quốc, tại Việt Nam khơng có thực hiện tái bảo lãnh hoặc mua bảo hiểm để phân tán rủi ro. Do vậy, khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, VDB từ chối những khoản đề nghị rủi ro để an tồn trong hoạt động của mình.

* Quy trình thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian: Chính vì khơng thực hiện đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, nên đối với các doanh nghiệp đều có sự cào bằng đánh giá như nhau về mức độ rủi ro, số tiền bảo lãnh, thu phí, thủ tục hồ sơ và một loạt các yếu tố khác. Ví dụ cụ thể là một doanh nghiệp có uy tín hoạt động lâu năm xin bảo lãnh 200 triệu đồng thì cũng được đánh giá như doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và xin bảo lãnh 200 triệu đồng.

* Nguyên nhân xuất phát từ doanh nghiệp: Có 2 nguyên nhân từ doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự hạn chế trong nghiệp vụ bảo lãnh xuất phát từ năng lực quản trị điều hành yếu kém của người đứng đầu và rủi ro đạo đức do họ gây ra:

- Trong quá trình thẩm định và đánh giá dự án/phương án có hiệu quả kinh tế, tuy nhiên vì năng lực quản trị và điều hành yếu kém trong thực hiện dẫn đến không có hiệu quả và khơng thể trả nợ được cho NHTM.

- Rủi ro đạo đức của doanh nghiệp: xảy ra khi lãnh đạo doanh nghiệp cố tình sử dung vốn được bảo lãnh sai mục đích dẫn đến khơng trả được nợ, hoặc có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ khơng chịu trả nợ, hay tiếp tục quay vịng dịng tiền vào phương án mới mà kết quả khi đến hạn trả nợ dòng tiền mới chưa kịp mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp để trả nợ.

Nguyên nhân chủ quan về phía Sở Giao dịch II:

* Chủ yếu tồn tại trong khâu thẩm định, đào tạo cán bộ. Trình độ cán bộ là khâu then chốt quyết định chất lượng thẩm định, đánh giá đầy đủ cơ cấu nguồn vốn, các điều kiện cần thiết để dự án/phương án SXKD có thể thực hiện được, các yếu tố rủi ro chứa đựng trong nó..vv để có các tham mưu đề xuất thích hợp cho lãnh đạo. Vì vậy, cán bộ làm công tác thẩm định cần được đào tạo, không những về nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng mà cịn về những kiến thức liên quan khác. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, một phần không nhỏ các chứng thư bảo lãnh phải thực

hiện gia hạn, thậm chí phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh liên quan đến công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định khơng đánh giá được vốn tự có tham gia, hay khơng xác định được dòng tiền của dự án/phương án, do vậy đánh giá thời gian hồn vốn khơng chính xác dẫn đến thời gian bảo lãnh khác xa thời gian thu hồi vốn. Dĩ nhiên khi đó doanh nghiệp khơng trả được nợ và phải tiến hành thẩm định lại để gia hạn thêm.

* Việc quảng bá tiếp thị đối với nghiệp vụ bảo lãnh cho SMEs vẫn còn hạn chế, cần phải được phát triển rộng lớn hơn. Có một bộ phận khơng nhỏ các SMEs khơng biết về chương trình này, thậm chí chưa biết về tên hệ thống VDB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành của hệ thống VDB nói chung và Sở Giao dịch II nói riêng. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Sở Giao dịch II. Đánh giá toàn diện kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II trong giai đoạn 2009-2012. Đồng thời giới thiệu về mơ hình bảo lãnh đang hoạt động tại VDB nói chung và Sở Giao dịch II nói riêng. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Sở Giao dịch II trong thời gian qua. Có thể thấy rằng hoạt động bảo lãnh tại Sở Giao dịch II bước đầu triển khai đã thu được một số thành tựu đánh khích lệ như giúp các SMEs tiếp cận được nguồn vốn trong thời kỳ suy giảm kinh tế… Tuy nhiên, thực trạng hoạt động cũng phơi bày nhiều yếu điểm trong quá trình hoạt động như hoạt động giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn cịn ít, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động…

Sang chương 3, tác giả sẽ giới thiệu định hướng phát triển của VDB và Sở Giao dịch II trong giai đoạn 2015-2020 nói chung và định hướng phát triển của hoạt động bảo lãnh nói riêng. Đồng thời nêu nên giải pháp để nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của Sở Giao dịch II trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHỆP NHỎ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- SỞ GIAO DỊCH II- TP.HCM 3.1 Định hướng phát triển của VDB-Sở Giao dịch II - TP.HCM đến 2015-2020.

Định hướng phát triển chung.

Định hướng phát triển của VDB gắn liền với Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển VDB đến năm 2020. Theo đó tiếp tục phát triển VDB là một ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động phi lợi nhuận. Hoạt động của VDB phải bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách đầu tư, chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ được Chính phủ giao.

Về mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015-2020 được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ, tốc độ bình quân trong giai đoạn là 10%. Quy mô tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng.

- Có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của VDB cho phù hợp với từng giai đoạn.

- Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt trong cơng tác thẩm định, giải ngân, giám sát sau giải ngân, thu hồi nợ xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phịng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 - 2030 ở mức dưới 3%.

- Hồn thiện mơ hình tổ chức cho phù hợp với tính chất, đặc thù hoạt động của một ngân hàng chính sách. Đào tạo và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, tăng cường hoạt đông của hệ thống kiểm tra giám sát, phân tích và cảnh báo rủi ro. Đồng thời tăng cường sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước.

Về đối tượng phục vụ: VDB tập trung chủ yếu vào các hoạt động tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Đối với hoạt động tín dụng đầu tư, VDB tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; các lĩnh vực xã hội hóa như y tế, giáo dục, mơi trường, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu, tập trung chủ yếu vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, tuy nhiên sự hỗ trợ này cần đảm bảo theo yêu cầu hội nhập của nền kinh tế, tránh mâu thuẫn với những điều ước quốc tế mà Nhà nước đã tham gia ký kết. Đối với hoạt động cho vay lại ODA, nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại thơng qua VDB, Chính phủ khuyến khích các quỹ tài chính địa phương thực hiện đầu tư ủy thác qua ngân hàng theo mục tiêu phát triển của địa phương.

Bên cạnh đó, VDB cần nghiên cứu thực hiện nghiệp vụ cho vay thỏa thuận (là nghiệp vụ cho vay khơng có sự ưu đãi về lãi suất, hay nói cách khác lãi suất cho vay theo lãi suất thị trường) tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn tại hệ thống VDB, mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của VDB và tiến đến tự cân đối và tự chủ về tài chính trong hoạt động của mình. Hạn chế việc cấp bù từ ngân sách cho hoạt động của VDB. Nghiệp vụ cho vay thỏa thuận tại VDB phải đảm bảo được nguyên tắc tự cân đối trong việc huy động và cho vay, thực hiện có hiệu quả và an tồn trong cơng tác thu nợ. Trong quá trình cho vay thỏa thuận, VDB không để ảnh hưởng đến nghiệp vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước được Chính phủ giao hàng năm.

Về chỉ tiêu an toàn vốn: Xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Dự kiến đến năm 2020 vốn điều lệ của VDB phải đạt được 10% tổng dư nợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. VDB hoạt động phi lợi nhuận, nhưng phải tự trang trải về chi phí hoạt động, tăng dự phịng rủi ro trong hoạt động và tránh phải phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước để bù đắp cho hoạt động của VDB

Về phân loại nợ, do đối tượng cho vay của VDB là các đối tượng về lĩnh vực an sinh xã hội mà các NHTM khác không thực hiện cho vay do có rủi ro cao, hay các đối tượng do Chính phủ chỉ định. Nên việc phân loại nợ cho VDB được áp dụng cơ chế đặc thù so với các NHTM do cơ chế hoạt động đặc thù của mình. Tiến tới áp dụng các chỉ tiêu an tồn tài chính theo các mơ hình tổ chức tín dụng và theo thơng lệ quốc tế.

Về công tác quản trị ngân hàng: Hoạt động của VDB tuân theo Luật ngân sách

Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Tiến tới thực hiện theo mơ hình Hội đồng thành viên để thực hiện quản trị đối với hoạt động của VDB như đối với các tổ chức tín dụng 100% vốn Nhà nước. Hiện tại, VDB chịu sự giám sát trực tiếp của Hội đồng quản lý. Các thành viên của Hội đồng quản lý hầu hết là các chức vụ kiêm nhiệm của các Bộ, ngành; bao gồm: Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư, Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước…dẫn đến thiếu sát sao trong việc quản trị. Mơ hình Hội đồng thành viên sẽ xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, của Ban Kiểm soát, Ban điều hành và các bộ phận chức năng của VDB. Tăng cường phân cấp cho Hội đồng thành viên VDB trong việc quyết định các vấn đề về hoạt động như: quản lý vốn, tài sản, huy động lãi suất, lãi suất cho vay, xử lý rủi ro tín dụng.

Hoàn thiện các chứng năng, nhiệm vụ để VDB hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng, trong đó thêm các các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng ...vv. Song song là xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát của các Bộ, ngành, phù hợp với mơ hình họat động đặc thù của VDB.

Hoạt động tái cơ cấu: Hoạt động tái cơ cấu đã được thực hiện từ năm 2012 trở đi. Trong giai đoạn đến năm 2015, VDB sẽ tổ chức lại mơ hình hoạt động. Với việc thu gọn, tinh giảm bộ máy cho phù hợp với định hướng về phạm vi, quy mô hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II TP hồ chí minh (Trang 77 - 87)