Đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh tại Sở Giao dịch II – TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II TP hồ chí minh (Trang 71)

2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt

2.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh tại Sở Giao dịch II – TP.HCM

2.2.4.1 Những kết quả đạt được.

Có thể nói, nghiệp vụ bảo lãnh cho SMEs vay vốn tại NHTM là nghiệp vụ mới, chứa đựng nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động. Tuy vậy, cùng với hệ thống VDB nói chung, Sở Giao dịch II nói riêng đã cố gắng ở mức độ cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Dưới đây là những kết quả mà Sở Giao dịch II đã đạt được trong gian đoạn vừa qua:

Trước hết về mặt chính trị: Sở Giao dịch II cùng với hệ thống VDB trên cả nước đã triển khai thành công nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho SMEs vay vốn tại NHTM trên khắp cả nước, góp phần hồn thành nhiệm vụ được Chính phủ tin cậy giao cho. Cần nói thêm rằng, trước khi nghiệp vụ bảo lãnh cho SMEs vay vốn tại NHTM được triển khai tại VDB vào năm 2009, cả nước cũng đã có những Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Mục đích hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng là giúp đỡ các SMEs tiếp cận được nguồn vốn NHTM để thực hiện SXKD dưới hình thức bảo lãnh vay vốn. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế trong việc thành lập và quá trình hoạt động nên hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương trong việc giúp đỡ các SMEs đã không đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bị suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Đến thời điểm năm 2008, các Quỹ bảo lãnh hoạt động còn rất khiêm tốn, số dư bảo lãnh của một số Quỹ như sau

- Quỹ bảo lãnh tín dụng Trà Vinh số dư: 22,3 tỷ đồng; - Quỹ bảo lãnh tín dụng Vĩnh Phúc số dư: 39,5 tỷ đồng.

Do vậy, khi nền kinh tế bước vào suy thối vai trị giúp đỡ SMEs của các Quỹ bảo lãnh địa phương lại càng không thể đáp ứng được. Một yêu cầu cấp bách trong việc giúp đỡ các SMEs được đặt ra, và cần phải có một tổ chức tài chính trong nước có đủ thực lực về mạng lưới, nguồn vốn, nhân sự, chuyên môn… để thực hiện nhiệm vụ này. Do đó, Chính phủ đã có Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 ban hành quy chế bảo lãnh và giao cho VDB thực hiện. Cùng với các cơng cụ khác của Chính phủ, nghiệp vụ bảo lãnh triển khai tại VDB đã góp phần giúp Chính phủ ngăn chặn nguy cơ suy giảm của nền kinh tế đất nước. Nằm trên địa bàn kinh tế năng động nhất cả nước, Sở Giao dịch II đã tích cực triển khai thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, góp phần cùng hệ thống VDB hồn thành nhiệm vụ được Chính phủ giao.

Về hoạt động bảo lãnh: Trong 2 năm 2009, 2010, Sở Giao dịch II đã phát hành 75 chứng thư bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn NHTM với tổng giá trị 679 tỷ đồng. Trong đó, năm 2009, đã phát hành 34 chứng thư bảo lãnh với số tiền 508.419 triệu đồng. Năm 2010, phát hành 28 chứng thư bảo lãnh với giá trị bảo lãnh 384.925 triệu đồng. Số lượng chứng thư phát hành và giá trị bảo lãnh trong năm 2010 giảm so với năm 2009 là do các điều kiện bảo lãnh được quy định chặt chẽ hơn và một số lĩnh vực quá rủi ro bị loại khỏi đối tượng bảo lãnh. Năm 2011 và 2012, do Chính phủ ban hành quy chế mới, VDB thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả của chương trình bảo lãnh và chưa có hướng dẫn nên khơng có phát sinh thêm chứng thư bảo lãnh trong 2 năm nói trên.

Cùng với việc phát hành chứng thư bảo lãnh cho những dự án/phương án SXKD có tính khả thi cao, trong năm 2009 Sở Giao dịch II đã ra thông báo từ chối 15 hồ sơ không đủ tiêu chuẩn để bảo lãnh, năm 2010 đã thông báo từ chối 06 không đủ điều kiện để bảo lãnh. Đây cũng là hình thức tư vấn gián tiếp cho doanh nghiệp có tiếp tục thực hiện dự án/phương án SXKD của mình hay khơng trong khi chưa

đủ điều kiện pháp lý hay khơng có tính khả thi về mặt kinh tế. Do vậy, doanh nghiệp có thể đánh giá lại kế hoạch SXKD của mình cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái. Dưới đây là bảng tổng hợp giá trị bảo lãnh của Sở Giao dịch II trong các năm qua:

Hình 2.5: Giá trị bảo lãnh tín dụng năm 2009 – 2012 của Sở Giao dịch II

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2009 2010 2011 2012

Dư nợ bảo lãnh (triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thu nợ các năm: 2009-2012 của Sở Giao dịch II

Trong quá trình thực hiện bảo lãnh, Sở Giao dịch II đã thu phí bảo lãnh, góp phần đáng kể trong doanh thu của Sở Giao dịch II. Hình dưới đây phản ánh số phí bảo lãnh Sở Giao dịch II thu được trong giai đoạn vừa qua.

Hình 2.6 : Số phí bảo lãnh thu được của VDB từ năm 2009 - 2012

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2009 2010 2011 2012 Số phí bảo lãnh (triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thu nợ các năm: 2009-2012 của Sở Giao dịch II

Số phí bảo lãnh Sở Giao dịch II thu được qua các năm bao gồm phí thu bảo lãnh của cả dự án và phương án SXKD. Năm 2009, Sở Giao dịch II có số phí bảo lãnh thu lớn nhất, đạt 1.282 triệu đồng. Do năm 2009, số chứng thư bảo lãnh được phát hành của Sở Giao dịch II nhiều nhất so với các năm còn lại và giá trị bảo lãnh năm 2009 cũng đạt lớn nhất trong các năm. Qua năm 2009, số phí thu được chỉ đạt 544 triệu đồng, giảm 57,52% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do năm 2010, VDB đề ra nhiều chính sách thắt chặt nghiệp vụ bảo lãnh, do vậy số chứng thư bảo lãnh năm 2010 giảm đi rõ rệt so với năm 2009, chỉ còn 28 chứng thư phát hành so với năm 2009 là 47 chứng thư, vì vậy số phí bảo lãnh cũng giảm đi rõ rệt

Sang năm 2011, số phí thu được xuống cịn 270 triệu đồng, ngun nhân do năm 2011 khơng có phát hành chứng thư bảo lãnh mới nào, số phí thu được là từ bảo lãnh các dự án đang cịn hiệu lực. Qua năm 2012, số phí tăng lên đạt 680 triệu đồng, nguyên nhân số phí tăng lên do thu được từ các dự án chứng thư còn hiệu lực. Do số giá trị bảo lãnh của năm 2012 lớn hơn so với năm 2011 nên số phí của năm 2012 cao hơn.

Việc thu phí bảo lãnh vay vốn cho góp phần đáng kể trong tổng doanh thu của Sở Giao dịch II. Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho SMEs vay vốn NHTM giúp đa dạng hóa nghiệp vụ hoạt động và nguồn thu của hệ thống VDB nói chung và Sở Giao dịch II nói riêng; giúp mở rộng quan hệ khách hàng, mở rộng khách hàng tiềm năng khác, đồng thời giúp quảng bá hình ảnh, niềm tin vào VDB.

2.2.4.2 Những hạn chế tồn tại.

Triển khai nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở Giao dịch II bước đầu đã góp phần giúp SMEs tiếp cận được nguồn vốn SXKD, tránh được nguy cơ phá sản. Tuy nhiên do đây là nghiệp vụ mới, được triển khai trong thời gian tương đối gấp nên trong quá trình hoạt động khơng tránh khỏi được những tồn tại, hạn chế. Tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh là ở góc độ về số lượng và chất lượng của khoản bảo lãnh.

Bảng 2.5: Số lượng SMEs trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009-2012

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012

Số lượng doanh nghiệp 76.083 85.161 93.053 97.258 Số lượng chứng thư phát hành 47 28 - -

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê TP.HCM và VDB

Về số lượng chứng thư phát hành, số lượng chứng thư bảo lãnh tính trên số lượng SMEs trên địa bàn TP.HCM là rất thấp. Giả sử rằng mỗi doanh nghiệp chỉ được phát hành một chứng thư bảo lãnh thì số lượng doanh nghiệp SMEs được bảo lãnh trong các năm 2009; 2010 lần lượt là: 0,06% và 0,03%. Như vậy, số lượng chứng thư bảo lãnh trong giai đoạn qua tại Sở Giao dịch II rất thấp so với số lượng SMEs trên địa bàn. Phải chăng số lượng doanh nghiệp SMEs được bảo lãnh thấp phản ánh các doanh nghiệp loại này có năng lực tài chính tốt? Họ khơng có nhu cầu bảo lãnh? Hiện tại khơng có một số liệu thống kê chính xác về nhu cầu bảo lãnh của SMEs trên địa bàn TP.HCM. Nhưng chúng ta hãy xem xét tình trạng phá sản của doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Hình 2.7: Số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009 đến 2012

Theo số liệu thống kê, số lượng doanh nghiệp SMEs phá sản trên địa bàn TP.HCM năm 2009 là 8.639 doanh nghiệp và tăng dần qua các năm, năm 2012 số lượng doanh nghiệp phá sản đã lên đến đỉnh điểm, hơn 22.000 doanh nghiệp. Tuy các doanh nghiệp bị phá sản do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng ở đây chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động vào. Có thể nói rằng thiếu vốn SXKD là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phá sản doanh nghiệp hàng loạt. Như vậy, nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp SMEs rất lớn. Do vậy, hoạt động bảo lãnh của Sở Giao dịch II chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của SMEs.

Về chất lượng các khoản bảo lãnh: Trong giai đoạn từ năm 2009-2012, Sở

Giao dịch II chỉ phát sinh 04 hồ sơ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khoảng 6 tỷ đồng, chiếm 5% tổng số chứng thư phát hành. Ngoài số lượng chứng thư phải

thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong tổng số các chứng thư phát hành bảo lãnh thì có đến khoảng 35% số chứng thư đến thời hạn trả nợ mà doanh nghiệp không thể trả được cho NHTM. Khi đó VDB cùng NHTM đánh giá nguyên nhân tiến hành gia hạn thời gian bảo lãnh cũng như thời gian trả nợ cho doanh nghiệp. Cá biệt có những doanh nghiệp phải gia hạn thời gian bảo lãnh cũng như thời gian trả nợ tới nhiều lần thì doanh nghiệp mới có khả năng trả nợ cho NHTM. Trường hợp NHTM đánh giá doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ sẽ u cầu VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay.

Bảng 2.6: Phân loại nguyên nhân các chứng thư trả nợ không đúng hạn

Nguyên nhân Chỉ tiêu Do yếu tố thẩm định Do rủi ro đạo đức Do từ phía đối tác của khách hàng Số chứng thư trả nợ không đúng hạn 4 10 12

Như vậy, đối với những chứng thư bảo lãnh mà phát sinh việc gia hạn thời gian bảo lãnh cũng như thời gian trả nợ thì đã tiểm ẩn nhiều rủi ro. Nếu xét theo

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thu nợ các năm: 2009-2012 của Sở Giao dịch II

khái niệm về một khoản bảo lãnh có chất lượng được nêu ở trên: “Một khoản bảo lãnh có chất lượng khi đến thời hạn trả nợ, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho NHTM” thì có đến gần 35% các khỏan bảo lãnh của Sở Giao dịch II khơng có chất lượng tốt. Đây cũng là một hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo lãnh của Sở Giao dịch II trên địa bàn TP.HCM mà những nguyên nhân sẽ được trình bày và phân tích trong mục dưới đây.

2.2.4.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tồn tại

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hạn chế trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho SMEs vay vốn tại NHTM trong giai đoạn vừa qua. Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan, đôi khi chúng đan xen trong những tồn tại này:

Nguyên nhân khách quan:

* Về mặt pháp lý: Hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh dựa vào Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Do đó về mặt pháp lý cho họat động này còn yếu, chưa đầy đủ và thiếu chặt chẽ. VDB hoạt động theo quy trình do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quan hệ giữa SMEs và NHTM dựa theo Bộ luật dân dự và Luật các tổ chức tín dụng. Hiện tại, khi nhận được Thơng báo chấp thuận bảo lãnh của VDB, SMEs cũng khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn vốn của NHTM. Các NHTM đôi khi cũng không mặn mà với việc cho vay thơng qua bảo lãnh, nó có thể rủi ro hơn hay phiền hà hơn so với việc cho vay bằng thế chấp tài sản của doanh nghiệp. Với những lý do trên thì dựa vào bộ luật dân sự, NHTM hồn tồn có thể từ chối cho doanh nghiệp vay vốn mặc dù có Thơng báo chấp nhận bảo lãnh của VDB, do đây là quan hệ bình đẳng và tự nguyện. Như vậy, khi có chấp thuận bảo lãnh của VDB, SMEs cũng gặp khó khăn như lúc chưa được bảo lãnh. Đơi khi doanh nghiệp phải “gõ” cửa nhiều tổ chức tín dụng mới được chấp thuận cho vay vốn. Điều này tốn kém khá nhiều thời gian của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả SXKD, nhất là đối với phương án SXKD vì thời gian thực hiện hợp đồng với đối tác rất ngắn (có thể là 1 quý).

Tại Hàn Quốc, nơi có nghiệp vụ bảo lãnh khá phát triển, Luật bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc quy định các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với SMEs khi được Quỹ bảo lãnh thực hiện bảo lãnh. Hàng năm, các tổ chức tín dụng cịn phải trích tỷ lệ lợi nhuận nhất định để bù đắp một phần rủi ro cho các Quỹ bảo lãnh do phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho SMEs. Vì vậy, tại Việt Nam, việc có một đạo luật về bảo lãnh cho SMEs là cần thiết, nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia như: Ngân hàng Nhà nước, NHTM, VDB, doanh nghiệp và đặc biệt là hệ thống tư pháp.

* Một nguyên nhân nữa dẫn đến số lượng hồ sơ được bảo lãnh thấp là do điều kiện bảo lãnh của VDB cũng dựa nhiều vào tài sản thế chấp. Quy trình thực hiện bảo lãnh tại VDB gần giống với mơ hình bảo lãnh của Hàn Quốc những năm 80 của thế kỷ trước và hiện đã bị thay thế, đó là tập trung chủ yếu vào tài sản đảm bảo. Chúng ta không dựa trên việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp đồng thời đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện bảo lãnh mà chủ yếu dựa trên việc tài sản đảm bảo. Như vậy nó sẽ đi vào một vịng luẩn quẩn, vì nếu có tài sản đảm bảo, doanh nghiệp có thể thế chấp để đi vay trực tiếp từ NHTM không cần phải thực hiện bảo lãnh.

* VDB cũng là bên né tránh rủi ro: Nghiệp vụ bảo lãnh bên cạnh giúp đỡ SMEs về phương diện tài chính, đồng thời là phương thức tài trợ các ý tưởng mới, thúc đẩy các nhân tố mới phát triển. Vì là ý tưởng kinh doanh mới hay sản phẩm mới nên nó chứa đựng nhiều rủi ro hơn do khi thực hiện chưa có chỗ đứng trên thị trường. Do vậy, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là đối diện trực tiếp với rủi ro. Trong mơ hình hồi quy khảo sát trên cho thấy, VDB thực hiện bảo lãnh cho những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trên thị trường nhằm né tránh rủi ro. Ở Hàn Quốc, các khoản bảo lãnh được phân loại theo mức độ rủi ro, với mức độ rủi ro càng cao thì số tiền tài trợ càng thấp và số phí bảo lãnh phải đóng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện bảo lãnh, các Quỹ bảo lãnh sẽ thực hiện tái bảo lãnh tại các tổ chức tài chính theo quy định để phân tán rủi ro cho chính mình. Tại Nhật Bản, mức bảo lãnh và phí bảo lãnh cũng dựa trên đánh giá rủi ro. Sau khi phát hành chứng thư bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II TP hồ chí minh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)