Mơ hình bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn NHTM của VDB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II TP hồ chí minh (Trang 65 - 69)

2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt

2.2.2 Mơ hình bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn NHTM của VDB

* Về đối tượng bảo lãnh: VDB bảo lãnh cho các doanh nghiệp và hợp tác xã có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động vay vốn NHTM thực hiện dự án đầu tư (đầu tư tài sản cố định), thực hiện phương án SXKD (vay vốn lưu động) theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp vay vốn để thực hiện đầu tư sản xuất trong lĩnh vực: xây dựng nhà ở bán cho người có thu nhập thấp; nhà cho công nhân và sinh viên thuê; xây dựng nghĩa trang cũng được VDB xem xét chấp thuận.

VDB không thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã vay vốn thực hiện đầu tư, SXKD trong lĩnh vực: tư vấn, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản, vay vốn để thanh toán nợ vay các hợp đồng tín dụng khác.

* Về điều kiện để được bảo lãnh: doanh nghiệp, hợp tác xã phải thỏa mãn các điều kiện sau để được VDB xem xét bảo lãnh:

- Thuộc đối tượng và phạm vi được bảo lãnh theo quy định.

- Có dự án đầu tư, phương án SXKD hiệu quả. Quy mô dự án đầu tư tối thiểu là 100 triệu đồng; dự án đầu tư, phương án SXKD được VDB thẩm định và chấp thuận bảo lãnh vay vốn.

- Khơng có nợ q hạn tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng nhưng doanh nghiệp có cam kết trả được nợ quá hạn và dự án đầu tư, phương án SXKD có hiệu quả, trả được nợ quá hạn thì vẫn được VDB thẩm định, quyết định bảo lãnh vay vốn theo quy định hiện hành.

- Có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án SXKD tối thiểu bằng 10% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định đối với dự án đầu tư hoặc 10% tổng số vốn thực hiện phương án SXKD.

- Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay được VDB bảo lãnh để thực hiện dự án để thế chấp. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện phương án SXKD,

doanh ngihệp không phải thế chấp để bảo đảm bảo lãnh nhưng phải chịu sự giám sát theo quy định của VDB.

* Về mức bảo lãnh: Mức bảo lãnh vay vốn tối đa bằng 100% nợ gốc và lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng ký giữa doanh nghiệp (hợp tác xã) với NHTM.

* Đồng tiền bảo lãnh: VDB thực hiện việc bảo lãnh bằng các loại tiền như sau: đồng Việt Nam, USD, EUR.

* Thời hạn bảo lãnh: VDB thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã vay vốn kể từ ngày VDB phát hành chứng thư bảo lãnh đến ngày VDB thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết, phù hợp với thời hạn cho vay của NHTM.

* Về mức phí bảo lãnh: Trước khi phát hành chứng thư bảo lãnh, doanh nghiệp (hợp tác xã) phải thực hiện thanh tốn mức phí cho VDB. Mức phí phải trả như sau:

Phí bảo lãnh= 0,5% * dư nợ (1+ lãi suất ngân hàng thương mại) * thời gian bảo lãnh/360 .

* Về hồ sơ bảo lãnh:Khi có nhu cầu thực hiện bảo lãnh, doanh nghiệp (hợp tác xã) gửi đến những hồ sơ chung sau:

- Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân)

- Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên (Hội đồng quản trị), Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng; Nghị quyết bầu trưởng ban quản trị Hợp tác xã; Nghị quyết bầu hoặc quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm, kế toán trưởng hợp tác xã.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề pháp luật quy định phải có giấy phép.

- Giấy đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp (hợp tác xã). - Báo cáo tài chính theo quy định trong 2 năm gần nhất.

Phịng phối hợp (P.Tín dụng) (4b) (4a) (2b) Hội sở chính NHPT (3c) Doanh nghiệp Phịng chủ trì (P.Tổng hợp) GĐ Sở Giao dịch II Lãnh đạo phụ trách khối (3a) (3a) (3b) Phịng Tín dụng (1) (2a) (4b’) (4 b’)

Hồ sơ riêng: có sự tách biệt trong hồ sơ giữa dự án đầu tư và phương án SXKD:

+ Hồ sơ dự án đầu tư, bao gồm:

- Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình đối với dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng).

- Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên

- Quyết định đầu tư.

- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ hợp đồng thuê đất, báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép khai thác tài nguyên, các giải pháp thiết kế về phòng cháy chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt…).

+ Hồ sơ đối với phương án SXKD, bao gồm: - Phương án SXKD của doanh nghiệp (hợp tác xã).

* Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại VDB:

Hình 2.4: Quy trình bảo lãnh tín dụng của VDB

Thuyết minh:

(1) Doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh vay vốn, nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh tại Chi nhánh VDB (Phịng Tín dụng).

(2a) Hồ sơ đề nghị bảo lãnh được chuyển đến Phịng chủ trì thẩm định (Phịng Tổng hợp)

(2b) Phịng chủ trì sao chuyển hồ sơ cho phịng phối hợp (Phịng Tín dụng) và 02 phịng thực hiện thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn.

(3a) Các phòng thực hiện thẩm định báo cáo kết quả thẩm định, trình lãnh đạo phụ trách khối.

(3b) Phịng chủ trì tổng hợp báo cáo kết quả thẩm định, trình Giám đốc Chi nhánh.

(3c) Chi nhánh VDB lập hồ sơ báo cáo VDB về thẩm định và chấp thuận bảo lãnh vay vốn đối với dự án không phân cấp, xin ý kiến về khoản bảo lãnh vay vốn bằng ngoại tệ.

(4a) Giám đốc chi nhánh VDB quyết định chấp thuận bảo lãnh/không chấp thuận bảo lãnh và chuyển cho Phịng chủ trì (đối với dự án phân cấp); Giám đốc chi nhánh thơng báo cho Phịng chủ trì chấp thuận bảo lãnh/khơng chấp thuận bảo lãnh của VDB (đối với dự án không phân cấp);

(4b) Phịng chủ trì dự thảo văn bản thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn trình Giám đốc chi nhánh VDB ký.

(4b’) Gửi văn bản thông báo chấp thuận kèm theo 01 quyển dự án đầu tư đã được VDB thẩm định – có đóng dấu giáp lai để doanh nghiệp gởi tới NHTM vay vốn, đồng thời gởi 01 bản kèm báo cáo kết quả thẩm định tổng hợp (đối với dự án phân cấp và chấp thuận bảo lãnh) gởi Hội sở chính để theo dõi.

Trường hợp chấp thuận bảo lãnh vay vốn, toàn bộ hồ sơ sẽ được chuyển đến Phịng Tín dụng để thực hiện các bước ký kết hợp đồng bảo lãnh vay vốn, hợp đồng nhận nợ bắt buộc với doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp và NHTM ký kết hợp đồng tín dụng, VDB sẽ phát hành chứng thư bảo lãnh. Hồ sơ bảo lãnh được tiếp tục theo dõi cùng với việc giám sát khoản vay và tài sản đảm bảo tại Phịng Tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II TP hồ chí minh (Trang 65 - 69)