1.2 Nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng đối với SMEs vay vốn ở các NHTM
1.2.2.2 Các chỉ tiêu xác định nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng đối vớ
* Các chỉ tiêu xác định nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng của VDB đối với SMEs;
- Căn cứ vào số lượng chứng thư bảo lãnh phát hành. Chỉ số này rất đơn giản, thuận tiện trong việc tính tốn do chỉ cần thống kê số chứng thư phát hành trong năm và các năm trước Tuy nhiên, nó có rất nhiều nhược điểm như số chứng thư phát hành không phản ánh đầy đủ dư nợ được bảo lãnh. Chứng thư bảo lãnh phát hành dựa trên nhu cầu vốn thực sự của doanh nghiệp và trên cơ sở dự
án/phương án SXKD của doanh nghiệp. Thực tế cũng có chứng thư phát hành với doanh số bảo lãnh ít và những chứng thư có doanh số bảo lãnh lớn. Do vậy, nó khơng phản ánh được quy mô bảo lãnh tại VDB. Hơn nữa, chỉ sau khi thanh lý Hợp đồng bảo lãnh thì mới khẳng định chắc chắn về chất lượng của khoản bảo lãnh. Do đó, chỉ tiêu trên bị hạn chế trong việc phản ánh số dư bảo lãnh và chất lượng từng khoản bảo lãnh.
- Doanh số bảo lãnh: thể hiện số vốn cam kết bảo lãnh vay vốn cho SMEs. Doanh số bảo lãnh tăng phản ánh quy mô hoạt động bảo lãnh tại VDB. Doanh số giảm phản ánh quy mô hoạt động bảo lãnh giảm. Tuy vậy, doanh số bảo lãnh không phản ánh mức độ tham gia của SMEs, đơi khi có rất nhiều doanh nghiệp được bảo lãnh nhưng doanh số bảo lãnh thấp. Ngược lại, có ít doanh nghiệp được bảo lãnh nhưng doanh số bảo lãnh lại cao.
- Trả nợ thay (còn gọi là doanh số phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của VDB): phản ánh số tiền mà VDB phải xuất ra thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả cho NHTM vì doanh nghiệp vay vốn khơng thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Số tiền trả nợ thay phản ánh chất lượng bảo lãnh của VDB. Số tiền trả nợ thay càng lớn phản ánh chất lượng bảo lãnh càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, số tiền trả nợ thay chỉ phản ánh tổng số tiền trả nợ thay mà VDB đã thực hiện (bao gồm cả gốc và lãi) chứ không phản ánh số chứng thư mà VDB phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và tỷ lệ trả nợ thay tại VDB.
- Tỷ lệ nhận nợ vay bắt buộc/tổng doanh số bảo lãnh: tỷ lệ số nợ mà VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trên tổng doanh số bảo lãnh thực hiện trong kỳ. Tuy nhiên chỉ số này đơi khi bị “pha lỗng” bởi mẫu số. Khi số tuyệt đối nhận nợ vay bắt buộc cao, nhưng do mẫu số lớn nên tỷ lệ này vẫn thấp.
- Thu phí bảo lãnh: Trong các điều kiện khác khơng đổi, phí bảo lãnh phụ thuộc vào doanh số bảo lãnh. Khi phí bảo lãnh tăng phản ánh sự gia tăng về quy mô bảo lãnh và ngược lại. Tuy nhiên tiêu chí này khơng phản ánh rõ ràng về chất lượng của khoản bảo lãnh. Trong một số trường hợp khoản bảo lãnh không trả nợ đúng hạn và phải được gia hạn thêm thời gian bảo lãnh, trong thời gian gia hạn, doanh
nghiệp vay vốn vẫn phải đóng phí bảo lãnh và số phí này nằm trong tổng số thu phí của VDB cũng dẫn đến sự tăng trưởng về thu phí bảo lãnh. Như vậy rõ ràng trong trường hợp này thì có sự tăng trưởng về thu phí nhưng khơng phản ánh chất lượng của khoản bảo lãnh.
- Tỷ trọng thu phí bảo lãnh/ tổng nguồn thu của VDB: Tỷ số tăng phản ánh nguồn thu từ nghiệp vụ bảo lãnh có tốc độ tăng trưởng lớn hơn tốc độ tăng trưởng từ các nguồn thu của các nghiệp vụ khác của VDB. Ngược lại, tỷ số giảm phản ánh tốc độ tăng từ nguồn thu của nghiệp vụ bảo lãnh thấp hơn so với tốc độ tăng của các nguồn thu khác. Nhược điểm của tỷ số này là số thu phí bảo lãnh từ các khoản bảo lãnh được gia hạn cũng có thể làm gia tăng mức thu phí, thứ hai là tốc giảm của nguồn thu phí giảm chậm hơn tốc độ giảm của các nguồn thu khác cũng có thể làm gia tăng tỷ số trên.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến khoản vốn vay được bảo lãnh của SMEs:
Có nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh nói chung và khoản bảo lãnh tín dụng cho SMEs vay vốn tại NHTM. Dựa theo nghiên cứu của Joon Ho Hahm và Dongsoo Kang (2006) về “Cải cách bảo lãnh tín dụng dưới tác động của tiêu chuẩn Basel mới: ý nghĩa cho vay đối với SMEs ở Hàn Quốc”, trong bài luận văn đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến khoản bảo lãnh bao gồm:
Thứ nhất: Tổng tài sản doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp phản ánh quy mô hoạt động SXKD cũng như tiềm lực tài chính của chính doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có quy mơ về tài sản cũng như tài chính lớn có khả năng hơn trong việc triển khai dự án/phương án SXKD và ngược lại. Thông thường, các doanh nghiệp có quy mơ tài sản lớn hơn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc chấp nhận bảo lãnh và có số vốn bảo lãnh lớn. Ngược lại doanh nghiệp có quy mơ tài sản nhỏ hơn thường được đánh giá thấp hơn và với quy mô họat động của mình sẽ được bảo lãnh với số vốn nhỏ hơn.
Thứ hai:Năm hoạt động. Số năm hoạt động tính từ ngày doanh nghiệp được thành lập đến thời điểm bảo lãnh. Số năm hoạt động lớn phản ánh doanh nghiệp đã hoạt động SXKD trên thị trường trong thời gian dài, am hiểu thị trường, sản phẩm
đã được thị trường chấp nhận ở mức độ nào đó, nhận biết được đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm năng trên thị trường, ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt… Như vậy, số năm hoạt động càng lớn thì rủi ro trong hoạt động sẽ ít hơn so với những doanh nghiệp mới được thành lập và đang gia nhập thị trường. Thông thường năm hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì càng thuận lợi cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hơn cũng như sốn vốn được bảo lãnh sẽ lớn hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập.
Thứ ba: Nợ/tổng tài sản. Tỷ số nợ/tổng tài sản phản ánh có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn vay. Qua đó phản ánh tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số nhỏ phản ánh doanh nghiệp vay ít, do đó cho thấy doanh nghiệp tự chủ về tài chính cao. Tuy nhiên tỷ số này cịn phản ánh doanh nghiệp đã biết khai thác địn bẩy tài chính chưa. Trường hợp tỷ số nhỏ phản ánh doanh nghiệp chưa biết khai thác địn bẩy tài chính. Tuy nhiên tỷ số này của doanh nghiệp quá cao đồng nghĩa với việc nợ vay lớn và cũng hàm chứa rủi ro cao. Thông thường, tỷ số nợ/tổng tài sản thấp, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khoản vay được bảo lãnh hơn so với doanh nghiệp có tỷ số trên lớn.
Thứ tư: Thu nhập/tổng doanh thu. Tỷ số này cho biết thu nhập của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. Tỷ số cao phản ánh doanh nghiệp có lãi cao, tỷ số âm phản ánh doanh nghiệp đang thua lỗ. Thông thường, tỷ số thu nhập/doanh thu lớn, doanh nghiệp càng dễ dàng tiếp cận với khoản bảo lãnh lớn hơn và số vốn bảo lãnh lớn. Đối với doanh nghiệp có tỷ số này thấp hoặc âm phản ánh doanh nghiệp đang làm ăn không hiểu quả, đối diện với nhiều rủi ro, nên cơ hội và quy mô của khoản bảo lãnh sẽ thấp hơn.
Thứ năm: Xếp hạng tín dụng. Xếp hạng tín dụng là q trình đánh giá tổng thể về tình trạng họat động của doanh nghiệp trong những năm vừa qua trên cơ sở chấm điểm các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, tại Việt Nam việc xếp hạng tín dụng được Trung tâm thơng tin tín dụng CIC (Credit Information Center) của Ngân hàng Nhà nước thực hiện đối với những khác hàng có quan hệ với các tổ chức tín dụng. Theo CIC thì doanh nghiệp được xếp theo 9 bậc với số điểm từ 15
điểm đến 168 điểm. Xếp hạng tín dụng của trung tâm CIC có vai trị quan trọng trọng việc đánh giá rủi ro trong quá trình cho vay và bảo lãnh đối với doanh nghiệp nói chung và SMEs nói riêng. Hiện nay, chấm điểm xếp hạng tín dụng để quyết định khỏan vay hay bảo lãnh là xu thế đang diễn ra thay cho việc sử dụng tài sản thế chấp. Việc chấm điểm bao gồm chấm điểm định tính (đánh giá về năng lực điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp và tình hình quan hệ tín dụng trong thời gian qua) và mặt định lượng (báo cáo tài chính).
Việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp được dựa trên các chỉ tiêu bao gồm: Chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu họat động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức.
Về chấm điểm định tính bao gồm: trình độ, năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng trong lịch sử quan hệ của mình. Ngồi việc kinh doanh thua lỗ bất khả kháng dẫn đến không trả được nợ các tổ chức tín dụng dẫn đến khoản vay bị q hạn cịn có yếu tố chính đó là rủi ro đạo đức xuất phát từ lãnh đạo doanh nghiệp.
Rủi ro đạo đức được quan niệm như thế nào? “Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt (thiếu đạo đức) xét theo quan điểm của người cho vay, bởi vì những hoạt động này khiến ít có khả năng để món vay này sẽ hoàn trả.” (S.Mishkin, 1999, trang 211).
Trong lĩnh vực bảo lãnh rủi ro đạo đức cũng có thể xảy ra khi lãnh đạo doanh nghiệp trong vai người được bảo lãnh và người đi vay có những hành động mà có thể dẫn đến tình trạng khơng thể trả được món nợ cho NHTM mà VDB phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Điển hình của rủi ro đạo đức là: sử dụng vốn sai mục đích, sự chây ỳ khơng thực hiện trả nợ, hay doanh nghiệp là khi có dịng tiền của dự án/phương án bảo lãnh về sớm hơn so với dự kiến và thời hạn trả nợ, do những tính tốn sai lầm, doanh nghiệp thực hiện đầu tư tiếp và SXKD. Khi đến thời
hạn trả nợ, dòng tiền từ phương án mới chưa quay về kịp và không thể trả nợ được NHTM.
Thơng thường doanh nghiệp có điểm xếp hạng tín dụng cao thì càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bảo lãnh và có khối lượng bảo lãnh chưa đến hạn lớn. Trường hợp ngược lại, doanh nghiệp có thể được bảo lãnh với quy mô nhỏ hơn và mức phí cao hơn.
Thứ sáu: Rủi ro ngành. Các doanh nghiệp họat động SXKD trong mỗi ngành
nghề kinh tế đều có các đặc trưng riêng về các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất. Thậm chí trong mỗi ngành cịn có những hàng rào ngăn cản trong việc ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Vì vậy hoạt động SXKD trong mỗi ngành đều có những rủi ro khác nhau. Hiện nay theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam được phân thành 21 ngành cấp 1. Tuy nhiên do hiện nay do các doanh nghiệp hầu hết đăng ký kinh doanh đa ngành, mỗi phương án/dự án có thể liên quan đến nhiều ngành khác nhau. Do vậy trong bài luận văn này giả thiết rằng rủi ro ngành không tác động đến khoản vay vốn được bảo lãnh của các SMEs.
1.2.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng cho SMEs vay vốn ở NHTM