7 .Kết cấu
1.3. Tác động của biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.3.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, biện pháp phi thuế quan giúp giải quyết những vấn đề toàn cầu liên quan đến sức khoẻ con người, động thực vật và môi trường. Các biện pháp phi thuế quan
đóng một vai trị quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như xử lý khủng hoảng kinh tế, ơ nhiễm mơi trường, an tồn vệ sinh thực phẩm. Trong những tình huống khủng hoảng kinh tế, những biện pháp khẩn cấp được áp dụng ngay lập tức và có hiệu quả tức thời nhằm ngăn chặn sự thiệt hại lây lan có hệ thống. Với vấn đề biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, các quốc gia, đặc biệt là những nước phát triển khuyến khích sử dụng các biện pháp phi thuế quan (nhất là biện pháp dịch động thực vật và quy chuẩn kỹ thuật) nhằm quản lý các tác nhân gây hại cho mơi trường và hệ sinh thái trong q trình khai thác, sản xuất như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, nước thải… NTMs có thể được áp dụng do các nguyên nhân chính đáng như bảo vệ sức khoẻ, sự an toàn của con người và động thực vật. Do được sử dụng đơn thuần với mục đích phi thương mại như vậy nên nhiều biện pháp NTMs được WTO và nhiều hiệp định Thương mại tự do công nhận.
Thứ hai, biện pháp phi thuế quan gia tăng nhận thức của người tiêu dùng và thay đổi hành vi tiêu dùng liên quan đến thuộc tính an tồn, chất lượng sản phẩm. Đời sống xã
hội được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm hơn là giá thành của nó. Nhưng khơng chỉ là chất lượng, họ cịn quan tâm đến quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, tác động trong quy trình sản xuất, tiêu dùng đến môi trường và phúc lợi xã hội. Các biện pháp phi thuế quan một mặt đảm bảo những yêu
26
cầu trên đối với sản phẩm khi đến với tay người tiêu dùng. Mặt khác, chính người tiêu dùng lại là đối tượng trực tiếp quy định những yêu cầu của biện pháp phi thuế quan.
Thứ ba, biện pháp phi thuế quan không phân biệt đối xử tạo động lực cho những nhà sản xuất, xuất nhập khẩu nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển sản xuất và có tác dụng tăng cường thương mại giữa các quốc gia. Bởi vì khi quốc gia nhập khẩu yêu
cầu tiêu chuẩn cao với hàng hóa nhập khẩu, các cơng ty xuất khẩu cần nâng cấp việc sản xuất của họ. Kết quả là, sản phẩm của họ sẽ có chất lượng tốt hơn và có khả năng tiếp cận nhiều thị trường hơn và tạo ra nhiều hơn nhuận hơn (VCCI, 2019). Các nhà sản xuất phải gia tăng liên kết trong chuỗi cung ứng của mình nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng đồng bộ cũng như các yêu cầu liên quan đến quy tắc xuất xứ. Với xu hướng tồn cầu hố và sản xuất trong một thời đại công nghệ, điều mà các doanh nghiệp nên hướng tới là tận dụng công nghệ thông tin và các kỹ thuật mới, tăng cường trao đổi thông tin cũng như phản hồi để đáp ứng được các NTM. Thơng qua đó, các nhà sản xuất đã tự nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, biện pháp phi thuế quan có tác động cản trở thương mại đến việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu. Trên bình diện tồn cầu, NTMs đang thay thế các
biện pháp thuế quan để trở thành hàng rào đáng kể nhất đối với thương mại hàng hóa (VCCI, 2019). Một minh chứng cụ thể chứng minh điều này là NTM hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 58% thương mại ở châu Á- Thái Bình Dương (Uyên, 2019). Việc áp dụng NTMs tạo ra các chi phí cho doanh nghiệp, bao gồm chi phí thực thi, chi phí tìm nguồn cung ứng và chi phí thích ứng quy trình. Những chi phí này ảnh hưởng đến dịng chảy thương mại và cấu trúc thị trường (Nguyễn, 2017). Theo thống kê của báo cáo tiêu đề "Thương mại và Đầu tư châu Á-Thái Bình Dương 2019" (APTIR), chỉ riêng chi phí cho các biện pháp NTMs đã lên tới 1,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), khoảng 1.400 tỷ USD trên tồn cầu (Un, 2019). Chi phí của doanh nghiệp tăng do việc phải chứng nhận an tồn của sản phẩm, chi phí sản xuất tăng để đáp ứng quy chuẩn, chưa kể vào đó các chi phí ngầm trong q trình kiểm dịch và quy trình hải quan ở các nước khác nhau. Trong điều kiện các
27
quy định này chênh lệch giữa các quốc gia, việc vượt qua những biện pháp này càng khó khăn hơn nữa, điều đó cản trở khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp.
Thứ hai, biện pháp phi thuế quan được áp dụng với mục đích bảo hộ thương mại.
NTMs được sử dụng với vai trò tiếp tục bảo vệ các ngành kinh tế trọng điểm mặc dù tự do hóa thuế quan đang diễn ra sâu rộng trong các khuôn khổ hợp tác song phương, khu vực và đa phương. Sự gia tăng việc sử dụng NTMs hiện đang tạo ra những quan điểm khác nhau giữa tác động về kinh tế của các cơng cụ chính sách liên quan đến NTMs và những tác động tiềm ẩn của chính sách tới phát triển bền vững. Các nhà hoạch định chính sách tại các nước đang phát triển cho rằng, NTMs có thể ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu và cần phải xây dựng chính sách “đáp trả” phù hợp. Mặc dù việc áp dụng NTMs thông thường để giải quyết các quan ngại khơng mang tính thương mại như mơi trường hay bảo vệ người tiêu dùng, nhưng các biện pháp này có thể chuyển hướng mang tính bảo hộ, phân biệt và hạn chế thương mại. Quốc gia nhập khẩu cố tình làm cho những biện pháp phi thuế quan ngày càng trở trên phức tạp và khó dự báo hơn, mục đích cuối cùng là để các doanh nghiệp xuất khẩu không thể vượt qua được những rào cản đó và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Lý thuyết về mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế.