Quy định hải quan

Một phần của tài liệu Môn phương pháp nghiên cứu kinh tế BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN của TRUNG QUỐC đối với TRÁI cây tươi NHẬP KHẨU từ VIỆT NAM (Trang 52 - 55)

2.2 .Thực trạng xuất khẩu trái cây tươi VIệt Nam sang Trung Quốc

2.3. Các biện pháp phi thuế quan mà Trung Quốc áp dụng đối với trái cây tươi nhập khẩu

2.3.4. Quy định hải quan

Thuế xuất khẩu của tất cả 9 loại trái cây tươi sang Trung Quốc đều là 0%.

Lệ phí gồm: phí kiểm dịch; phí đối với phương tiện vận tải; phí biên phịng; phí bến bãi. Tất cả các loại phí, lệ phí cần phải được thanh tốn ngay, theo từng chuyến hàng xuất khẩu.

Hồ sơ hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan xuất khẩu lô hàng; Hợp đồng kinh tế giữa bên

bán và bên mua; Hóa đơn thương mại của doanh nghiệp Việt Nam; Các loại giấy tờ khác có liên quan như Bảng kê chi tiết lô hàng, giấy chứng nhận kiểm dịch, tờ khai đối với phương tiện vận tải xác nhận của hải quan, tờ khai biên phòng về phương tiện vận tải… Đối với tờ khai hải quan điện tử, doanh nghiệp Việt Nam có hàng xuất khẩu phải tự kê khai theo mẫu hướng dẫn của cơ quan hải quan. Chủ hàng là người Việt Nam phải có hộ chiếu phổ thơng để qua lại cửa khẩu chính ngạch.

2.4. Các biện pháp ứng phó của Việt Nam đối với biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc

2.4.1. Các biện pháp của Chính phủ

Thứ nhất, ban hành và phổ biến các chính sách, pháp luật về an tồn trái cây. Cụ thể,

Chính phủ đã xây dựng Bộ Luật An toàn Thực phẩm bao gồm những Luật, Nghị đinh, Thông tư mà Nhà nước ban hành để quản lý về An tồn thực phẩm nói riêng và Thực phẩm nói chung. Luật An tồn Thực phẩm – 55/2010/QH12 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực

phẩm... Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an tồn thực phẩm về Cơng bố hợp quy hoặc cơng bố phù hợp quy định an tồn thực phẩm, Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen... Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm. Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển nông thông đã ban hành thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, nâng cao nhận thức cho các hộ nơng dân. Trong giai đoạn 2014 -2019, Chính phủ đã tổ

chức rất nhiều buổi tọa đàm, hội thảo nhằm tăng cường nhận thức, tuyên truyền, khuyến cáo các hộ trồng trọt về cách sử dụng hóa chất, phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật… đúng quy định của nhà nước; hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt phù hợp cho các hộ nông dân ở các vùng trồng trọt trọng điểm của cả nước như vùng Đồng Bằng Nam Bộ và một số tỉnh phía Bắc.

Thứ ba, tăng cường cơng tác kiểm tra, xử phạm những hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất hạt giống, trồng trọt, thu hoạch, hế biến đến bảo quản thực phẩm… Cụ thể, UBND tỉnh phú thọ đã ban hành chỉ thị 9/CT-UBND nhằm tăng

cường công tác quan lý giống cây trồng nơng nghiệp tại địa bàn tỉnh, trong đó có những nhiệm vụ rõ ràng cho từng sở ngành, UBND các huyện, thị xã. Từ đó, các bên trên sẽ có những hành động cụ thể để kiểm tra, xử lý những hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không đạt chất lượng.

2.4.2. Các biện pháp của doanh nghiệp

Thứ nhất, chủ động trong công tác truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam ngày

càng được mở rộng. Cùng với đó, họ dần chú trọng hơn đến các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm thơng qua áp dụng hệ hệ thống HACCP (Analysis Critical

43

Hazzard ControlPoint) nhằm truy xuất nguồn gốc trái cây. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự uy tín cho cơng ty.

Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu thị trường, đa dạng hóa thị trường. Trong những năm

vừa qua, Việt Nam đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với mặt hàng trái cây tươi. Do đó, tuy Trung Quốc ngày càng đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe, sản lượng trái cây tươi của Việt Nam vẫn tăng đều qua các năm.

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Một số thành tựu đạt được

Hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể. Về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 30,7%. Xuất khẩu trái cây tươi cịn vượt xa các mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam ra thế giới đạt đỉnh vào năm 2018 với giá trị 2.754 triệu USD. Đối với Trung Quốc, đây là thị trường xuất khẩu trái cây tươi lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2019. Hoạt động xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường này cũng có các thành công, nhất là năm 2017 với kim ngạch đạt 2.387 triệu USD. Đặc biệt trong giai đoạn này, chính phủ Trung Quốc cho phép Việt Nam xuất khẩu chính ngạch 9 loại trái cây tươi sang Trung Quốc. Về giá cả xuất khẩu, trái cây tươi Việt Nam xuất khẩu được bán ở các thị trường Trung Quốc với giá bán buôn và bán lẻ khá cao. Điển hình là giá bán lẻ thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc lần lượt là 12 Nhân dân tệ/kg và 24 Nhân dân tệ/kg. Diện tích gieo trồng trái cây tươi của Việt Nam đạt mức trên 1000 nghìn ha vào năm 2019, trong đó vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long và vùng trồng trọt trái cây tươi chủ lực, chiếm 50% tổng diện tích và 60% tổng sản lượng của cả nước.

Một phần của tài liệu Môn phương pháp nghiên cứu kinh tế BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN của TRUNG QUỐC đối với TRÁI cây tươi NHẬP KHẨU từ VIỆT NAM (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w