7 .Kết cấu
1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc ứng phó với các biện pháp phi thuế
quan và bài học cho Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
1.5.1.1. Thái Lan ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Từ năm 2010 đến nay, Bộ Nông nghiệp Thái Lan, thơng qua Văn phịng quốc gia về tiêu chuẩn nông sản và thực phẩm (ACFS-The National Bureau of Agricultural Commodity and Food Standards), đã đưa ra chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng cổng thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử để nơng dân vào đăng ký dùng miễn phí, được ACFS tập huấn và hỗ trợ. Đến nay, nải chuối hay quả sầu riêng bán ở cửa hàng rau quả nhỏ ở Thái Lan cũng được dán mã QR. Điều này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng cho đất nước Thái Lan. Năm 2019, Startup Việt Lina Network đã giới thiệu ứng dụng Lina Blockchain Supply Chain tại thị trường Thái Lan. Ông Huỳnh Nhật Duật, trưởng dự án Supply Chain của Lina Network, chia sẻ: “Trong thiết kế của ứng dụng Supply Chain trên nền tảng Blockchain, hệ thống lõi của ứng dụng sẽ được phân quyền theo từng vai trị nhất định, điển hình như: quản lý, kiểm sốt chất lượng, đánh giá sản xuất, tiêu chuẩn hàng hóa theo các tiêu chuẩn hiện hành của luật định. Việc phân quyền xử lý trong ứng dụng sẽ giúp minh bạch hóa thơng tin sản xuất, thơng tin được xác thực, kiểm duyệt bởi nhiều bên quản lý khác nhau… tất cả nhằm tạo ra một chuỗi thông tin minh bạch, sản phẩm sản xuất đúng quy trình, đúng chất lượng nhằm giúp người tiêu dùng có thể nhìn thấy được tất cả để an tâm sử dụng”. Ở đất nước Thái Lan, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu: việc sử dụng cơng nghệ mang tính đồng bộ và được phổ biến rộng rãi đã đi vào hiệu quả, có chiều sâu tích cực.
Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát gặp khó khăn chủ yếu ở 3 khâu chính: thủ tục rườm rà, sự hạn chế của các đơn vị cấp phép giấy tờ và bản thân các biện pháp NTM đặt ra quá khó khăn. 78,57% doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu thủ tục rườm rà, 50% doanh nghiệp gặp khó khăn do sự hạn chế của các đơn vị cấp phép giấy tờ và do quy định của nước nhập khẩu quá nghiêm ngặt. Vậy việc dùng công nghệ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ giúp ích gì trong việc giải quyết những khó khăn này? So với các phương pháp truy xuất nguồn gốc xuất xứ hiện tại như dùng mã
30
QR code, sử dụng giấy tờ cấp phát thơng thường, cơng nghệ blockchain có tính ưu việt hơn rất nhiều, đặc biệt là sự minh bạch và độ tin cậy của thông tin. Cụ thể, mỗi công đoạn trong chuỗi từ trồng, thu hoạch, chế biến, làm sạch, đóng gói, phân phối, xuất khẩu đều được mã hóa thành mã QR cho cùng một ID duy nhất được thiết lập. Mỗi dữ liệu của từng công đoạn được lưu trữ thành một khối (block) và theo trình tự thời gian thì một chuỗi (chain). Bất kỳ thông tin nào được đưa lên cũng phải được phê duyệt và đồng thuận của tất cả các bên liên quan (người nông dân thu hoạch, đơn vị chế biến, phân phối...) và khi thơng tin đã được xác thực thì khơng thể gỡ xuống cũng như khơng thể thay đổi được. Do đó, các thơng tin đảm bảo tính minh bạch tối đa.
Việc ứng dụng cơng nghệ này giúp q trình kiểm sốt truy xuất nguồn gốc mang tính tự động hóa cao, giảm các chi phí trong vận hành thủ cơng. Nó có thể giải quyết được các vấn đề trở ngại trong giao dịch như thủ tục phức tạp, chi phí trung gian cho doanh nghiệp cũng như chi phí quản lý cho các cơ quan nhà nước. Bởi tính minh bạch và tính đồng bộ cao, các cơ quan cấp giấy phép chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch... dễ dàng quản lý hơn, thời gian cấp giấy chứng nhận cũng nhanh hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải làm ít thủ tục hơn để chứng minh nguồn gốc sản phẩm của mình.
1.5.1.2. Thái Lan xuất khẩu trái cây qua kênh thương mại điện tử Alibaba
Khi Trung Quốc siết chặt quản lý con đường nhập khẩu tiểu ngạch, hàng loạt các quốc gia trong đó có Việt Nam đã lên những phương án xuất khẩu khác đảm bảo hàng hố khơng bị ứ đọng và giữ vững giá trị xuất khẩu. Trong những cách ấy, xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người tiêu dùng Trung Quốc, những người thực sự rất quan tâm đến sầu riêng tươi của Thái Lan. Từ trước tới nay, Thái Lan là nhà cung cấp thống trị thị trường sầu riêng của Trung Quốc. Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và thủ tục phía Trung Quốc đặt ra khi xuất khẩu, đất nước Thái Lan đã xúc tiến và ký những bản hợp đồng nhằm thực hiện 4 dự án với nguồn tài trợ chính từ phía Alibaba. Trong đó, dự án thành lập trung tâm kỹ thuật số thông minh (Smart Digital Hub) được kỳ vọng trở thành trung tâm cơ sở hạ tầng số và kho vận nhằm hỗ trợ cho hoạt động giao thương giữa Trung Quốc và Thái Lan cũng như các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
31
Khi lên trang web thương mại điện tử alibaba.com, search cụm từ “Thai durian”, một danh sách các sản phẩm sầu riêng từ cao cấp đến bình dân từ các nhà cung cấp khác nhau hiện ra. Người tiêu dùng có thể tuỳ ý lựa chọn sản phẩm yêu thích dựa theo sự đánh giá của bản trên. Bởi trên trang web này, nhà cung cấp sầu riêng phải minh bạch hóa sản phẩm của mình, từ mơ tả sản phẩm, các loại chứng nhận, quy cách đóng gói, giao hàng, dịch vụ đến hồ sơ công ty, tên chủ doanh nghiệp, năng lực sản xuất, R&D, thương mại…
Việc đưa trái cây tươi lên sàn giao dịch thương mại điện tử có một số ưu điểm sau: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính cơng; giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồn thành giao dịch trên mơi trường mạng. Cùng với sự thay đổi cách tư duy, cách sản xuất, doanh nghiệp bán được hàng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí bán hàng, quảng cáo, tiếp cận thị trường, hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn Global Gap hoặc các tiêu chuẩn tương đương thì mới có thể đưa hàng hố lên trang TMĐT và khách hàng là người chọn lựa sản phẩm chứ không phải cơ quan nhà nước.
1.5.2. Kinh nghiệm của Israel
Là một đất nước nhỏ với 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, cịn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu rất khắc nghiệt, sự tìm tịi nghiên cứu, sáng tạo của con người Israel cũng như việc áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã trở thành đất nước duy nhất có khả năng biến sa mạc khơ cằn thành đất canh tác, trồng trọt, phát triển nông nghiệp thành công và thay đổi nền nông nghiệp thế giới. Kibbutz – Hợp tác xã kiểu Israel là một mơ hình Việt Nam nên học tập và cải biến sao cho thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.
Do tính chất là một hợp tác xã, có hệ thống phân định rất rõ ràng, chun mơn hố cao, thơng tin về những nghị định, quy định, quy chuẩn kỹ thuật mới nhất sẽ được các thành viên chuyên trách trong Kibbutz cập nhật và truyền đạt đầy đủ, rõ ràng và nhanh chóng đến tất cả những bên liên quan (nơng dân trồng trọt, xí nghiệp sản xuất, cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu…) trong Kibbutz. Với chiều ngược lại, thông tin từ các thành viên, ví dụ như quy định về các biện pháp phi thuế quan, thủ tục xuất khẩu quá khó khăn… sẽ được đề đạt lên ban hội đồng, cùng đưa ra thảo luận và tìm cách giải quyết. Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất, buôn bán của Kibbutz đều được lên kế hoạch, ngày càng phù hợp với quy
32
chế thị trường nên hạn chế được tối đa tình trạng dư thừa, tồn kho, ép giá… Đây cũng là một mơ hình hợp tác trong đó yếu tố cơng nghệ rất được chú trọng.
1.5.3. Bài học cho Việt Nam
Vể công nghệ truy xuất sản phẩm, hiện tại, Việt Nam cũng đã triển khai 2 mơ hình ứng dụng cơng nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm là: thanh long xuất khẩu sang thị trường Úc và thịt heo ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, về lâu dài, muốn khai thác được hết ưu thế của cơng nghệ, Việt Nam có thể học tập mơ hình của Thái Lan như xây dựng cổng thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử để nông dân vào đăng ký dùng miễn phí.
Về mơ hình hợp tác xã, Việt Nam cũng từng đưa chương trình 15.000 hợp tác xã của Bộ NN&PTNT, hình thành hợp tác xã kiểu mới, có đầu ra ổn định. Việc đưa tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ sản xuất vào cũng khá thuận lợi. Đây là hướng mà Trung Quốc, Thái Lan đang đi. Việt Nam cũng cần làm mạnh hơn để có nơng sản tốt phục vụ xuất khẩu cũng như thị trường nội địa. Để học tập mơ hình Kibbutz của Israel, chúng ta cần phải xem xét và cải biến mơ hình theo điều kiện cụ thể của từng vùng ở Việt Nam, cần có sự đồng thuận và đặc biệt là ý thức trách nhiệm rất lớn từ các thành viên tham gia.
33
Chương 2: THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI TRÁI CÂY TƯƠI NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM