7 .Kết cấu
1.4. Đặc tính của trái cây tươi
Trái cây tươi Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Nhìn chung, trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, trái cây chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng,
khí hậu, địa hình, nguồn nước… Do đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển, qua đó gián tiếp đến năng suất, hương vị, độ ngon và về sau là giá cả và khả năng cung ứng nguồn hàng.
Thứ hai, sản xuất trái cây mang tính thời vụ. Đối với từng loại trái cây, người nông
dân sẽ phải tiến hành gieo trồng, sản xuất và thu hoạch theo từng thời điểm để đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây trồng đó. Chất lượng trái cây cũng có sự biến động nhất định theo mùa vụ. Vào chính vụ thì sản lượng lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng đồng đều và giá thành rẻ hơn và ngược lại. Đơn cử như trái thanh long là loại cây nhiệt đới, phù hợp khí hậu nắng nóng, giỏi chịu hạn, kém chịu úng, thích hợp trồng
28
khoảng tháng 10-11 dương lịch. Nếu trồng cây nghịch vụ thì phải chong đèn, cây mới có thể trổ hoa kết trái.
Thứ ba, sản xuất trái cây mang tính địa phương. Mỗi loại trái cây phù hợp phát
triển với những vùng khác nhau. Ví dụ như hiện nay, tại Việt Nam, mặc dù cây bơ đã có thể trồng được tại nhiều vùng miền, nhưng để cho sản lượng nhiều, năng suất cao và chất lượng thì chỉ có vùng Tây Ngun mới phù hợp hơn cả, do nhiều đất đỏ Bazan dày tầng, thốt nước tốt. Hoặc như cây thanh long thích hợp trồng ở vùng đất cao (như Bình Thuận, Vũng Tàu, Đồng Nai), đất xám, đất phù sa, đất đỏ. Đối với những vùng đất thấp như Tiền Giang, Long An cũng có thể trồng nhưng cần phải chú trọng thốt nước, liếp mơ trước khi trồng. Nhãn lồng thì hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Hưng Yên nên trồng ở vùng này thì sản phẩm mang hương vị thơm ngon nhất. Chính vì vậy ý tưởng về chỉ dẫn địa lý để khẳng định tính đặc sản của mỗi loại trái cây sẽ là một trong những cách tiếp thị hiệu quả để người tiêu dùng thế giới định hình nhận thức sản phẩm của Việt Nam cũng như chiến lược hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Hiện tại Việt Nam có những thương hiệu trái cây nổi tiếng gắn liền với địa phương và được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH-CN&MT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như Vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng n, Xồi Cát Hịa Lộc (Tiền Giang), Vú sữa Lò Rèn (Vĩnh KimTiền Giang), Bưởi Da Xanh (Mỹ Thạnh An- Bến Tre), Sầu Riêng Ri6 (Vĩnh Long), Thanh long Bình Thuận, Quýt hồng (Đồng Tháp), Dưa hấu Long An...
Thứ tư, trái cây có đặc tính tươi sống, trong quá trình thu hoạch và vận chuyển rất
dễ bị hư hỏng, dập nát, kém phẩm chất. Khi thu hoạch và phân phối cần phân loại, phân chia để bảo quản và chọn phương thức kinh doanh cho phù hợp đặc điểm từng loại, hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu.
Thứ năm, trái cây phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe và tính mạng nên yêu cầu chất lượng phải được quy định chặt chẽ và coi trọng. Ngoài ra, ngày nay chất lượng đã trở thành công cụ cốt yếu để thâm nhập và cạnh tranh vào các thị trường khó tính mới có thể đáp ứng được các hàng rào kỹ thuật gắt gao mà các thị trường đó đặt ra.
29