Phân phối (Place)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu bơ dakado (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu của đề tài

2.4. Hoạt động marketing-mix hiện tại cho thương hiệu bơ Dakado của công ty Thu

2.4.3. Phân phối (Place)

Hình 2.9: Sơ đồ kênh phân phối bơ Dakado

(Nguồn: SME-GTZ Report - Avocado Value Chain in Daklak)

Công ty Thu Nhơn chủ yếu sử dụng kênh phân phối có cấu trúc theo chiều dọc, một thành viên kênh giữ vai trò lãnh đạo, điều khiển các hoạt động phân phối của

thành viên trong kênh. Ngoài việc bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng, công ty Thu Nhơn có các loại hình trung gian như sau:

- Các hệ thống các siêu thị bán lẻ: bơ Dakado đã có mặt tại hệ thống các siêu thị Metro, Saigon Coop Mart và Fivi Mart, Big-C, Vinatext. Siêu thị là kênh phân phối chính được chọn để đưa sản phẩm bơ Dakado đến với người tiêu dùng.

- Kênh phân phối qua các cửa hàng trái cây.

- Ngồi ra cịn có các kênh phân phối ảo của các cá nhân lấy hàng từ công ty Thu

Nhà sản xuất (Công ty Thu Nhơn)

Kênh dọc Kênh đơn

Siêu  thị  (Big  C,   Co.op  mart,  Fivi  

mart,  Metro  ...)  

 

Cửa  hàng  trái  cây  

 

Quan hệ giữa nhà sản xuất (công ty Thu Nhơn) với các thành viên kênh phân phối cụ thể như sau :

Kênh dọc bao gồm kênh trực tiếp, kênh hợp đồng và kênh quản lý.

- Kênh trực tiếp là kênh đi từ nhà cung cấp đến thẳng tay người tiêu dùng, tức là

từ công ty Thu Nhơn đến thẳng tay người tiêu dùng là cá nhân, không thông qua bất cứ kênh trung gian nào

- Kênh hợp đồng là kênh mà giữa nhà sản xuất với nhà phân phối có sự ràng buộc về hợp đồng, ngược lại nhà phân phối cũng sẽ nhận được chiết khấu, ưu đãi về

giá từ công ty sản xuất. Ở đây chính là kênh siêu thị bán lẻ Big C, Co.opmart,

Fivimart... Khi lấy hàng từ công ty Thu Nhơn, các siêu thị này cũng nhận được mức

chiết khấu ưu đãi khoảng 5% so với giá bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

- Kênh quản lý là kênh khơng có sự ràng buộc hợp đồng hay bất cứ sự phụ thuộc

nào từ nhà cung cấp. Quan hệ chỉ dựa vào thế mạnh của thành viên có khả năng chi phối các thành viên khác trong kênh (ở đây chính là cơng ty Thu Nhơn) hoặc thơng qua việc chia sẻ lợi ích các thành viên trong kênh. Kênh thông qua cửa hàng trái cây là loại kênh này, công ty và cửa hàng trái cây cùng nhau chia sẻ lợi ích từ việc bán hàng, nhưng khơng hề có sự ràng buộc gì với nhau.

Kênh đơn là kênh mà người mua là cá nhân, hoặc tổ chức đến mua hàng của

công ty sản xuất về bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Sau đó nếu thấy có lãi, họ

lại đến mua và bán lại. Hai bên khơng có ràng buộc, khơng có chính sách ưu đãi, cũng khơng hiểu biết gì về nhau, chỉ là giao dịch mua bán đơn thuần. Trên thị trường Đăklăk và thành phố Hồ Chí Minh tồn tại rất nhiều kênh đơn thế này. Kênh đơn thường là

những thương lái nhỏ lẻ mua đi bán lại và thường khơng lâu dài.

Ngồi ra, những kênh ảo thuộc nhiều loại khác nhau: kênh hợp đồng, kênh đơn... Ví dụ như các cửa hàng trái cây có thể lập website để tiện giao dịch, mua bán với

Hiện công ty Thu Nhơn cũng đang xem xét việc áp dụng các tiêu chuẩn theo

GlobalGAP (sản xuất tốt trong nơng nghiệp theo tiêu chuẩn tồn cầu). Khi sản phẩm bơ Dakado được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên quy

mơ tồn cầu, dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm nhập vào các thị trường khó tính. Lúc này, một kênh phân phối nhằm đưa sản phẩm đến với thị

trường nước ngoài trong thời gian ngắn để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng cần phải

được chú trọng phát triển. Công ty có thể trực tiếp xuất khẩu hoặc thơng qua một trung

gian để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu bơ dakado (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)