5. Kết cấu của đề tài
2.5. Đối thủ cạnh tranh
Cây bơ hiện nay ngày càng trở nên có giá trị cả về giá trị dinh dưỡng, sản xuất công nghiệp và giá trị kinh tế, chính vì thế sự cạnh tranh ngày càng gay gắt là không thể tránh khỏi. Hiện tại đối thủ của công ty trên địa bàn tỉnh Đăklăk, có thể kể đến là 2
đối thủ là bơ Trịnh Mười của công ty Trịnh Mười và bơ sáp trái vụ - Công ty MTV
Dak Farm. Ngoài ra, ở địa phương cịn có rất nhiều những chủng loại bơ khác do
những hộ nông dân trồng nhỏ lẻ, hoặc bơ do các thương lái thu mua từ khắp nơi trên
2.5.1. Bơ Trịnh Mười – Công ty Trịnh Mười
Năm 2007, công ty Trịnh Mười cũng đã từng tham gia vào “Dự án phát triển
chuỗi giá trị trái bơ Đăklăk”. Khi dự án kết thúc, ông Trịnh Xuân Mười – Giám đốc
công ty, với những lợi thế nhất định về giống, kỹ thuật và sự hỗ trợ từ các chuyên gia đã chọn đi một con đường riêng, phát triển một thương hiệu mới của riêng mình là bơ
Trịnh Mười.
Xuất phát điểm từ việc tự tìm hiểu các phương pháp lai giống cây, ông Mười đã
tự chọn lọc, ghép và nhân giống vườn bơ của mình. Được sự hỗ trợ tư vấn của Giáo sư Nguyễn Lân Hùng và Tiến sỹ Lâm Thị Bích Lệ về mặt kỹ thuật, ông Mười đã thử
nghiệm và đi vào sản xuất được nhiều giống bơ cho trái vào những thời điểm khác
nhau, đảm bảo cung cấp bơ quanh năm cho thị trường.
Đặc trưng của bơ Trịnh Mười là phương pháp lai tạo giống bơ theo cách riêng.
Ghép mắt chồi của cây bơ giống tốt lên thân cây bơ được ươm bằng hạt vừa rút ngắn
được thời gian cho quả, quả vừa rất sai, đều, khi chín cơm vàng, béo ngậy. Bên cạnh
việc trồng và thu hoạch trái bơ, công ty Trịnh Mười còn thu được một khoản lợi nhuận lớn từ việc bán giống bơ cho bà con nông dân. Nhờ việc chủ động được kỹ thuật nên
chất lượng bơ Trịnh Mười khá đồng đều và ổn định. Thương hiệu bơ Trịnh Mười cũng
đã được người tiêu dùng biết đến trên thị trường Đăklăk, Thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội.
Đối với một giám đốc trẻ khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng thì đây là một thành
công. Tuy nhiên, công ty Trịnh Mười vẫn chỉ là một công ty quy mô nhỏ, hạn chế về vốn, nhân lực nên để phát triển và đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng là một thử thách vơ cùng khó khăn.
Trên thị trường bơ ở thời điểm hiện tại, nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất khẩu là rất lớn. Cả hai thương hiệu bơ Dakado và bơ Trịnh Mười đều có thể chiếm lĩnh một phần thị trường mà không phải cạnh tranh gì nhiều. Tuy nhiên, khi lợi nhuận thu được
từ thị trường bơ tăng cao, các đối thủ cạnh tranh nhảy vào thì thương hiệu nào mạnh,
được đầu tư đúng mức sẽ là người chiến thắng.
2.5.2. Bơ sáp trái vụ - Cơng ty MTV Dak Farm
Chính thức thành lập được 3 năm nay nhưng Công ty MTV Dak Farm (Km 13, huyện Cư Kuin- Đăk Lăk) đã tìm được chỗ đứng cho mình với các giống bơ trái vụ.
Công ty MTV Dak Farm nhận thấy mới chỉ có giống bơ ra quả chính vụ (từ tháng 5
đến tháng 9), cịn bơ trái vụ rất ít, thậm chí chưa có mặt tại Tây Ngun, năm 2010 kỹ
sư Huỳnh Ngọc Tư, Phó giám đốc Cơng ty đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời
những dòng bơ trái vụ mới, nhanh chóng được các nhà vườn khắp nơi đón nhận, bởi
giá bán của bơ trái vụ cao gấp 5 - 7 lần so với việc trồng bơ chính vụ.
Đơn vị đã lai ghép thành cơng 5 dịng bơ trái vụ với các ký hiệu từ CĐD-BO-
41.01 đến CĐD-BO-41.05 gồm 3 dòng bơ thu muộn, 1 dòng bơ thu sớm và một dòng bơ thu rải vụ đã được Hội đồng khoa học, Sở NN-PTNT tỉnh Đăklăk cấp giấy phép
công nhận là những giống bơ trái vụ đạt chất lượng, năng suất cao, ổn định để nhân
rộng trong vùng Tây Nguyên. Bơ cho thu hoạch sau 3 năm kể từ khi xuống giống (trong khi bơ trồng thực sinh bằng hạt phải mất 7- 8 năm), với năng suất tăng dần theo từng năm, mỗi cây bình quân cho 3 tạ quả, nếu tính giá trung bình 35.000 - 40.000
đồng/kg sẽ thu được trên 10 triệu đồng/cây, trừ chi phí, người trồng bơ có thể thu lãi
khoảng 1,4 tỷ đồng/ha, cao hơn việc trồng bơ chính vụ rất nhiều, mà đầu ra của sản
phẩm luôn hết sức thuận lợi.
Nhu cầu của thị trường bơ giống trái vụ khá cao, riêng năm 2010, Công ty đã
cung ứng ra thị trường các tỉnh Tây Nguyên khoảng 20.000 cây giống, năm 2011 tiếp tục có khoảng 35.000 cây giống được bán ra, đến hết năm 2012 Công ty cung ứng ra
thị trường khoảng 55.000 cây bơ giống.
Công ty Dak Farm không cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu bơ Dakado trên thị trường bơ trái nhưng việc cung cấp những giống bơ trái vụ có chất lượng sẽ là cơ sở
chỗ là thương hiệu đi trước, có khả năng và cơ hội chiếm lĩnh thị trường cao hơn so với các thương hiệu xuất hiện sau.
2.5.3. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác
Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh đã xây dựng thương hiệu, thị trường bơ vẫn
tiềm ẩn rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác cả trên địa bàn tỉnh Đăklăk và các tỉnh khác, nơi cây bơ cũng được trồng nhiều theo hướng sản xuất. Các đối thủ này vẫn chưa xuất hiện rõ ràng và phân khúc thị trường hướng đến cũng rất khác nhau.
Các thương lái vẫn theo cách truyền thống, bơ của họ thường được thu mua từ
những vườn khác nhau, chất lượng không đồng đều. Chủ yếu được thu mua tập trung ở một vựa trái cây nào đó, sau đó vận chuyển về các chợ đầu mối rồi phân phối đến các chợ, cửa hàng trái cây. Vì chất lượng không đồng đều và nguồn gốc không rõ ràng nên người tiêu dùng khó có thể tìm mua lại được đúng loại bơ mà mình cảm thấy chất
lượng tốt từ lần sử dụng trước.
Ở Lâm Đồng và Đồng Nai, cũng đã bắt đầu có những doanh nghiệp được thành
lập với mục đích cung cấp các giống bơ ngon, sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, quy mô lớn. Các doanh nghiệp này vẫn đang loay hoay trong việc hoạch định chiến lược
xây dựng thương hiệu. Thiếu các điều kiện về vốn, kỹ thuật và trình độ quản lý nên sản phẩm bơ từ các doanh nghiệp này tuy ngon, đặc biệt nhưng cũng chỉ cung ứng cho thị trường địa phương hoặc phân phối đến các chợ đầu mối lớn với tên gọi chung chung
như bơ Lâm Đồng, bơ Đồng Nai.
Đối với các đối thủ cạnh tranh này, bơ Dakado có lợi thế hơn hẳn về thương hiệu,
về chất lượng. Những lợi thế này nếu được tận dụng tốt sẽ dễ dàng lấy được lòng trung thành của khách hàng, một yếu tố vô cùng cần thiết cho việc duy trì và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, vẫn phải có các chiến lược để đối phó với các đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn này, bởi lẽ, chỉ cần họ có ý thức được việc xây dựng thương hiệu trong
kinh doanh và họ có đủ năng lực thì họ hồn tồn có khả năng trở thành một đối thủ